Bên ngoài nước Ý, “Thần khúc” – The Divine Comedy – cũng đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho các nghệ sĩ. Từ năm 1800 đến 1930, đã có hơn 200 bức tranh và tác phẩm điêu khắc ra đời dựa trên đề tài thú vị này. Ở phần thứ hai này, chúng ta hãy theo chân một số tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu trong đó để thực hiện một “hành trình khám phá” sâu rộng hơn nứa về những bài thơ vĩ đại của Dante.

1. Hình vẽ minh họa “Địa ngục” của Stradanus

 

Cuốn tiểu thuyết “Địa ngục” của Dan Brown, được khơi nguồn cảm hứng từ “Thần khúc”, đã tập trung vào vùng Florence, quê hương của Dante. Cuốn sách  này cũng đề cập đến họa sĩ Flemish Stradanus (hay còn gọi là Jan van der Straet, 1523–1605), là tác giả của bức tranh minh họa cho bài thơ “Địa ngục” thứ 8 trong “Thần khúc”. Nơi này là địa ngục tầng thứ 5, nơi linh hồn của những người hung dữ và lười biếng đang phải chịu hình phạt; hai nhà thơ Dante và Virgil đang vượt qua sông nhờ con thuyền do quỷ Phlegyas chèo lái. Trong bức hình có một số hình ảnh minh họa ma quỷ phản ánh đặc trưng của hội họa truyền thống phương bắc của Châu Âu.

Tranh của Stradanus minh họa Bài thơ thứ 8 “Địa ngục”. (Ảnh: epochtimes)

 

Dante viết:

  “Lúc ở nhân thế, hắn là một nhân vật ngạo mạn;

Cả đời của hắn không để lại một chút mỹ danh;

Vì vậy, linh hồn của hắn bị vất ở nơi bạo lực này.

Trên đời còn có bao nhiêu người tự cho mình là

Một đế vương vĩ đại, kết quả sẽ để lại tội ác lưu danh…”

 

 

2. Tranh “Dante và Virgil vượt sông” của họa gia Delacroix

Trong thế kỷ 19, thi phẩm “Thần khúc”, đặc biệt là “Địa ngục” là đề tài thịnh hành của chủ nghĩa nghệ thuật lãng mạn. Người ta ước tính có 200 tác phẩm nghệ thuật có cùng chủ đề từ năm 1800 đến 1930.

 

Họa sĩ người Pháp Eugène Delacroix đã vẽ bức “The Barque of Dante” (Dante và Virgil vượt sông) vào năm 1822, mô tả linh hồn của những người đã mất giãy giụa trên sông; hình ảnh thảm thiết đó cho thấy sự theo đuổi nghệ thuật tả thực của trường phái lãng lãng mạn.

 

Tranh “Dante và Virgil vượt sông” – Delacroix (Ảnh: epochtimes)

 

3. Tranh minh họa “Thần khúc” của William Blake

 

Năm 1825, tại Vương quốc Anh họa sĩ William Blake (1757–1827) được giao nhiệm vụ vẽ 102 bức tranh minh họa về “Thần khúc”. Sau khi ông qua đời vào năm 1827, có một số tác phẩm vẫn chưa được hoàn thành, nhưng tất cả đều tràn đầy sự từ bi, tập trung thể hiện tội ác, sự trừng phạt và cứu rỗi.

Một tranh minh họa về “Thần khúc” của William Blake (Ảnh: epochtimes)

 

Dante viết:

“Minos với hình dáng đáng sợ. Ngồi cắn răng nghiến lợi,

Tiến vào căn phòng thẩm tra tội, nhìn đáng sợ y như hắn

Số lần mắc tội để phán quyết, sau đó đuổi hắn xuống

Tôi là nói, nhưng âm hồn dã quỷ bất lương

Tiến đến trước mặt hắn, liền đem hết mọi thứ

Đều thú nhận; mà người vị thẩm tra này đều nhìn ra rõ

Xem xét địa ngục tầng nào phù hợp với tội nghiệt đó

Liền quấn chiếc đuôi, số vòng đuôi đúng với số lần mắc tội

Trước mặt hắn là cả bầy âm hồn dã quỷ

Từng âm hồn bị thẩm vấn

Họ xét xử và lắng nghe, sau đó đem lôi xuống. ”

