Thời Phục Hưng là thời kỳ đỉnh cao nhất của hội họa. Nhiều tác phẩm nổi tiếng của các danh họa nổi tiếng thời kì đó đã đi vào lịch sử nhân loại. Trong đó là bốn bức danh họa được đánh giá là tuyệt phẩm thách thức thời gian. 

 

Người ta phát hiện rằng phía sau sự gắn kết bốn bức tranh đó là cả một thông điệp cảnh tỉnh thế nhân. Mặc dù được ra đời trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau, của các tác giả khác nhau, nhưng lại mang theo một sự logic về câu chuyện về sự gắn kết đó.

 

Chúa tạo ra Adam – Michelangelo

 

 

 

Bức tranh đầu tiên có tên gọi: ‘‘Chúa tạo ra Adam’’, Danh họa Michelangelo đã tạo ra bức tranh để đời của mình – The creation of Adam –  trên trần nhà nguyện Sistine, Vatican từ năm 1511 – 1512.

Là một câu chuyện về việc tạo ra Adam, con người đầu tiên trên trái đất này, Chúa đã ban cho Adam một thân thể nhưng còn thiếu linh hồn và trí tuệ, trong tranh là một chiếc khăn có hình dạng giống như não bộ của con người, nó chứa hình ảnh một thiếu nữ và những đứa trẻ.

Chúa ban tặng cho Adam, chính là trí tuệ và linh hồn, là sự yêu thương và duy trì giống nòi, là sự phù hợp với trạng thái xã hội. Giai đoạn này chính là câu chuyện con người khi còn nguyên sơ, vẫn mang đầy đủ tín tâm, thiện niệm, bản tính lương thiện thuần khiết ban đầu là vẻ đẹp của Chúa ban tặng.

 

Trường học Athens – Raphael

 

 

Thời gian dần trôi con người lớn lên và trưởng thành với sự khám phá và tiếp thu những kiến thức và gây dựng nền văn minh của mình. Cũng là lúc xuất hiện nhiều trường phái, nhiều hệ tư tưởng tồn tại trong xã hội. Phản ảnh rõ nét trong bức tranh: “Trường học Athens“ là một trong bộ tứ tranh tường của Raphael, ra đời vào khoảng giữa giai đoạn 1509 – 1511.

 

Trong tranh có 21 triết gia nổi tiếng thời bấy giờ, trung tâm bức tranh là hai thầy trò  Plato và Aristotle, là những bậc thầy của triết học,  họ như đang tranh luận về một vấn đề nào đó, cả hai được mô tả tượng trưng cho hai trường phái hệ tư tưởng, người trẻ mang phong thái giản dị, thanh tao, còn người già mang phong thái của sự hào nhoáng, xa hoa và hiện thực.

 

Đây chính là sự đối nghịch của hai trường phái khoa học siêu hình và khoa học thực tế. Plato cho rằng con người sẽ đạt được cảnh giới và trí tuệ khi con người buông bỏ dục vọng, trở thành người siêu thường để có trí tuệ siêu phàm, tiếp cận được với được với những cảnh giới khác nhau trong không gian vũ trụ, trong khi Aristotle, ông coi sự tồn tại vật lý là thực, và hiện thực là chân lý.

 

Athens là nơi tập trung những con người trí tuệ, những bậc tài năng kiệt xuất, tư tưởng của họ ảnh hướng lớn tới tư tưởng con người trong trạng thái xã hội thời đó. Và cái thuyết hiện thực vẫn có tác hại lớn đến con người hiện nay.

 

Con người lúc này vì sự đầy đủ về vật chất, họ trở thành cố chấp, chạy theo quyền lực và tiền bạc, họ tin vào cái mà họ coi là chủ nghĩa hiện thực, thấy mới tin, không thấy không tin, quên đi bản tính thiện lương ban đầu, họ lại là người có tác lớn đến xã hội nên đã thay đổi hoàn toàn hệ tư duy của con người, biến xã hội nhân loại dần dần xấu xa bại hoại.

 

 

Đám cưới tại Cana – Paolo Veronese

 

 

 

 

Sự xa hoa của nhân loại được mô tả rất rõ nét trong bức tranh: Đám cưới tại Cana (The Wedding at Cana) là kiệt tác tranh sơn dầu của danh họa Ý – Paolo Veronese, được vẽ năm 1563 cho tu viện Benedectine San Giorgio Maggiore ở Venice.

