Cho dù công nghệ hiện đại giúp các bức ảnh được chụp ngày nay rất hấp dẫn, các bài học về bố cục từ các nghệ sĩ cổ điển có lẽ cũng đã đóng góp một phần không nhỏ trong đó.

 

Nghệ thuật cổ điển đang gặp phải thách thức trong thời đại chúng ta. Tranh sơn dầu đã mất đi sự cộng hưởng với cộng đồng vì rất nhiều người không thể bỏ thời gian đi lang thang qua các phòng trưng bày nghệ thuật khi họ dễ dàng xem những hình ảnh có độ phân giải cao trên mạng. Cho dù như vậy, những họa sĩ cổ điển, như Lorrain và Poussin, thực sự có rất nhiều điều để chúng ta học hỏi. Nghệ thuật cổ điển từng thu hút người xem bởi vì những họa sĩ này là bậc thầy về bố cục. Họ biết cách thu hút người xem và qua bức tranh và kể cho người xem một câu chuyện.

 

 

“Thị trấn nhỏ ở Latium, 1668”, Họa sĩ: Gaspard Dughet (ảnh: Flickr).

 

Hiện nay có rất nhiều người thích chụp ảnh. Những bài học về bố cục từ nghệ thuật cổ điển có thể vẫn hữu ích cho họ, bởi vì bố cục tốt vẫn luôn là một yêu cầu trong nhiếp ảnh, nhất là nhiếp ảnh nghệ thuật.

 

1. Điều khiển bóng đổ

 

Họa sĩ Monet nổi tiếng với những bức tranh nhẹ nhàng. Các chi tiết về các đối tượng của ông có thể không rõ ràng, nhưng ông đã điều khiển được mắt người xem bằng cách sử dụng ánh sáng và bóng tối để xác định các chiều không gian trong các bức tranh của mình.

 

 

 

“Đầm nước, 1869”, Họa sĩ: Monet (ảnh: Wikimedia Commons).

 

 

Tương tự trong khi nhiếp ảnh, bạn có thể thử nghiệm với bóng tối để làm cho đối tượng của bạn nổi bật. Trong chụp ảnh phong cảnh, bóng tối có thể giúp cân bằng hình ảnh của bạn và làm dịu ánh sáng mặt trời. Trong ảnh chân dung, bóng có thể làm thay đổi các góc trên khuôn mặt đối tượng của bạn. Nếu bạn muốn một hình ảnh sống động, hãy nhớ sử dụng bóng đổ để tạo lợi thế cho ảnh của bạn.

 

 

2. Độ tương phản cao

Điều này đi cùng với việc sử dụng bóng đổ, nhưng độ tương phản còn có thể được tạo ra bằng màu sắc, ánh sáng hoặc thậm chí là phối cảnh.

 

 

 

“Chúa Kitô trong cơn bão trên biển hồ Galilee”, Họa sĩ: Rembrandt  (ảnh: Pinterest).

 

 

 

Trong bức tranh đặc biệt này của Rembrandt, đôi mắt của bạn bị hút vào chiếc thuyền vì nó nằm nghiêng trên trục giữa mặt trời và bóng đổ. Hình ảnh này sử dụng quy tắc hai phần ba / một phần ba. Về cơ bản, đó có thể hiểu là là hai phần ba hình ảnh trong bóng tối và một phần ba trong ánh sáng. Độ tương phản cao này giúp tập trung mắt người xem vào đối tượng. Nếu bạn muốn tạo ra một tác phẩm nổi bật, quy tắc này là không thể bỏ qua.

 

 

3. Sử dụng chuyển động để kể một câu chuyện

Mặc dù bạn có lẽ không thể chụp được những con ngựa có cánh đang bay trên bầu trời và tiểu thần tiên bay lượn, nhưng có rất nhiều thứ mà bạn có thể học từ bức tranh “Selene và Endymion” của Poussin dưới đây.

 

 

 

“Selene và Endymion”, Họa sĩ: Nicolas_Poussin (ảnh: Wikimedia Commons).

 

 

Lưu ý rằng người phụ nữ bên phải bức tranh là điểm khởi đầu cho quan sát của bạn. Khi cô ấy kéo bức rèm, mắt bạn sẽ dõi theo bức tranh từ phải sang trái. Bức tranh đó kể thành công một câu chuyện vì nó đã dẫn mắt người xem qua từng yếu tố của hình ảnh.

