Chi tiết từ tranh “The Alba Madonna,” vẽ bởi Raphael vào khoảng năm 1510. Sơn dầu trên bảng gỗ được chuyển sang vải. Bộ sưu tập Andrew W. Mellon, Phòng triển lãm nghệ thuật quốc gia, Washington. (Phòng trưng bày nghệ thuật quốc gia, Washington)

 

 

 

 

“Raphael kết nối chúng ta với các thiên thần nơi bản tính tốt lành của mình”, Matthias Wivel, người phụ trách các tranh vẽ Ý thế kỷ 16 tại Phòng Trưng Bày Nghệ Thuật Quốc Gia London, đã chia sẻ trong buổi hội đàm năm 2018 của ông “Raphael: Nghệ Sĩ Bậc Thầy Thời Phục Hưng”.

 

Vẻ đẹp, sự tốt lành và công bình - vinh hiển của Thiên Chúa và bản tính thật sự của nhân loại - có thể được tìm thấy trong nghệ thuật của Raphael. Đó là lý do mà năm 2020, 500 năm sau cái chết của Raphael vào năm 1520, nghệ thuật của ông vẫn mang lại hy vọng và đề cao tinh thần cho chúng ta. Và đó cũng là lý do tại sao nghệ thuật của ông vẫn liên quan và rất cần thiết trong thế giới này, khi tất cả mọi thứ xung quanh chúng ta dường như không còn tốt nữa.

 

Những bức tranh và bản vẽ của Raphael đã kết nối chúng ta với thế giới nội tâm của mình, đưa chúng ta trở lại với lòng trắc ẩn. Hay ít nhất nghệ thuật của ông nhắc nhở chúng ta về bản tính tiên thiên tốt đẹp của mình.

 

“Raphael kết nối chúng ta với các thiên thần nơi bản tính tốt lành của mình”, Matthias Wivel, người phụ trách các tranh vẽ Ý thế kỷ 16 tại Phòng Trưng Bày Nghệ Thuật Quốc Gia London, đã chia sẻ trong buổi hội đàm năm 2018 của ông “Raphael: Nghệ Sĩ Bậc Thầy Thời Phục Hưng”.

 

 

Nghệ thuật của Raphael có thể đạt được điều này bởi ông đã một lòng vẽ về lòng nhân đạo, dù là một bản phác thảo đơn giản hay một bức tranh hoàn thiện. Bất cứ ai trải nghiệm các tác phẩm nghệ thuật của ông hẳn sẽ trở thành một người tốt hơn vì nó.

 

 

 

“Madonna Tempi,” vẽ bởi Raphael năm 1507-1508,. Sơn dầu trên bảng gỗ. Phòng Triển Lãm Tranh Cũ, Bộ Sưu Tập Tranh Bang Bavaria, Munich. (Bộ Sưu Tập Tranh Bang Bavaria, Munich)

 

 

Tôn vinh Raphael

Để đánh dấu kỷ niệm 500 năm ngày mất của Raphael, một triển lãm kỉ niệm quy mô mang tên “Rapelel 1520-1483” diễn ra ở Scuderie del Quirinale, Rome, mang đến cơ hội duy nhất trong đời. Triển lãm gồm 120 bức tranh và bản vẽ của Raphael và hơn 84 tác phẩm khác như những cổ vật La Mã cổ đại, các tác phẩm điêu khắc thời Phục Hưng, những tập bản thảo viết tay... giúp chúng ta hiểu nhiều hơn về Raphael và tác phẩm của ông.

 

 

 

 

“Madonna Tempi,” vẽ bởi Raphael khoảng năm 1507-1508. Phấn đen nhấn trắng. Bảo Tàng Fabre, Montpellier, Pháp. (Frédéric Jaulmes/Fabre of Montpellier Mediterranean Metropolis)

 

 

 

Triển lãm khám phá các bản thảo và tranh vẽ có một không hai của Raphael, cũng là một kiến trúc sư và người quản cổ vật, cho thấy nhà sử học nghệ thuật thế kỷ 16 Giorgio Vasari tin rằng ông là  “ một nghệ sĩ huyền thoại”.