 

Chúa Gie-su ở chính giữa bức tranh, xung quanh là môn đồ và khách mời, mỗi một người một công việc, họ mải mê chạy theo những thứ mà họ theo đuổi, từ trên cao là sự nhốn nháo của các vị khách, trên ban công là những người vẫy tay như muốn gọi những con người còn đang say mê chưa muốn tỉnh, xa xa là một bầu trời cao trong lành và thanh tịnh, tòa tháp của nhà thờ biểu tượng cho đức tin của con người chính là con dường duy nhất để trở về với chính mình.

 

Bức tranh phản ánh chân thực xã hội hiện tại, con người mê lạc trong xa hoa, đánh mất đi đức tin, trượt dốc trong đạo đức, dẫu chư thần có cảnh tỉnh, có kêu gọi, họ cũng không nghe thấy, mê đắm quá sâu. Sự xuất hiện của Chúa chính là tiên tri cho sự xuất hiện của một sáng thế chủ, truyền Pháp, truyền Đạo, cứu đỗi thế nhân thoát khỏi đại họa. Người xuống nơi thấp nhất trong các tầng thứ không gian để cứu độ chúng sinh đang trong mê lạc mà không tìm thấy đường về của chính mình.

 

 

“Bữa tối cuối cùng” – Leonardo da Vinci

 

 

Tác phẩm “Bữa tối cuối cùng” – Leonardo da Vinci ra đời trong giai đoạn 1495 – 1498.

 

 

Bức tranh tường The Last Supper này của Leonardo da Vinci được xem là một trong những kiệt tác về Thiên chúa trong giai đoạn Phục Hưng. Kể về bữa tối của Chúa Giê-su và mười hai đồ đệ, Ngài tuyên bố trong số các đồ đệ của Ngài có kẻ đã phản bội.

 

Và bức tranh tập trung lột tả mười hai sắc thái trên khuôn mặt của mười hai vị đồ môn của Chúa khi nghe lời tuyên bố đó. Trong đó khuôn mặt của Chúa được vẽ đầu tiên, ông mang sắc mặt bình thản, điềm tĩnh nhưng thoáng buồn. Ông biết người phản bội mình là ai, Judas kẻ đã dâng sư phụ của mình cho nhà cầm quyền La Mã chỉ đổi lấy ba mươi đồng bạc.

 

Ngài thấy thương cho Judas mê muội và không bỏ được lòng tham lam tiền bạc, ngài buồn vì chặng đường cứu độ chúng sinh của ngài lại bị chính đồ đệ của mình làm phương hại. Nhưng Chúa có tiên đoán được điều này không?

 

Người đã biết sự tình sẽ xảy ra, nhưng vẫn bao dung cho Judas cơ hội hết lần này đến lần khác, mười hai sắc thái của mười hai vị đồ đệ chính là những diễn biến tâm lí phức tạp của con người mà cuối cùng đều phải buông bỏ đi, đó chính là tâm oán hận, sự hoài nghi, sự yếu đuối, sự thất vọng, nỗi đau khổ,sự tham lam….

 

Chúa chấp nhận bị đóng vào cây thập giá để chịu tội thay cho con người, lòng tư bi vô hạn, ông muốn dùng cái chết của mình để cảnh tỉnh thế nhân. Sau khi bức hại Giesu và các môn đồ, đế chế La Ma cũng bị diệt vong. Đó chính là kết quả của việc đàn áp bức hại đức tin chân chính.

 

 

 

Cuộc đời chính là một vở kịch mà chúng ta đang tham gia, lựa chọn vai diễn lại thuộc về chính chúng ta…

 

Logic lại thông điệp từ bốn kiệt tác nghệ thuật trên chúng ta hiểu được con người ngày nay cần phải làm gì?

 

Con người đã chính là đi trên những chặng đường: sinh ra với sự thuần chính tiên thiên, lớn lên là sự lựa chọn trường phái tư tưởng và đức tin, trưởng thành là sự dám buông bỏ những dục vọng, cuối cùng là có thực sự chân chính đi trên con đường mà mình đã lựa chọn, quay trở về với nguồn cội chính là trở về với chính nơi mình được sinh ra hay không.

 

Thông điệp ấy cũng là chúng ta cần phải buông bỏ những bại hoại trong tư tưởng, quan niệm, để trở về với cái nguyên sơ ban đầu của con người, bản chất tiên thiên thuần tịnh vốn có mà đấng tạo hóa đã ban tặng. Xã hội con người qua bất kì thời kì nào cũng phải có tín ngưỡng, đức tin của mình, bởi đó chính là giá trị thực sự của con người nhằm duy trì được nền văn minh của chính loài người được lâu dài hơn.