 

Khi chụp ảnh một cảnh có nhiều đối tượng, bạn chắc chắn cũng không muốn người xem bị rối mắt. Vì vậy, hãy tìm một tiêu điểm nơi hành động dường như bắt đầu và đặt nó vào một góc của hình ảnh của bạn. Điều này sẽ giúp người xem điều chỉnh hướng nhìn khi đi qua một bố cục phức tạp.

 

 

 

4. Tạo sự cân bằng

Có một cái gì đó liên quan tới sự cân đối trong tranh cổ điển làm cho người xem tranh cảm thấy thư giãn. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng những khuôn mặt cân đối hấp dẫn mọi người hơn, còn các họa sĩ cổ điển hiểu rằng sự cân đối là yêu cầu cần thiết cho một bố cục cân bằng. Cây cối ở hai bên của bức tranh dưới đây có tác dụng tạo khung cho thung lũng, nó không chỉ tạo ra một tiêu điểm, mà còn làm cho tác phẩm nghệ thuật cảm thấy có mục đích.

 

 

 

“Phong cảnh với Áp-ra-ham và Y-sác”, Họa sĩ: Gaspard Dughet (ảnh: Wikimedia Commons).

 

 

 

Là một nhiếp ảnh gia, công việc của bạn là làm cho mọi người nhìn thấy các cảnh vật và vật thể thông thường theo một cách mới mẻ. Khi bạn đóng khung các bố cục của mình với sự đối xứng, khán giả của bạn sẽ cảm thấy sự chân thực hơn trong hình ảnh.

 

 

5. Sử dụng các mẫu hoa văn

Từ các cột của tòa nhà bên trái, cho đến việc sử dụng màu sắc lặp đi lặp lại, cho đến sự lặp lại của những chiếc cây, Lorrain đã sử dụng các mẫu hoa văn tự nhiên của một cảnh quan để tạo sự cân bằng trong hình ảnh này.

 

 

 

 

“Ascanius Bắn con nai của Sylvia”, Họa sĩ: Claude Lorrain (ảnh: Wikipedia).

 

 

 

Là một nhiếp ảnh gia, bạn hoàn toàn có khả năng nhận thức được sự lặp lại trong tự nhiên. Bạn có thể sử dụng kỹ năng này bằng cách sáng tác các hình ảnh, với các mẫu hoa văn tự nhiên này đặt cạnh nhau. Nó không chỉ tạo ra một hình ảnh thú vị mà còn là một tác phẩm được cân bằng.

 

6. Có một tiêu điểm

Nếu bạn từng tham gia một lớp học vẽ, có lẽ bạn đã được tiếp xúc với Raphael qua bức tranh “Trường học Athens”. Tất cả mọi thứ trong bức tranh này, từ các vòm cho đến những người ở cầu thang, đang hoạt động như để đóng khung cho hai người đàn ông ở trung tâm của hình ảnh.

 

 

 

“Trường học Athens”, Họa sĩ Raphael (ảnh: Pinterest).

 

 

 

Nêu không có tiêu điểm, một hình ảnh sẽ tạo cảm giác không có mục đích và hỗn loạn. Các nghệ sĩ như Raphael sử dụng toàn bộ hình ảnh của họ để hướng sự chú ý của người xem đến tiêu điểm. Cũng vậy khi bạn chuẩn bị chụp ảnh, hãy đảm bảo rằng bạn có một điểm mà bạn muốn tập trung cái nhìn vào đó, còn tất cả các yếu tố khác sẽ phát huy tác dụng làm cho tiêu điểm đó nổi bật.

 

 

7. Sử dụng màu sắc bổ sung

Ở trường học, có thể bạn đã được thầy cô giới thiệu về bánh xe màu sắc, qua đó học về các màu sắc bổ sung. Đó có vẻ như là một bài học phù phiếm, nhưng những nghệ sĩ có đôi mắt tốt nhất là những người đã sử dụng màu sắc để cân bằng hình ảnh của họ.

 

 

 

“Eliezer và Rebecca”, Họa sĩ Nicolas Poussin (ảnh:  Art Fund).

 

 

Khi chụp ảnh cũng vậy, hãy chắc chắn bạn chú ý đến yếu tố màu sắc. Hãy tìm những bông hoa nổi bật trên mặt đất, hoặc những người đi bộ mặc quần áo nổi bật trên mặt vỉa hè. Cho dù đang ở đâu, bạn cũng có thể tìm thấy trong thiên nhiên những màu sắc độc đáo và năng động làm cho những tấm ảnh của bạn trở nên nổi bật.

 

 

 

“Phong cảnh với những người thợ săn”, Họa sĩ Gaspard Dughet (Ảnh: Art UK).

 

Theo ELISABETH HELEBAMARCH / Resource Mag Online