Một chi tiết từ tranh ‘Ngụ ngôn về Hòa Bình và Chiến Tranh’, vẽ năm 1776 bởi Pompeo Batoni. Sơn dầu trên vải. Học viện nghệ thuật Chicago. (Public Domains)

 

 

Làm thế nào để giữ hòa khí trong những mâu thuẫn? Nó đòi hỏi sự quyết tâm và thái độ tích cực khi đối mặt với tiêu cực và mâu thuẫn. Nó đòi hỏi phải tìm ra những gì có thể là nền tảng chung để bắt đầu hòa giải và giải quyết. Nó đòi hỏi một người phải có thiện chí khi trình bày quan điểm của mình và lắng nghe quan điểm của người khác. Nó đòi hỏi sự tôn trọng, tình yêu và sự hài hòa như đang đối xử với chính mình...

 

 

Bức tranh ngụ ngôn của nghệ sĩ người Ý sống vào thế kỷ 18, Pompeo Batoni, đã phản ánh hiểu biết thiết yếu về mối quan hệ giữa hòa bình và chiến tranh cho các khán giả đương thời. Trong bức “Ngụ ngôn về Hòa Bình và Chiến Tranh”, Hòa Bình được Batoni mô tả với hình tượng nữ tính, mềm mại và duyên dáng; Chiến Tranh thì nam tính, mạnh mẽ và khốc liệt. Trong đó, cuộc đối thoại không lời của hai nhân vật là điều thú vị nhất.

 

 

 

Hình Chimera trên đĩa vùng Apulian, khoảng 350-340 B.C. (Bảo tàng Louvre)

 

 

 

Chiến Tranh đang mặc một bộ giáp như thể đã sẵn sàng cho một cuộc chiến. Bộ giáp với phục sức hình rồng, cừu đực và sư tử, gợi nên hình ảnh Chimera, một sinh vật trong thần thoại là điềm báo cho sự bất hạnh.

 

Anh trang bị đầy đủ vũ khí là một thanh kiếm đã tuốt khỏi vỏ và tấm khiên. Bóng tối bao trùm cả khung cảnh báo hiệu sự tàn phá đang gần kề.

 

Hòa Bình trong vẻ mềm mại duyên dáng của một thiếu nữ, tương phản với vẻ ngoài cứng rắn của Chiến Tranh. Cô thư thái và bình tĩnh đối mặt với sự dữ dội trong ánh nhìn của anh bằng tình yêu của chính mình. Cô khẽ đặt tay lên thanh kiếm, một cú chạm nhẹ và dịu dàng nhưng đủ sức nặng để đẩy cánh tay Chiến Tranh lui trở lại. Cô tặng anh một nhành ô liu, một biểu tượng cho hòa bình. Chiến Tranh bị sao nhãng bởi Hòa Bình: Anh chợt quên đi mâu thuẫn trong bản năng và bảo vệ cô bằng tấm khiên của mình.

 

Tất cả điều này có ý nghĩa gì? “Lịch sử lặp lại chính nó”, hòa bình và chiến tranh dường như xảy ra theo một chu kỳ xoay vần vĩnh viễn. Là con người, tất cả chúng ta đều mong muốn hòa bình, tận hưởng cuộc sống.

 

 

 

Chúng ta có thiên hướng trân trọng cuộc sống thiêng liêng của chính mình và của mọi người. Chúng ta trân quý và mong muốn hòa bình.

 

Tuy nhiên, mâu thuẫn luôn tìm mọi cách để ngoi lên khi hòa bình không còn làm xao nhãng nó đạt được mục tiêu. Hòa bình ru ngủ chính mình dưới lớp vỏ bọc của sự tự mãn. Nghĩa là chúng ta có thể là nạn nhân của sự thoải mái khi đang trong hòa bình và sự thừa mứa; dần dần tự đẩy mình vào một trò chơi mang tên đổ lỗi và tiêu cực mà chắc chắn sẽ dẫn đến bạo lực. Sau đó, chúng ta nhận thấy rằng mâu thuẫn bắt đầu xuất hiện ở những nơi mà đã không tồn tại mâu thuẫn.

 

Chiến tranh và mâu thuẫn giống như rễ cây, cần sức bền của đất để phát triển mạnh mẽ và hướng về phía mặt trời. Đây dường như là điều thiết yếu của lịch sử: Mâu thuẫn xuất hiện đưa cho con người cách để tiến về phía trước thông qua sự thỏa hiệp và các giải pháp. Nhưng mâu thuẫn trở nên nguy hiểm khi nó biến thành công cụ vì sự phát triển của chính nó, bởi vì hiển nhiên, bất cứ điều gì chúng ta rèn luyện thường xuyên đều trở nên mạnh lên.