(Minos là con trai của Zeus và Europa, làm thẩm phán dưới địa ngục)

 

Tác phẩm điêu khắc lãng mạn của Jean-Baptiste Carpeaux người Pháp – “Ugolino và con trai của ông” được thực hiện giữa năm 1860 và 1861. Cảnh tượng thể hiện sự bi thảm trong địa ngục và chịu ảnh hưởng nghệ thuật từ Michelangelo. Bộ sưu tập của Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở New York, Hoa Kỳ (Ảnh: epochtimes)

 

4. Tác phẩm điêu khắc của Rodin “The Gate of Hell” (Cánh cổng địa ngục)

 

Nhà điêu khắc người Pháp Auguste Rodin (1840–1917) đã từng nói rằng ông không bao giờ quên mang theo mình cuốn “Thần khúc”. Rodin quyết định sử dụng những tài liệu hỉnh tượng thực tế tích lũy qua nhiều năm của mình để thể hiện tác phẩm của Dante. Tác phẩm điêu khắc năm 1880 “Cánh cổng Địa ngục” hể hiện sự tuyệt vọng, thống khổ của các linh hồn khi bị trừng phạt.

 

Cánh cổng Địa ngục – Auguste Rodin, sáng tác từ năm 1880 đến năm 1890 (được tái tạo vào năm 1926–1928); Chất liệu đồng, 635 × 400 × 85 cm, được trưng bày tại Bảo tàng Rodin ở Paris. (Ảnh: epochtimes)

 

Rodin đã tạo 227 tác phẩm điêu khắc trên chiếc cổng này. Ở trên cùng của cổng là “Ba bóng hình” với tư thế cánh tay rũ xuống; trong vực sâu bên dưới có rất nhiều thân hình bị bao bọc trong lớp nham thạch.

Tượng “Nhà tư tưởng” Rodin, được chế tạo từ năm 1902 đến 1904; chất liệu đồng, cao 180cm, trưng bày tại Bảo tàng Rodin ở Paris (Ảnh: epochtimes)

 

5. Tranh “Dante và Virgil trong địa ngục” của Bouguereau

 

Họa sĩ cổ điển William Bouguereau (1825–1905) đã vẽ nhiều bức tranh thực tế để minh họa cho các câu chuyện thần thoại và các chủ đề tôn giáo, nhưng đã bị bài xích bởi trường phái ấn tượng; vì thế tranh của ông không được đánh giá cao khi ông còn sống. Bức “Dante và Virgil in Hell” của Bouguereau mô tả nội dung của bài thơ thứ bảy của “Địa ngục”, nơi hai nhà thơ gặp linh hồn của các kẻ làm hàng giả và lừa đảo. Trong bức tranh có miêu tả cảnh nhà giả kim Kapocho – người đã lừa đảo tài sản – đang bị Jenny Skiki cắn vào cổ.

 

Tranh “Dante và Virgil trong địa ngục” của Bouguereau (Ảnh: epochtimes)

 

6. Bức tranh “Dante trong cuộc lưu đày” của Sir Leighton

 

Sinh ra ở nước Anh, họa sĩ Lord Frederick Leighton (1830–1896) đã hấp thu những tinh hoa của chủ nghĩa cổ điển từ các họa sĩ Pháp như Bucheau và Alexandre Cabanel; với bức tranh “Dante trong cuộc lưu đày” đã khiến ông nổi tiếng ở nước Anh. Ông được bầu làm viện sĩ của Học viện Hoàng gia năm 1868 và được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường Cao đẳng mười năm sau đó. Leighton là họa sĩ cổ điển có ảnh hưởng lớn nhất trong giai đoạn cuối thế kỷ 19 ở Anh.

