Một phần của bức tranh Trần Nhà nguyện Sistine ở Rome, do Michelangelo vẽ từ năm 1508 đến năm 1512. (Phạm vi công cộng)

 

Truyền thống nghệ thuật của chúng ta vô cùng trí huệ. Chúng ta có thể nhìn vào quá khứ, với một khối óc ham tìm hiểu và trái tim rộng mở, tiếp nhận những bài học của lịch sử văn hoá.

Trần nhà nguyện Sistine vẽ bởi danh hoạ Michelangelo khoảng 1508 - 1512. Bích hoạ, Nhà nguyện Sistine, Vatican. (Phạm vi cộng đồng)

 

 

Thời kỳ Phục Hưng Ý có rất nhiều câu chuyện tuyệt vời tạo dựng nên nền nghệ thuật tuyệt vời, và câu chuyện và nghệ thuật của danh hoạ Michelangelo là một ví dụ điển hình muôn thuở.

 

Câu chuyện bắt đầu vào thế kỷ 16 ở thành Rome, và nhanh chóng trở thành trung tâm văn hoá của phương Tây. Khi Michelangelo 33 tuổi, đã được Giáo hoàng Julius II yêu cầu vẽ trần nhà nguyện của nhà thờ Sistine. Điều đáng nói là Michelangelo không phải là hoạ sĩ, ông ấy là một nhà điêu khắc, và khi được đề nghị vẽ trần nhà nguyện, ông đã phản hồi với Giáo hoàng rằng “Vẽ không phải là tài nghệ của tôi”.

 

Vậy tại sao khi ấy Giáo hoàng Julius II lại yêu cầu Michelangelo vẽ mà không phải là điêu khắc? Theo như cuốn “Lives of the Artists” (tạm dịch: Cuộc đời các nghệ sĩ) của Giorgio Vasari thì Michelangelo nghi ngờ chính kiến trúc sư đức cao vọng trọng lúc đó là Bramante, người đã từng làm việc cho Giáo hoàng Julius II, muốn bôi nhọ danh tiếng của ông, bằng cách khiến ông phải vẽ trần của nhà thờ Sistine:

“Rất có khả năng là Bramante và một số đối thủ khác của Michelangelo kéo ông xa khỏi điêu khắc, lĩnh vực mà họ thấy ông quá hoàn hảo, tài năng, và họ muốn đẩy ông đến chỗ tuyệt vọng, nghĩ rằng ép ông ấy vẽ thì tác phẩm của ông sẽ ít được khen ngợi, bởi vì ông ấy không có kinh nghiệm đối với màu sắc vẽ bích hoạ…”

 

Sự thật là Michelangelo không biết về bích họa, nhưng điều này không làm ông nản chí. Chuyên gia hàng đầu nghiên cứu về Michelangelo là tiến sĩ William Wallace nhận xét rằng: “vào thời của nhà nguyện Sistine, Michelangelo vẫn còn cố gắng để trở thành nghệ sĩ hàng đầu của mọi thời đại. Ông hành động giống như người đã tạc ra “David”: ‘Tôi là điêu khắc gia giỏi nhất. Bây giờ, tôi sẽ là hoạ sĩ thiên tài bậc nhất của mọi thời đại’. Ông ấy đang chịu đựng sự ngông cuồng của tuổi trẻ.”

 

Suốt 4 năm mệt nhoài, Michelangelo đã rút ra được những kiến thức mà ông đã học được về vẽ bích hoạ, và miệt mài vẽ trần nhà thờ Sistine. Mặc dù ông không phải là hoạ sĩ qua đào tạo, nhưng ông đã hoàn thành một trong những bức hoạ lớn nhất và phi thường nhất trong lịch sử. Nhiệm vụ của ông hoàn toàn không dễ dàng. Theo như sách của vua Ross “Michelangelo và trần nhà của Giáo hoàng”, Michelangelo đã phải giải quyết các vấn đề trong gia đình, các đối thủ cạnh tranh, sự rủi ro về kỹ thuật, dụng cụ, và chính trị. Trong cuốn sổ tay của ông, Michelangelo đã nhắc lại nhiều lần về các khó khăn trong khi vẽ: “Tôi sống ở đây, bủa vây bởi những lo lắng cực độ, sự mệt mỏi thể chất: tôi không có bất kỳ người bạn nào, tôi không muốn điều này; tôi còn không có đủ thời gian để ăn”.

Michelangelo đã không để những khó khăn đánh gục ông. Thay vào đó, ông chuyển những thử thách đó thành những sự ca tụng đối với các Đấng Thiêng liêng. Vua Ross đã viết rằng, Michelangelo đã không hài lòng với thiết kế ban đầu của trần nhà nguyện của Giáo hoàng là để vẽ 12 tông đồ của Chúa, và ông xin Giáo hoàng thực hiện tham vọng lớn hơn, sử dụng thân thể con người để khám phá mối quan hệ giữa con người với Chúa. Giáo hoàng đã đồng ý, và thiết kế ban đầu của 12 tông đồ  đã được chuyển thành thiết kế phức tạp hơn với hơn 300 hình nhân vật.

