Khi trẻ em dành thời gian mơ mộng, chúng đang phát triển các kỹ năng và dành thời gian tìm hiểu về bản thân. (Ảnh minh họa: Waldkunst/Pixabay)

 

 

 

 

Những đứa trẻ hay dành thời gian cho sự mơ mộng lành mạnh, đấy là chúng đang tìm hiểu thế giới và bản thân chúng cùng một lúc.

 

 

Nhiều người thường nhanh chóng đánh giá những đứa trẻ mơ mộng như những đứa trẻ không thể tập trung hoặc có lẽ mắc chứng rối loạn tập trung. Không mấy khi những đứa trẻ hay mơ mộng được phép có không gian để thực hiện việc mơ mộng của chúng. Khá nhiều người cho rằng trẻ em mơ mộng sẽ đánh mất những cơ hội thử thách trong mọi lĩnh vực khác trong cuộc sống.

 

 

Trẻ em mơ mộng để tìm hiểu bản thân và phát triển kỹ năng.

 

Tuy nhiên, hóa ra khi trẻ dành thời gian mơ mộng, chúng đang phát triển các kỹ năng và dành thời gian tìm hiểu về bản thân. Điều này có thể sẽ không thực hiện được nếu chúng không được phép để tâm trí lang thang và thoát khỏi thực tế. Thực tế là thỉnh thoảng mơ mộng lại rất tốt cho trẻ em.

 

 

Với những căng thẳng mà bọn trẻ gặp phải trong cuộc sống, đôi khi chúng cần phải đến một nơi mà tâm trí của chúng không còn lo lắng và được tự do khai phóng. Bằng cách này, chúng sẽ có thể dành vài phút để tìm ra nguồn gốc của sự thất vọng hoặc khám phá "những mong muốn tiềm ẩn", theo Bách khoa toàn thư tâm lý học.

 

 

Tùy thuộc vào nguồn gốc của sự mơ mộng là gì, trẻ em có thể dành tới một phần ba thời gian cho sự mơ mộng của mình. Do đó, với sự mơ mộng lành mạnh xảy ra cứ sau 90 phút hoặc lâu hơn, không có gì lạ khi trẻ em bị phát hiện nhìn vào những nơi xa xôi vài lần mỗi ngày. Và mỗi lần như vậy, theo The Indian Express, chúng đang khám phá cách để trở nên "bình tĩnh và yên bình" hơn và chúng cũng sẽ được trải nghiệm tốt hơn về giữ gìn cảm xúc.

 

 

Sau đây là 5 lý do tại sao trẻ em mơ mộng lại là tốt:

 

1. Mơ mộng tạo ra sự sáng tạo

 

Trẻ em có thể dành tới một phần ba thời gian cho sự mơ mộng của mình. (Ảnh minh họa: Theproofphotography/Pixabay)

 

 

 

Đôi khi tập trung vào một công việc cụ thể, việc động não khó có thể xảy ra. Do đó, cho phép tâm trí đi lang thang có thể là tất cả những gì cần thiết để tạo ra nguồn cảm hứng sáng tạo và tràn đầy năng lượng.

 

 

Theo Behavioral Scientist, khi trẻ em mơ mộng về những điều có ý nghĩa, chúng có nhiều khả năng sáng tạo hơn. Điều này không có nghĩa là một giấc mơ ban ngày sẽ luôn luôn cần thiết phải xảy ra. Tuy nhiên, những đứa trẻ có xu hướng mơ mộng có ý nghĩa, có nhiều khả năng trở thành những cá nhân được truyền cảm hứng và sáng tạo hơn.

 

 

Do đó, những đứa trẻ có ý tưởng sáng tạo thường là những đứa trẻ có thể dành thời gian mơ mộng. Có lẽ chúng nên được phép trôi ra khỏi thực tế, trong một vài phút, để bộ não của chúng có thể nghĩ ra những ý tưởng nào đó.

 

 

2. Mơ mộng giúp có các kỹ năng xã hội

 

Đối với những đứa trẻ dành thời gian mơ mộng, chúng có thể xây dựng thế giới tưởng tượng kì ảo mà chúng đang chơi ở hiện tại. Do đó, những đứa trẻ hay mơ mộng có thể dành thời gian chơi một cách mãn nguyện trong thời gian dài hơn những đứa trẻ không mơ mộng nhiều.

 

 

Theo Psychology Today, bằng cách có thể nghĩ ra các câu chuyện trong thời gian chơi, qua các lần mơ mộng của chúng, trẻ em sẽ dành nhiều thời gian để chơi hơn. Khi bước vào thế giới của sự tự tin, trẻ em nảy ra những ý tưởng có thể chuyển đổi tốt từ sự mơ mộng vào các trò chơi. Và khi những đứa trẻ khác tham gia cùng chúng trong trò chơi này, chúng trở nên có mối quan hệ xã hội rất tốt trong quá trình này.