 

 

 

“Madonna dell’Impannata,” vẽ bởi Raphael năm 1511. Sơn dầu trên bảng gỗ. Gallery Palatine của Phòng Trưng Bày Uffizi, Florence, Ý. (Nội các Phòng Trưng Bày Uffizi / Được phép của Bộ Di Sản và Hoạt Động Văn Hóa và Du Lịch)

 

 

 

Được tổ chức bởi trung tâm nghệ thuật Scuderie Del Quirinale và Phòng Trưng Bày Uffizi Florence, triển lãm mất ba năm để lên kế hoạch với sự tham gia của một loạt các chuyên gia nghệ thuật. Marzia Faietti và Matteo Lafranconi tuyển chọn các tác phẩm của Raphael với sự hỗ trợ của Vincenzo Farinella và Francesco Paolo Di Teodoro.

 

 

 

“Madonna of the Rose,” vẽ bởi Raphael năm 1918 -1520. Sơn dầu trên bảng gỗ được chuyển sang vải. Bảo Tàng Quốc Gia Prado tại Madrid, Tây Ban Nha. (Bảo Tàng Quốc Gia Prado 2020)

 

 

 

Đa phần các triển lãm mượn tác phẩm từ các tổ chức nổi tiếng thế giới. Ba trong số những bức tranh của Raphael vẽ Đức Madonna được đưa về Ý lần đầu tiên kể từ khi xuất ngoại: “The Alba Madonna” từ Phòng Trưng Bày Nghệ thuật Quốc Gia tại Washington; “Madonna of the Rose” từ bảo tàng Prado, Madrid, Tây Ban Nha; và “Tempi Madonna” từ bảo tàng Alte Pinakothek, Munich, Đức. Hai bức chân dung của Raphael về giáo hoàng Julius II và Leo X (với các hồng y Giulio de’ Medici và Luigi de’ Rossi) chưa từng được triển lãm chung.

 

 

 

Chân dung Giáo hoàng Leo X giữa Hồng y Giulio de’ Medici (Trái) và Luigi de’ Rossi, vẽ bởi Raphael năm 1518 - 1519. Sơn dầu trên bảng gỗ. Gallery Tượng và Tranh tại Phòng Trưng Bày Uffizi, Florence, Ý. Tác phẩm được khôi phục dưới sự hỗ trợ của Lottomatica Holding. (Nội các Phòng Trưng Bày Uffizi / Được phép của Bộ Di Sản và Hoạt Động Văn Hóa và Du Lịch)

 

 

 

Một trong nhiều điểm nổi bật của triển lãm là một bức thư gửi Giáo hoàng Leo X, trong đó Raphael và bạn của ông, Baldassare Castiglione, đã giải thích ý định của dự án đầy tham vọng mà Raphael đang thực hiện trong vài tháng dẫn đến cái chết của ông: một dự án khảo cổ tái tạo vinh quang của Rome theo từng vùng.

 

 

 

Chân dung của Baldassare Castiglione, vẽ bởi Raphael năm 1513. Sơn dầu trên vải. Bộ Phận Tranh Bảo Tàng Louvre, Paris. (Angele Dequier / Bảo Tàng Louvre, Quận RMN-Grand Palace)

 

 

 

 

Thư gửi Giáo hoàng Leo X từ Baldassare Castiglione, 1519. Mực trên giấy. Lưu trữ nhà nước của thành phố Mantova, Ý. (Lưu trữ nhà nước của thành phố Mantova/ Được phép của Bộ Di Sản và Hoạt Động Văn Hóa và Du Lịch)

 

 

 

Triển lãm ngược dòng thời gian hành trình nghệ thuật của Raphael, từ lúc ông qua đời vào ngày 6 tháng 4 năm 1520, qua ba giai đoạn đặc biệt của cuộc đời: từ Rome đến Florence, từ Florence đến Umbria, rồi về quê hương Urbino của ông.

