Để có được những bức tranh tả thực gần giống với thực tế nhất, các bậc thầy hội họa cổ điển phải qua một quá trình khổ luyện lâu dài, gồm cả việc học kiến thức về phối cảnh, lý thuyết về màu và kĩ năng sử dụng họa cụ. (Ảnh tổng hợp)

 

Đối với họa sĩ nghệ thuật truyền thống (Fine Art) George Ceffalio, tầm quan trọng của nghệ thuật tả thực cổ điển (classical realistic art) là điều hết sức rõ ràng. Anh chia sẻ: “Bạn có thể cảm nhận được ngay thay vì phải được học để hiểu hoặc ép bản thân mình thích một tác phẩm.”

 

“Khi xem một tác phẩm của Rembrandt, bạn có thể hiểu được tranh của ông bằng lý tính. Mọi thứ thật chính xác và hợp lý”. Có thể rằng sau bức tranh có cả một câu chuyện của tác giả và nguyên do nào khiến ông vẽ, nhưng nó thật sự không cần thiết khi bạn thưởng thức một bức tranh.  

 

 

 

Tranh tự họa của Rembrandt van Rijn. Sơn dầu, 33 1/4 inch x 26 inch, Andrew W. Mellon Collection. (Ảnh: Phạm vi công cộng)

 

 

 

Đó không phải là bạn buộc mình phải thích mà đơn giản là bạn thích nó. Ceffalio tin rằng nghệ thuật cổ điển dễ cảm nhận, vượt qua mọi rào cản ngôn ngữ, tuổi tác, học vấn và có giá trị phổ quát.

 

Ceffalio hào hứng kể về một trải nghiệm khi ông và vợ ghé thăm Phòng Trưng Bày Nghệ Thuật Quốc Gia ở Washington. Trong một căn phòng treo các bức tranh có cùng kích cỡ để không một bức nào nổi trội hơn. Khi ông đưa mắt nhìn quanh, rất rõ ràng, có một bức tranh tốt hơn hẳn những bức còn lại.

 

 

“Tôi quay sang vợ và hỏi cô ấy bức tranh nào đẹp nhất. Chỉ trong một phút, cô cũng chọn bức tranh đó”, ông nói. Cô không học nghệ thuật nhưng cô vẫn có thể nhận ra kiệt tác của John Singer Sargent. Một họa sĩ không được nhìn nhận theo chủ nghĩa cổ điển nhưng ông được đào tạo bài bản ở Paris.

 

 

 

Giấc nồng, 1919, họa sĩ John Singer Sargent (1856 - 1925). Sơn dầu, 25 1/8 inch x 30 inch. Gift of Curt H. Reisinger. (Phòng trưng bày nghệ thuật quốc gia)

 

 

 

Học cách vẽ

Có thể bạn không cần phải được đào tạo để xem các bức tranh của nghệ thuật tả thực, nhưng để sáng tác thì lại khác.

 

Các bậc thầy hội họa cổ điển phải qua một quá trình khổ luyện lâu dài, gồm cả việc học kiến thức về phối cảnh, lý thuyết về màu và kĩ năng sử dụng họa cụ. Quá nhiều thứ cần phải học có thể khiến các sinh viên mới nhập môn nản lòng.

 

 

Ceffalio nói với các sinh viên của mình rằng học những kỹ năng này cũng giống như học cách chơi một nhạc cụ. Cần có thời gian để học nhạc lý, cũng như thành thạo các kỹ năng mà loại nhạc cụ đó đòi hỏi.

 

Sau khi học những điều căn bản thì vẫn còn một chặng đường dài phía trước, chẳng hạn làm thế nào để bức tranh có chiều sâu và toát lên “không khí” một cách tinh tế, đôi khi bạn cần kỹ năng nhìn tổng quát. Anh nói  “Không khí” mà Ceffalio nói đến là gồm cả vật và cảnh được miêu tả trong tác phẩm. “Bạn có thể thấy không khí trong tranh Rembrandt rất tốt”.

 

 

 

Bình hoa đỏ, George Ceffalio, 2015. Sơn dầu trên gỗ, 32 inch x 26 inch. (Được phép của George Ceffalio)

 

 

 

Trong tranh của mình, Ceffalio cũng đạt được điều đó bằng cách đưa màu sắc ở tiền cảnh vào hậu cảnh. Như bức “Hoa loa kèn trong bình đỏ”, ông đã sử dụng kết hợp màu nâu thô xuyên suốt bức tranh.

 

Ngoài ra, người nghệ sĩ phải tìm ra chất riêng cho tác phẩm. Trong trang web của Ceffalio, ông nêu lên các đặc điểm nổi bật trong tranh của mình như “thiết kế tốt, độc đáo, có độ phản quang và cường độ màu hợp lý”.

 

 

Sự hồi sinh của tranh vẽ truyền thống

Ceffalio rất ngạc nhiên khi sinh viên tốt nghiệp từ các trường nghệ thuật học rất ít về ngôn ngữ thị giác sử dụng trong tranh tả thực, là tranh truyền thống từ các bậc thầy Phục Hưng và Hà Lan cho đến cuối thế kỷ 19. Những kỹ pháp này dần bị bỏ quên với xu hướng chạy theo trường phái ấn tượng và chủ nghĩa hiện đại, người ta cũng không còn giảng dạy ở các viện nghệ thuật lớn nữa.