 

 

 Mâu thuẫn trong thời Hậu Hiện Đại

 

 

 

Cái chạm nhẹ của Hòa Bình nơi tay của Chiến Tranh. (Public Domains)

 

 

 

Trò chơi đổ lỗi này dường như là một đặc điểm phổ biến cho sự tồn tại của chúng ta, trong thời kỳ hậu hiện đại. Thật không may, chúng khiến chúng ta né tránh trách nhiệm về những thiếu sót của mình ở góc độ cá nhân hay là thành viên của một cộng đồng lớn hơn: Nó làm giảm sự phát triển của chúng ta ở cả hai góc độ. Nó trở thành một trò chơi nguy hiểm khi hòa bình không hiện diện để cân bằng bản chất xung đột của chiến tranh.

 

Trong lịch sử hiện đại, xung đột và tiêu cực đã và đang là một phương tiện cho hòa bình. Với kỳ vọng đề cao tự do cá nhân, các hình thức xã hội truyền thống liên tục bị vùi dập, phê phán và chỉ trích. Tuy nhiên, đây là một thói quen và bài tập thực hành trong việc phân định. Các tín đồ sùng bái mâu thuẫn bị buộc chặt bởi một chuỗi những tiêu cực. Họ coi đây là phương tiện để đến hoà bình nhưng lại không được chỉ dẫn đầy đủ rõ ràng. Nói cách khác, sự tồn tại của chúng ta trong thời hậu hiện đại khuyến khích thực hành xung đột như một phương tiện để khám phá cái tôi cá nhân, mà không bao giờ đưa ra lời giải thích về việc xung đột này sẽ dẫn đến hòa bình như thế nào.

 

 

 

Bản chất của Hòa Bình dưới nét vẽ của Batoni thật khác biệt: Hòa Bình không bị lay chuyển bởi sự xung đột trong Chiến Tranh. Hòa Bình không phải là phản động. Hòa Bình gặp Chiến Tranh với những gì thuộc về bản chất của cô: hòa nhã và duyên dáng hướng tới sự hòa giải và giải quyết. Gặp gỡ Chiến Tranh bằng xung đột và tiêu cực thì chẳng giải quyết được gì. Thay vào đó, cô đưa anh một món quà đầy ý nghĩa. Nhành ô liu, là một biểu tượng của hòa bình, và như vậy, đó là một món quà của chính cô. Cô không đổ lỗi cho Chiến Tranh bởi bóng tối bao quanh họ hay với thực tế là anh ta đã sẵn sàng cho trận chiến với tấm khiên và kiếm trên tay. Thay vào đó, cô chia sẻ với anh cô là ai một cách thành ý. Không cách nào khác, Chiến Tranh bị phân tâm khỏi mục tiêu của mình.

 

 

 

Hòa Bình mang đến cho Chiến Tranh món quà của chính mình như được thể hiện trong một nhánh ô liu. Một chi tiết từ Allegory về hòa bình và chiến tranh. (Public Domains)

 

 

 

Làm thế nào để giữ hòa khí trong những mâu thuẫn? Nó đòi hỏi sự quyết tâm và thái độ tích cực khi đối mặt với tiêu cực và mâu thuẫn. Nó đòi hỏi phải tìm ra những gì có thể là nền tảng chung để bắt đầu hòa giải và giải quyết. Nó đòi hỏi một người phải có thiện chí khi trình bày quan điểm của mình và lắng nghe quan điểm của người khác. Nó đòi hỏi sự tôn trọng, tình yêu và sự hài hòa như đang đối xử với chính mình. Những người luôn giữ tích cực và hòa bình khi đối mặt với tiêu cực và mâu thuẫn có thể sẽ thấy rằng, những người đã từng tiêu cực đối với họ giờ đây đang che chở họ khỏi những những hiểm nguy.

 

Nghệ thuật có một khả năng phi thường là cho ta thấy những gì ta không thể thấy, nên ta có thể thốt lên rằng: “Điều này có ý nghĩa gì đối với tôi và đối với tất cả những ai nhìn thấy nó?”, “ Nó ảnh hưởng thế nào đến quá khứ và tương lai?” “Nó nói lên gì về trải nghiệm của con người?” Đây là một số câu hỏi tôi sẽ khám phá trong loạt bài “Hướng vào nội tâm” (Reaching Within): Nghệ thuật truyền thống mang đến gì cho trái tim.

 

 

 Eric Bess là một nghệ sĩ đại diện thực hành (practicing representational artist). Ông hiện đang học tiến sĩ tại Viện Nghiên Cứu Tiến Sĩ Về Nghệ Thuật Thị Giác (IDSVA).

 

(theo ntdvn.com- Hàn Mặc, theo The Epoch Times)