 

Trẻ em nảy ra những ý tưởng có thể chuyển đổi tốt từ sự mơ mộng vào các trò chơi. (Ảnh minh họa: 3422763/Pixabay)

 

 

 

 

3. Mơ mộng giúp trẻ tập trung tốt hơn

 

 

Trong giờ học, trẻ em có thể có xu hướng giống như chúng đang lơ đãng và không chú ý. Đây có thể là do phát sinh "sự chán nhìn", theo ScienceDaily. Trẻ em sẽ có sự tập trung cao độ hơn khi nhìn trực tiếp nhìn vào người giảng bài.

 

 

Theo PediatricSafety, khi trẻ có khoảng thời gian “hướng vào nội tâm” trong ngày học, chúng có thể làm bài kiểm tra tốt hơn, tập trung hơn trong lớp và lên kế hoạch hiệu quả hơn cũng như sử dụng thời gian một cách thông minh nhất.

 

 

Mặc dù điều này nghe có vẻ trái ngược với sự cần thiết để có được sự tập trung, nhưng đôi khi, bộ não tiếp nhận quá nhiều thông tin cùng một lúc, nó cũng cần được nghỉ ngơi. Để có thể kéo sự tập trung quay trở lại, chúng sẽ cần phải rời khỏi một việc gì đó để có thể tập trung trở lại, theo nghĩa đen. Và trong trường hợp, đó sẽ là giáo viên gọi bạn ấy quay trở lại.

 

 

Do đó, nếu trẻ không nhìn vào giáo viên và dành sự chú ý hoàn toàn vào một việc nào đó, chúng sẽ được lợi ích đối với việc đó. Có thể chúng đang tập trung cao độ hơn bất kỳ ai khác trong lớp.

 

 

4. Trẻ em có thể tìm hiểu thêm về bản thân khi chúng mơ mộng

 

Những đứa trẻ có sự mơ mộng phong phú, chúng sẽ dành một phần lớn sự mơ mộng đó để hình dung ra nhiều thứ hơn mà chúng muốn làm với cuộc sống của chúng trong tương lai. (Ảnh: Lilawind/Pixabay)

 

 

 

 

Vượt ra ngoài trường học, việc nhận ra những gì cha mẹ và người lớn cần phải có việc làm để sinh sống, và những lý do cần phải có việc làm, sẽ giúp trẻ tìm hiểu thêm về bản thân và những gì chúng muốn làm với tương lai của mình. Những đứa trẻ có sự mơ mộng phong phú, chúng sẽ dành một phần lớn sự mơ mộng đó để hình dung ra nhiều thứ hơn mà chúng muốn làm với cuộc sống của chúng trong tương lai.

 

 

Theo Times of India, những đứa trẻ hay mơ mộng có thể thấy mình đang trải nghiệm "hình dung sáng tạo". Điều này có nghĩa là chúng đang tự đặt mình vào vai trò giúp đỡ người khác, làm việc trong một lĩnh vực cụ thể và khám phá điều gì khiến chúng cảm thấy hạnh phúc trong cuộc sống.

 

 

Điều này không thể xảy ra khi trẻ em không mơ mộng. Vì vậy, cha mẹ nên khuyến khích xu hướng mơ mộng lành mạnh của con mình để chúng có thể hình dung tương lai của chúng sẽ tươi sáng như thế nào.

 

5. Những đứa trẻ mơ mộng cởi mở hơn với những trải nghiệm mới

 

 

Những đứa trẻ thường xuyên mơ mộng có thể thấy mình trong những trải nghiệm tưởng tượng thú vị, mạo hiểm và vui vẻ. Do đó, chúng sẽ cởi mở hơn trong việc thử thách với những trải nghiệm mới trong cuộc sống nói chung.

 

 

Theo Let Grow, những đứa trẻ thích mơ mộng lành mạnh không chỉ có cuộc sống "hạnh phúc hơn" và "chất lượng hơn", mà chúng còn sẵn sàng thử thách những trải nghiệm mới hơn. Điều này là do chúng có thể mơ mộng về các kịch bản sẽ diễn ra và cảm thấy phấn khích khi tái hiện nó trong cuộc sống hàng ngày của chúng. Tuy nhiên, những đứa trẻ hay mơ mộng sẽ có nhiều khả năng khám phá hơn và khi việc khám phá đó có thể xảy ra ngoài thời gian mơ mộng thì càng tốt.

 

(ntdvn.com - Theo Moms.com)