Bạn có bao giờ nghĩ đến có bao nhiêu loài cá trên thế giới này không? Có rất nhiều loài cá mà không ai có thể cho biết con số chính xác được. Theo World Atlas, các nhà khoa học ước tính có khoảng 33 ngàn 600 loài cá khác nhau trên thế giới, sống ở những môi trường khác nhau. Có những loài cá nước mặn (saltwater fish) ở biển như cá tuyết (cod), cá thu (mackerel), v.v.... Loài cá ở vùng sâu dưới biển (deep-sea waters) như cá Bigeye Ocean Perch, Mirror Dory, v.v.. Loài cá nước ngọt (freshwater fish) ở sông, suối, hồ, ao, v.v...như cá chép (carp), có trê (catfish), v.v... Loài cá nước lợ (vừa nước mặn và nước ngọt) như loại cá Chẽm (Barramundi), cá Hồi Đỏ (Sockeye Salmon), v.v...

 

 

 

Điều kỳ diệu về loài cá là nó cũng có nội tạng như loài người và loài vật mặc dù nó không có tứ chi (tay chân - limbs), nhưng nó có mắt (eyes), lỗ mũi (nostrils), tai (ears), miệng (mouth), bắp thịt (muscles), não (brain), dây thần kinh cột sống (spinal nerve cord), xương sống (backbones), tim (heart), gan (liver), túi mật (gallbladder), bao tử (stomach), tuyến tụy (pancreas), thận (kidney), v.v... Cá hầu hết đẻ ra trứng, và một số loài cá đẻ ra con như cá bảy màu (guppies) nếu được kết hợp với con đực. Loài cá nhỏ nhất tên là Paedocypris Progenetica, chỉ dài 7,9 mm (dài hơn hạt gạo một chút), và mặc dù nhỏ như vậy, nhưng nó vẫn có đủ mắt, lỗ mũi, tai, miệng, xương và nội tạng như những con cá khác. Loài cá lớn nhất là Cá Mập Voi (Whale Shark) dài từ 5 đến 10 mét, và nặng đến 19 tấn (19 ngàn kí-lô).

 

 

 

Có loài cá di cư (migrate) bơi đến vùng nước ngọt để đẻ trứng, sau khi nở ra con và lớn lên thì bơi trở lại ra biển như cá Hồi Đỏ (Sockeye Salmon).

 

 

Cá phần lớn thở bằng mang (gill), nhưng cũng có một số loài cá thở bằng phổi (lung fish) như loài cá Dipnoi. Hiếm loài cá vừa thở bằng phổi vừa thở bằng mang như Granddad fish. Một số loài thở bằng phổi sống dưới biển nhưng không phải thuộc loài cá, như cá heo (dolphin), cá voi (whale), v.v... Chúng ta gọi chúng là cá, nhưng chúng được xếp vào loại động vật có vú (mammals) mặc dù không có tay chân. Chúng thở bằng phổi, đẻ ra con, nuôi con bằng sữa, và chúng cũng có rốn (belly button). Những loài cá thở bằng phổi này thỉnh thoảng phải bơi nhô lên khỏi mặt nước hoặc phóng lên khỏi mặt nước để thở.

 

Không thể nào tự nhiên mà có đủ loài cá (chưa kể đến loài chim và loài vật) với hệ thống hô hấp, tim mạch, thần kinh, tiêu hóa, sinh sản, v.v... thật khôn ngoan và kỳ diệu để sinh sản cung cấp thực phẩm cho loài người hết năm này đến năm khác. Ai đã tạo dựng những loài cá như vậy, từ loài cá rất nhỏ đến loài rất lớn, chưa kể đến nhiều loại cá cảnh đủ mọi màu sắc rất đẹp để cho loài người ngắm nhìn và trang trí? Kinh Thánh ghi, Và Đức Chúa Trời đã tạo dựng những sinh vật biển khổng lồ, và mỗi loài sống di chuyển mà nước giúp sinh sản ra đầy dẫy, tùy theo loài của chúng.” (Sáng Thế Ký 1:21a). Chính Chúa là Đấng Tạo Hóa đã tạo dựng nên muôn loài vạn vật tùy theo loài của chúng! Loài cá nước ngọt như cá chép sẽ chết nếu bỏ ra biển, và loài cá nước mặn như cá thu sẽ chết nếu bỏ vào sông hoặc hồ hoặc để trên đất liền. Không thể nào cá chép tiến hóa thành cá thu được, hoặc cá thở bằng mang (gill) tiến hóa thành cá thở bằng phổi, rồi tiến hóa thành loài có chân sống trên mặt đất, rồi thành loài người được!

 

Bạn có biết cả thế giới tiêu thụ bao nhiêu tấn cá một ngày không? Khoảng 400.000 tấn cá một ngày, và 143.8 triệu tấn (một tấn bằng 1.000 kg) mỗi năm tính theo số liệu vào năm 2011 (https://phys.org/news/2018-09-fish-consume-global-seafood-consumption.html). Như vậy, đến nay vào năm 2022, với dân số gia tăng và với ý thức ăn cá để chăm sóc sức khỏe, thì số lượng cá tiêu thụ ngày nay còn cao hơn nữa.

 

 

Bạn có cảm tạ và thờ Chúa là Đấng Tạo Hóa thật quyền năng, khôn ngoan, và nhân từ chưa?

 

Nếu bạn muốn biết thêm về niềm tin nơi Đấng Tạo Hóa của Kinh Thánh, xin đừng ngại liên lạc Mục sư Nguyễn Gia Hiền qua địa chỉ email: brisbanebpc@gmail.com.