 

 

Có một số sinh viên nói với ông rằng chỉ trong một ngày, họ học được rất nhiều từ ông hơn cả quá trình học tại trường nghệ thuật. Một số sinh viên thậm chí chưa từng nghe về các phương pháp này trước đây. Các viện nghệ thuật chỉ dạy sinh viên làm sao trở nên nổi danh, khác biệt với các mánh lới quảng cáo.

 

Ông nói  “Họ coi nghệ thuật như thời trang”

 

Thực tế là những kỹ thuật này hiếm khi được truyền dạy, nhưng đối với một số người, nó vẫn có sức lôi cuốn mạnh mẽ. Mặc dù quan tâm đến nghệ thuật từ khi còn trẻ, Ceffalio đã bước vào con đường kinh doanh bảng hiệu thương mại khi trưởng thành. Ông chỉ theo đuổi niềm đam mê nghệ thuật truyền thống như một sở thích thông qua các sự kiện nghệ thuật của địa phương và theo dõi các tạp chí nghệ thuật.

 

 

 

“Tế bào đơn”, 2017, bởi George Ceffalio. Dầu trên bảng gỗ, 16 inch x 12 inch. (Được phép của George Ceffalio)

 

 

 

Năm 40 tuổi, ông thực hiện một bước đột phá là làm những gì mình hằng khát khao và quyết định thay đổi sự nghiệp. Năm 2004, ông tham gia một giải đấu nghệ thuật địa phương ở Illinois và bắt đầu theo đuổi nghề thủ công. Vào năm 2006, khi đọc lướt qua một số tạp chí của The Artist, ông đã dừng lại khi thấy những bức tranh rất có chiều sâu. “Tôi muốn vẽ như thế”, ông nghĩ.

 

Những bức tranh của họa sĩ David Leffel đã dẫn dắt Ceffalio tìm ra nơi Leffel giảng dạy. Ông đăng ký ngay khóa học tại Học viện Nghệ thuật Palette and Chisel ở Chicago, một trong số ít các tổ chức nghệ thuật truyền thống mà thật sự theo truyền thống. Nó được thành lập vào năm 1895.

 

Thật ra, Ceffalio không đơn độc khi theo đuổi loại hình nghệ thuật này. Trong 15 đến 20 năm qua, các xưởng vẽ nghệ thuật truyền thống đã đi vào hoạt động tại New York, Florence, và thậm chí Chicago, như xưởng vẽ Ravenswood ở phía bắc Chicago. 

 

Các tạp chí cũng được ra đời. Tạp chí Fine Art Connoisseur được xuất bản khoảng một thập kỷ trước. Tiền thân của nó, Tạp chí PleinAir, cũng được xuất bản lại vào năm 2011 vẫn với cái tên cũ, và hiện đang tập trung vào hai loại ấn phẩm nghệ thuật phong cảnh: một cho các nghệ sĩ và một cho các nhà sưu tập. Các tổ chức như Hội nghị và Triển lãm Nghệ thuật Tượng Hình (Figurative Art Convention and Expo) và Hội Chân Dung Hoa Kỳ (Portrait Society of America) cũng  thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo.

 

Thật khó để xác định lý do tại sao nghệ thuật tả thực đang hồi sinh, nhưng Ceffalio tin chắc rằng nghệ thuật này làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

 

 

 

 

George Ceffalio. (Marc Hauser)

 

 

Ông cảm thấy rất hài lòng khi được vẽ theo cách này. Việc vẽ “đưa bạn đến một nơi hoàn toàn khác”, ông nói. Chỉ cần mở một bản nhạc yêu thích, ông có thể hoàn toàn chú tâm vào công việc, tìm hướng xử lý và hình dung làm sao đạt được hiệu ứng mong muốn. Vẽ tranh đưa ông ra khỏi cõi trần tục.

 

Ông biết rằng theo đuổi giấc mơ là một việc hoàn toàn mang tính cá nhân, ông cũng không bao giờ tưởng tượng được tranh của mình sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của người khác như thế nào. Tuy nhiên, có người nói với ông, “Tôi nhìn vào bức tranh của ông khi tôi uống cà phê mỗi ngày,” và “Tôi phải di chuyển bức tranh của ông bởi vì tôi không được xem nó thường xuyên như tôi muốn”. Một người đã nói tranh của ông đem lại bình an cho họ.

 

 

 

“Phản xạ” ( “Reflections"), 2008, bởi George Ceffalio. Sơn dầu trên bảng gỗ, 36 inch x 30 inch. (George Ceffalio)

 

 

Ông không biết tại sao mọi người bị lôi cuốn bởi các tác phẩm của mình, nhưng “một lý do mà tôi biết chắc chắn là, tất cả họ đều thích chủ nghĩa hiện thực cổ điển”.

Điều đó quá rõ ràng.

 

Hàn Mặc
Theo Sharon Kilarski, The Epoch Times, theo dkn.tv