 

Triển lãm Scuderie mở đầu khi cuộc đời Raphael kết thúc với một bản sao nguyên gốc ngôi mộ của ông tại Pantheon. Ngôi mộ lớn cho du khách ý niệm về lòng trân trọng đối với nơi ông yên nghỉ, cả trong cuộc sống và cái chết.

 

 

Ta thấy gì qua nghệ thuật của Raphael?

Dù ông vẽ những nhân vật phi phàm, Đức Madonna ngọt ngào hay các giáo hoàng trong trang phục nghi lễ xa hoa, những bức tranh của Raphael bằng cách nào đó vượt thời gian, văn hóa và ngôn ngữ hội họa, nên bất cứ ai cũng có thể kết nối với những tinh hoa trong tranh của ông.

 

 

Một Giáo hoàng

Hãy lướt qua bức “Chân dung Julius II” của Raphael. Tất cả mọi thứ trên bề mặt đều chỉ ra rằng vai trò của Julius là giáo hoàng. Ông ngồi trên một ngai vàng, mặc đồ nhung đỏ dành cho giáo hoàng với sa tanh hoặc lụa trắng, tay ông đeo trang sức bằng đá quý. Chúng ta có thể thấy hình ảnh một giáo hoàng với các dấu hiệu của nhà thờ trên nền xanh lá, nhưng những gì tỏa ra từ bức tranh chính là sự khiêm tốn của ông.

 

 

 

 

Chân dung Giáo hoàng Julius II, vẽ bởi Raphael năm 1512. Sơn dầu trên bảng gỗ. Phòng Trưng Bày Quốc Gia, London. (Phòng Trưng Bày Quốc Gia, London)

 

 

 

Vì khi nhìn gần hơn, chúng ta thấy Julius là người đàn ông sâu sắc trong suy nghĩ. Gần như chúng ta bất giác hiểu được ông. Đôi môi ông mím lại đầy tập trung, ông ngồi mà như đang nhúc nhích vì không thoải mái. Tay trái ông nắm chặt cánh tay ghế như muốn tự giữ vững, và tay phải khẽ cầm chiếc khăn tay. Raphael kết nối chúng ta với người đàn ông đứng đầu Giáo Hội Công Giáo La Mã. Như thể Raphael đang nhắc nhở chúng ta rằng Julius là đại diện của Chúa ở đây trên trái đất, một con người giống như chúng ta.

 

 

Một hiệp sĩ

Trong bức “Giấc Mơ Hiệp Sĩ (Hercules tại Giao Lộ),” Raphael đã chọn giải thích một bài thơ về sử thi mà cha ông đã viết cho Federico da Montefeltro, công tước xứ Urbino. Cha của Raphael, Giovanni Sanzio, là một nhà văn và họa sĩ hoàng gia của xứ Urbino; ông đã viết bài thơ dựa trên huyền thoại về Hercules tại một giao lộ. Theo trang web của Phòng Trưng Bày Quốc Gia, London, bài thơ của Sanzio là phiên bản duy nhất mà người lính đang ngủ.

 

 

 

 

“Giấc Mơ Hiệp Sĩ (Hercules tại Giao Lộ),”, còn được biết đến với tên là “Chuyện Ngụ Ngôn (Ảo mộng của một Hiệp sĩ),” vẽ bởi Raphael năm 1504. Sơn dầu trên bảng gỗ. Phòng Trưng Bày Quốc Gia, London. (Phòng Trưng Bày Quốc Gia, London)

 

 

 

Trong bức tranh, một người lính trẻ tên là Scipio đang ngủ dưới bóng cây nguyệt quế, anh không biết mình phải lựa chọn gì khi thức dậy. Một người phụ nữ đứng ở mỗi bên: Bên trái là Đức Hạnh và bên phải là Dục Vọng. Raphael vẽ Dục Vọng với sự quyến rũ nhẹ nhàng: tóc cô buông lơi, cô mặc đồ màu tùng lam và vén nhẹ một bên váy.

