Phép lịch sự chính là nền tảng giao tiếp trong của xã hội con người, có câu: "Học ăn học nói, học gói học mở" - Ảnh: Getty.

 

 

Phép lịch sự có thể khiến bạn mở rộng các mối quan hệ, cũng là điều chúng ta được học từ khi còn nhỏ, nhưng đáng tiếc, đây cũng chính là điều mà rất nhiều ông chủ thường than phiền rằng nhân viên không đạt yêu cầu...

 

Phép lịch sự chính là nền tảng giao tiếp trong xã hội con người, có câu: "Học ăn học nói, học gói học mở", lại cũng có câu: "Nói lời hay không bằng nói lời tốt". Khéo léo, lịch sự và có thiện ý trong giao tiếp sẽ giúp bạn có được một tương lai tốt đẹp hơn.

 

 

1. Không nên xem thường những chuyện nhỏ nhặt

Chúng ta cần nói, cười phù hợp, đúng thời điểm và đúng chỗ. Ví dụ, khi phát biểu trong một cuộc họp, nhưng lại vừa nói vừa cười… Vậy cũng xem như đã mất một điểm cộng!

 

 

2. Đúng giờ cũng là một kiểu lịch sự

Từ nhỏ chúng ta đã được giáo dục cần đúng giờ. Ngoài thể hiện phép lịch sự ra thì đúng giờ cũng là một kiểu giữ chữ tín, biết xem trọng thời gian hẹn của đôi bên, nói lời giữ lời. Người Phương Tây có một câu ngạn ngữ rất thâm thúy rằng: "Trước giờ không phải là giờ, sau giờ cũng không phải là giờ. Giờ là giờ!".

 

 

"Trước giờ không phải là giờ, sau giờ cũng không phải là giờ. Giờ là giờ!" (Ảnh: Pexels).

 

 

 

3. Trong công việc, sẽ không có người dạy bạn phải lịch sự

Trong công việc, đồng nghiệp, cấp trên hoặc ông chủ sẽ dạy bạn cách thức làm việc, kỹ năng. Nhưng họ sẽ không dạy bạn phép lịch sự, bởi vì đây là điều kiện cơ bản mà bạn luôn cần phải sẵn có.

 

 

4. Có lịch sự, ắt có quý nhân

Chúng ta đều biết: Cấp trên hay lãnh đạo là những người cần phải có phép lịch sự. Nhưng khi bạn gặp kiểu người nhìn bề ngoài không có gì đặc biệt thì mong bạn hãy vẫn cứ giữ lịch sự, bạn sẽ vĩnh viễn không thể biết rằng... Anh ta có thể trở thành “Quý nhân” của bạn hay không. Tục ngữ Việt có câu:

 

"Đất tốt trồng cây rườm rà,
Những người thanh lịch nói ra dịu dàng.
Đất xấu trồng cây khẳng khiu
Những người thô tục nói điều phàm phu"...

 

Vậy nên chắc chắn là không ai muốn trở thành kẻ thô tục trong con mắt của người khác rồi, cho dù gặp được quý nhân hay không gặp được quý nhân cũng vậy!

 

 

5. Chủ động chào hỏi khi gặp người khác

"Lời chào cao hơn mâm cỗ", đôi khi chỉ cần một cái gật đầu hay một nụ cười của bạn, cũng có thể khiến người khác thiết lập một hình tượng chính diện về bạn, đừng để người khác có ấn tượng về bạn ngay trong lần gặp đầu tiên là “đồ bất lịch sự”.

 

 

6. Đừng ngắt lời người khác

Hành động ngắt lời người khác khi đang nói, ngoài biểu hiện mất lịch sự ra, đối với bản thân bạn cũng không có lợi. Nó thể hiện thái độ tự cho mình là đúng, tự cho điều mình nói mới là quan trọng nhất, và thiếu tôn trọng người khác.

 

 

7. Đừng tiếc một cái vỗ tay cho người khác

Khi người khác thể hiện ra xuất sắc hoặc nhiệt tình giúp đỡ chúng ta nên gửi lời tán thưởng chân thành hoặc lời cảm ơn đến họ. Bạn không nên tiếc những lời tán dương hay những tiếng vỗ tay cho những người xung quanh. Dân gian có câu: "Ba đồng tiền công không bằng một đồng tiền thưởng", chính là ý này.

 

 

8. Tín nhiệm đến từ sự tôn trọng

Biểu hiện tôn trọng, lịch sự với người khác, tự nhiên sẽ khiến họ cảm nhận được lòng tôn kính của bạn. Giữ đúng lời hứa với người khác cũng tự nhiên sẽ có được sự tín nhiệm và tôn trọng của người khác đối với bạn.

 

 

9. Ghi nhớ những điều cảm kích, ít than phiền những điều vô lý

Cố gắng trở thành một người “lịch sự”, luôn cảm kích đối với những người giúp đỡ mình, ít than phiền những điều vô lý đối với người khác. Cổ ngữ có câu: "Kim vàng ai nỡ uốn câu; Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời". Nếu luôn giữ được phong thái như vậy, bạn sẽ thu lại được rất nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống.

(ntdvn.com - Theo: aboluowang.com ; Tác giả: Tống Vân)