 

Michelangelo không chỉ thể hiện các chủ đề của Cơ Đốc giáo, mà còn có các nhân vật từ Do Thái giáo và ngoại giáo. Ông Wallace giải thích: “Trần nhà nguyện Sistine không chỉ có 9 câu chuyện trong Sách Sáng thế. Đó là toàn bộ khả năng sáng tạo. Là tất cả. Không có sự phân cách giữa Cơ Đốc giáo và ngoại giáo. Đó là sáng tạo của Chúa, Chúa  đã tạo ra những người ngoại giáo cổ trước khi tạo ra người theo Cơ Đốc giáo. Chúa đã tạo ra cả thế giới. Các nữ tiên tri Sibyl là những người tương nhiệm với những nhà tiên tri; họ thuộc về thế giới ngoại giáo trước khi người Cơ Đốc giáo xuất hiện. Vì vậy, đó là lý do mà chúng ta thấy các ngoại giáo Sibyl và các câu chuyện người Do Thái  đều có trên trần nhà nguyện Sistine. Sistine không chỉ là thể hiện cho Cơ Đốc giáo, Đạo Do Thái hay ngoại giáo; mà đó là tất cả sự sáng tạo.”

Các nghiên cứu về nữ tiên tri xứ Libya bởi hoạ sĩ Michelangelo vẽ từ 1510-1511 bằng phấn đỏ và trắng và than trên giấy; kích thước 28,9 x 21,4 cm. Viện bảo tàng nghệ thuật Metropolitan, thành phố New York. (Phạm vi công cộng)

 

Nữ tiên tri xứ Libya vẽ bởi Michelangelo năm 1508 -1512. Bức hoạ, nhà thờ Sistine, Vatican. (Phạm vi công cộng)

 

 

Michelangelo không chỉ vẽ các nhân vật trong Cơ Đốc giáo, Do Thái giáo, ngoại giáo, mà ông còn miêu tả rất trực quan về Chúa - điều này rất hiếm đối với các nghệ sĩ. Ông Wallace nói tiếp: “Đấy là Chúa và sự bắt đầu Sáng tạo của Chúa, và Chúa xứng đáng được vẽ thành hình. Chính xác là nền nghệ thuật Cơ Đốc giáo trước đó, Chúa không được hiện diện, hoặc đó chỉ là bàn tay của Người, hoặc điều gì đó tương tự, vì vậy thật dũng cảm để tưởng tượng Chúa trông như thế nào. Michelangelo đã mang đến cho chúng ta một hình ảnh của Chúa và đã trở thành ý tưởng kinh điển cho con người thế giới tưởng tượng về Chúa.”

 

Phần mô tả về Chúa, “Sự tạo dựng Adam”, một bức tranh tạo nên một phần của trần nhà nguyện Sistine, là một trong những bức tiêu biểu nhất thế giới. Michelangelo vẽ Adam trong khoảnh khắc thức tỉnh, và nhận ra người đã tạo ra mình. Trong tư thế nằm nghiêng, Adam nhìn khao khát vào đôi mắt của Chúa, và vươn tay để chạm vào người đã sáng tạo ra anh ta. Chúa - cùng với những nhân vật trong Kinh Thánh ở xung quanh Ngài tiến về trước với năng lượng lớn mạnh. Rất hài lòng với thiết kế của mình, Chúa duỗi tay chạm về phía Adam.

 

Chi tiết của bức tranh “Sự tạo dựng Adam” vẽ bởi hoạ sĩ Michelangelo năm 1508 - 1512. Bích hoạ, Nhà thờ Sistine, Vatican. (Phạm vi cộng đồng)

 

 

Khoảng cách giữa ngón tay Adam và Chúa xem ra là rất gần, nhưng lại là rất xa. Ông Wallace nói trong cuốn sách “Michelangelo: Nghệ sĩ, Con người, và thời đại của ông”: “Chỉ vài centimet cách biệt giữa các ngón tay là sự ngừng lại của thời gian, và câu chuyện tuyệt vời nhất trong lịch sử nghệ thuật. Nếu như Adam cố gắng thêm chút năng lượng nữa thì anh ta có thể chạm được tới Chúa, và khoảng cách giữa họ sẽ không tồn tại”.

 

Sau khi vẽ hơn 300 nhân vật trong hơn 150 đơn vị hình ảnh riêng biệt, Michelangelo đã hoàn thành trần nhà nguyện với sự hài lòng của Giáo hoàng Julius II. Trần nhà nguyện được công bố vào Ngày các Thánh 01/11/1512.

 

Wallace nhận xét rằng: “Thật đáng ngưỡng mộ và thật xuất sắc, vì ông đã kiên trì với những gì mà ông đối mặt. Sự thật là việc vẽ trần nhà tự nó đã là điều đáng kinh ngạc rồi. Có đủ mọi vấn đề. Chúng tôi ngưỡng mộ ông ấy đã kiên trì dưới những áp lực ghê gớm, đối diện với những thử thách không thể tượng tượng được, những người khác sẽ bỏ cuộc nhưng ông ấy đã không thế.”

Trần nhà nguyện Sistine vẽ bởi danh hoạ Michelangelo từ năm 1508-1512. Bích hoạ, nhà thờ Sistine, Vatican. (Phạm vi cộng đồng)

 

 

Ở đây có ẩn chứa trí tuệ của Michelangelo: Michelangelo đã kiên trì vượt qua hết thảy khó khăn, với niềm tin và khát khao mạnh mẽ được thể hiện hình ảnh các Đấng thiêng liêng, Michelangelo đã được yêu cầu hoàn thành dự án vượt ngoài kỹ năng vốn có của ông, và đó không chỉ là bước cơ hội mà còn vượt xa ngoài mong đợi. Nỗ lực đầy cảm hứng của ông để vẽ nên các Đấng thiêng liêng thông qua hình thể con người, bất chấp khó khăn, ông đã tạo nên một kỳ quan hiện đại mà 500 năm sau vẫn được ca ngợi.

(ntdvn.net; Du Du - Theo The Epoch Times)