 

Raphael từng vẽ Dục Vọng với một chiếc váy ngắn hơn nhưng quyết định vẽ phiên bản này mà vẫn truyền tải một cách thuyết phục sự trụy lạc của Dục Vọng. Dục Vọng mang lại tất cả những điều dễ dàng và đẹp đẽ, trong khi Đức Hạnh, trong trang phục khiêm tốn của mình, mang đến giáo dục và dũng cảm, một lựa chọn khó khăn nhưng phần thưởng sẽ xứng đáng.

 

 

Đức Madonna

Hãy nhìn vào bất kỳ bức tranh Đức Madonna ngọt ngào nào của Raphael mà ông rất nổi tiếng. Trong “The Alba Madonna,” ở bên trái bức tranh, vẻ ngây thơ và hiếu kỳ toát ra từ đứa trẻ mà sau này chính là Thánh John Baptist. John ngước nhìn đầy mong đợi về phía phải nơi Chúa Hài Đồng, người nắm vững cây thánh giá mà John đang cầm.

 

 

 

“The Alba Madonna,” vẽ bởi Raphael vào khoảng năm 1510. Sơn dầu trên bảng gỗ được chuyển sang vải. Bộ Sưu Tập Andrew W. Mellon, Phòng Trưng Bày Nghệ Thuật Quốc Gia, Washington. (Phòng Trưng Bày Nghệ Thuật Quốc Gia, Washington)

 

 

 

Xuất hiện với vẻ thông tuệ hơn so với tuổi, Chúa Hài Đồng như tách khỏi tình yêu ủy mị trần thế, bởi vì em biết em ở trên trái đất vì một điều gì đó lớn lao hơn. Một chân đặt ngập ngừng trên mặt đất, như gợi ý rằng em ở thế giới này nhưng không thuộc về nó.

 

Trong khi John mặc áo lông để sưởi ấm, Chúa Hài Đồng không mặc gì và không muốn gì ở thế giới này, ngoại trừ dạy mọi người tin theo Chúa. Bỏ qua những bộ trang phục La Mã cổ điển, đơn giản chúng ta nhìn thấy một bức chân dung gia đình của một người mẹ và trách nhiệm của bà trong một khoảnh khắc dịu dàng, vui vẻ ngoài trời. Raphael khiến khung cảnh trở nên gần gũi với tất cả chúng ta.

 

Rõ ràng Raphael đã vẽ nên một cảnh tôn giáo trong bức “The Alba Madonna,”, nhưng điều xuất hiện trong nhiều bức tranh của ông dường như là một sự cao trào hài hòa giữa thiêng liêng và trần tục, cảnh giới của thần và của người.

 

 

Luyện tập tạo nên cái đẹp

Trong nghệ thuật, hài hòa không phải là ngẫu nhiên. Nhìn vào một số bản vẽ của Raphael, bạn có thể thấy cách ông vẽ lại nhiều lần những nhân vật của mình. Một số bản vẽ cho thấy ông thay đổi góc đầu hoặc cánh tay một chút để mỗi nhân vật hài hòa với các yếu tố khác trong bức tranh cuối cùng. Bỏ một trong những yếu tố đó đi thì toàn bộ bố cục sẽ trở nên bất ổn. Điều đó khiến Raphael trở thành một họa sĩ mẫu mực trong tranh vẽ nhóm các nhân vật, như được thấy trong bức vẽ xuất chúng “Trường học Athens” tại Vatican.