 

Vào năm 1302, nước Ý bị chia cắt về chính trị, Dante bị kết án rồi suốt đời chịu cảnh lưu đày, ông đã phiêu bạt qua nhiều thành phố. Người cai trị hứa với Dante rằng miễn là ông thề thú nhận và nộp thuế thì có thể được tha thứ, nhưng ông đã từ chối và cuối cùng đã chết trong khi lưu vong. Trong bức tranh này của Leighton, vẻ mặt kiên định của Dante toát lên sự quyết tâm; sự bình tĩnh đó trái ngược hoàn toàn với sự lộng lẫy của ánh sáng xung quanh.

Tranh “Dante trong cuộc lưu đày” của Sir Leighton (Ảnh: epochtimes)

 

7. Tranh minh họa “Thần khúc” in bằng đồng của Gustave Dore

 

Họa gia nước Pháp Gustave Doré được cho là người cuối cùng thuộc “trường phái lãng mạn”; dường như sinh mệnh ông đã được giao phó để minh họa cho tập thơ vĩ đại này. Có người cho rằng Gustave Doré và Dante với nhau như có thần giao cách cảm.

 

Trong thế kỷ 19, cùng một chủ đề nghệ thuật là “Thần khúc”, để mang lại cho kiệt tác kinh điển này một cuộc sống mới, là minh họa với 135 bản in đồng (còn được gọi là khắc in) được tạo ra bởi Gustave Dore trong khoảng giữa năm 1857 và 1867. Khi Dore vẽ bộ tranh này, ông chỉ mới 23 tuổi, nhưng số lượng xuất bản lần đầu  bằng chi phí do chính ông bỏ ra ngay lập tức đã đạt được thành công lớn. Các bức tranh của Dore rất tinh tế, lãng mạn và bí ẩn; ông tự đặt mình vào vị trí “siêu năng lực” của Dante; các nhà phê bình vào thời điểm đó còn cho rằng ông và Dante đã từng du hồn ở trong địa ngục, hơn nữa cả hai có thể có sự tương thông về tâm linh.

 

 

Hình minh họa cho bài thơ thứ 12, phần “Thiên đường”, Dore mô tả lớp hào quang của các linh hồn trong ánh sáng của thiên thượng. (Ảnh: epochtimes)

 

Các bức tranh của Dore là sự kết hợp phong cách văn nghệ thời kỳ Phục hưng của Michelangelo với một vài yếu tố trong hội họa truyền thống phương Bắc, tạo cảm giác ba chiều mạnh mẽ nhờ hiệu ứng ánh sáng và các đường nét cực mảnh, khắc họa thành công một không gian lập thể.

 

Tranh của Dore minh họa Bài thơ thứ 14, phần Địa ngục, “Vòng tròn thứ bảy: dành cho linh hồn những người coi thường Thiên Chúa”. (Ảnh: epochtimes)

 

Thực ra Dante chỉ ghi lại bằng thơ những gì mà tâm linh ông đã được nhìn thấy vào thời điểm đó. Điều lớn lao đằng sau đó mà ông thực sự muốn nhắn nhủ tới con người là: dưới sự dẫn dắt của một vị thánh, sẽ xảy ra những thay đổi to lớn trong vũ trụ và thế giới này; tất cả những thay đổi đó được diễn ra có trật tự, bắt nguồn từ lòng trắc ẩn và đức hạnh vô hạn của vị Thánh cao cả đó.

 

Trong tập thơ của mình, Dante còn thể hiện một tình yêu của thiên Chúa mà có thể được hiểu như lòng từ bi của Phật của người phương Đông. Bởi vì lòng từ bi của vị Sáng thế chủ có thể biểu hiện thành một năng lượng to lớn, không chỉ thúc đẩy sự vận động của toàn bộ thiên thể mà còn đánh thức thế nhân đang bị mê mờ chưa nhìn ra chân lý, mang lại cho con người sự tự tin và khao khát một cuộc sống tươi sáng và vĩnh cửu.

 

Theo epochtimes.com

Uyển Vân biên dịch