 

 

 

Moses quỳ trước bụi cây cháy, vẽ bởi Raphael khoảng năm 1514. Bản vẽ nhấn trắng trên 23 tờ các tông nối nhau, đục lỗ để chấm bột. Bảo Tàng Real Bosco di Capodimonte, Naples, Ý. (Museo e Real Bosco di Capodimonte / Được phép của Bộ Di Sản và Hoạt Động Văn Hóa và Du Lịch)

 

 

 

Sinh ra ở Urbino năm 1483, Raphael đắm chìm trong nghệ thuật từ khi còn rất nhỏ. Khi nhìn thấy con trai có khiếu nghệ thuật, cha của ông đã tìm kiếm một chỗ học nghề cho ông. Sanzio đã đến thăm xưởng của Andrea del Verrocchio, thực tập sinh bao gồm Pietro Perugino và Leonardo da Vinci. Cha của Raphael đã chọn Perugino để dạy con trai mình, mặc dù Raphael có thể chưa bắt đầu học nghề khi cha còn sống, vì khi đó Raphael còn quá trẻ.

 

 

 

Chân dung tự họa, vẽ bởi Raphael năm 1506-1508. Sơn dầu trên bảng gỗ cây dương. Gallery các bức tượng và tranh vẽ tại Phòng trưng bày Uffizi, Florence, Ý. (Nội các Phòng trưng bày Uffizi / Được phép của Bộ Di sản và Hoạt động Văn hóa và Du lịch)

 

 

 

Mặc dù mồ côi năm 11 tuổi, Raphael đã học hỏi phong thái lịch thiệp từ cha mình, người đã giới thiệu ông triết lý nhân văn của hoàng gia.

 

Năm 1500, Raphael đã được coi là bậc thầy khi mới chỉ 17 tuổi. Ông được Giáo Hoàng Julius II triệu tập đến Rome khi 25 tuổi theo lời giới thiệu của Donato Bramante, kiến ​​trúc sư thiết kế vương cung thánh đường St. Peter. Raphael thay phiên đảm nhận vai trò của Bramante những năm về sau.

 

 

Raphael học hỏi từ những người cùng thời Thịnh Phục Hưng là Leonardo Da Vinci và Michelangelo. Da Vinci lớn hơn Raphael 31 tuổi còn Michelangelo hơn ông 8 tuổi. Raphael tinh chỉnh hoàn thiện các kỹ thuật vẽ từ những bậc thầy lớn tuổi hơn mình.

 

Raphael cũng nhìn về quá khứ với những lý tưởng cao đẹp của nghệ thuật La Mã cổ đại đầy thanh bình, thẩm mỹ và cân bằng. Say mê với việc bảo tồn nghệ thuật xưa, ông thích khôi phục chính xác các tác phẩm hơn là đổi mới thiết kế của chúng, như một số người cùng thời đã làm.

 

Nhưng hơn thế, hết lần này đến lần khác, những người đương thời của ông đã đề cập đến đức tính tốt đẹp của Raphael. Khác với Da Vinci và Michelangelo khá đơn độc, Raphael là một nghệ sĩ thân tình được yêu mến của hoàng gia và còn hơn thế nữa.

 

 

Vasari nói rằng Raphael luôn nghĩ cho người khác trước; nếu một nghệ sĩ muốn được giúp đỡ, Raphael sẽ đặt tác phẩm của mình sang một bên để hỗ trợ anh ta. Vasari đã đi xa hơn khi nói rằng Raphael đối xử với các họa viên trong xưởng của mình như cách ông đối xử với con mình, và dường như họ cũng quý ông như thế. “Chưa ai thấy ông ra khỏi hoàng gia mà không có người đồng hành, như khi rời khỏi nhà, luôn có khoảng 50 họa sĩ tiềm năng và xuất sắc đồng hành để thể hiện lòng tôn trọng với ông. Nói vắn tắt, ông sống không giống một họa sĩ mà như một hoàng tử.”

 

Lòng tốt của Raphael thấm nhuần đức tin, tràn ngập trong tranh của ông. Nghệ thuật của ông đẹp không chỉ ở mắt nhìn mà cả trái tim cũng có thể cảm nhận được. Đó là lý do tại sao, qua cọ vẽ, nghệ thuật của Raphael trường tồn, ông đã vẽ ngôn ngữ của tâm hồn.

(Theo ntdvn.com)