(Nguồn: Facebook Nguyễn Gia Việt.)

 

 

Một bạn hỏi, có phim "Nhà gia tiên" (*) bối cảnh Miền Nam, xin cho ý kiến vì bạn thấy kỳ kỳ. Trên tinh thần sự thiệt, cũng nói thẳng luôn:

Cái tên "Nhà Gia Tiên" trước nhứt là sai chánh tả, sai chữ nghĩa, vì chữ gia Hán Việt () nghĩa là nhà, nếu thòng thêm "nhà gia tiên" thì vô tình lặp lại chữ gia hai lần.

 

 

Nhà Gia Tiên là câu tối nghĩa.

 

Tôi nhớ bài "Lan và điệp 4" mà Hamlet Trương đi khoe, được Như Quỳnh ca trên sân khấu Paris By Night 123 là một bài rối nùi, chữ nghĩa lộn xộn.

 

Cụ thể câu "Người tôi thương mến ra trước cổng thiền môn" là câu tối nghĩa khi môn   là cổng hoặc cửa rồi, thiền môn là cổng thiền rồi, mà tác giả còn dám lặp lại "cổng thiền môn".

 

Các bạn trẻ giờ thích xọ chữ, nhưng kém đọc sách, kém chữ nghĩa, không thèm nghiên cứu trước khi làm, thành ra khoe chữ lòi ra lộn chữ.

 

Trở lại Nhà Gia Tiên:

Nhà Gia Tiên sai ở chữ gia tiên nếu lấy bối cảnh Miền Nam, cái bàn thờ Miền Nam, người Miền Nam, văn hoá Miền Nam như hình mà tôi copy trên báo VNnet. (Xem hình).

 

Người Miền Nam, dân Nam Kỳ Lục Tỉnh không có khái niêm "nhà gia tiên". Chữ "gia tiên" là của người Miền Bắc.

 

Trong chữ gia mà Huỳnh Tịnh Của liệt kê không có chữ gia tiên. Huỳnh Tịnh Của liệt kê đủ hết, từ gia đinh, gia nhơn, gia viên, gia sản, gia chủ, sui gia, bà gia, lương gia, danh gia....nhưng không hề có chữ "gia tiên".

 

Khi một đám cưới Miền Nam bắt đầu giờ lành, sau khi đàng trai trong đoàn rước dâu đã vô nhà gái, mấy cái quả đặt trên bàn tộc được mở ra trình tộc nhà gái, ông trưởng tộc nhà trai ôm cái khay trầu rượu mời tộc gái uống chút rượu. Đủ lễ, ông trưởng tộc gái tuyên bố ”Tới giờ tốt, xin được làm lễ lên đèn.”

 

Miền Nam kêu là làm lễ lên đèn, cho hai cháu làm lễ ông bà. Không kêu là làm lễ "gia tiên" như người Miền Bắc.

 

Người Miền Nam kêu là bàn thờ tổ tiên, không kêu là bàn thờ "gia tiên".

 

Phong tục, cách sống Nam khác Bắc nhiều. Họ tộc trong Nam không phát triển, ai làm nấy ăn, không có gia phả, chẳng câu nệ dòng họ, Nam không lũy tre làng, không trưởng tộc, chẳng mè nheo quyền lực.

 

Miền Nam thờ chỉ 4 đời, sau chót thành Cửu Huyền Thất Tổ gói gọn hết.

 

Không nặng gia phải, không nặng nhà thờ tổ. Nhưng cái bàn thờ tổ tiên ở trong nhà Miền Nam thường là bàn thờ trong nhà người út, người đó ăn hương hoả, là thờ cha mẹ và ông bà. Nhà út mặc định là nhà có thờ tổ dù không quyền hành gì, chỉ tượng trưng.

 

Miền Nam không có khái niệm nhà thờ tổ như Miền Bắc. Có vài dòng họ giàu có, quan quyền có lập từ đường, phủ thờ. Phần đông dân Nam Kỳ bình dân không kêu nhà có bàn thờ ông bà của mình là từ đường hay phủ thờ, bình dân mà!, kêu rõ là nhà thờ, cụ thể ai ở kêu nhà người đó, nhà ông út, nhà chú út, nhà cậu út, nhà chú tư, nhà cô bảy.

 

Cho nên đã xái phong tục Miền Nam khi kêu là "nhà Gia Tiên".

 

Nhắc  một cái nữa với tư cách người tôn trọng văn hoá Miền Nam:

Bạn lấy tấm tranh kiếng, kiểu tranh kiếng hay chưng thờ trên bàn thờ ông bà Miền Nam làm quảng cáo là hỗn háo, là xái tâm linh.

 

Tranh kiếng có nhiều loại, trong đó có tranh làng quê, tranh tích xưa. Nhưng cover quảng cáo phim lại lấy tranh thờ. Người sản xuất rất gan, dám đề tên mình lên tranh kiếng thờ tự để quảng cáo phim của mình. Dám đề tên phim vào chỗ hay đề chữ cửu huyền thất tổ trên bàn thờ.

 

 

Dám như vậy à?

 

Nhớ hồi sáng mùng 2 Tết vừa rồi, giám đốc sản xuất phim kinh dị Ma da, Quỷ nhập tràng, Đôi mắt âm dương, Cù lao xác sống, Bến phà xác sống... đột ngột qua đời ở tuổi 36 khi đang đi Bảo Lộc. Em gái anh kể "Trước đó, sức khỏe anh bình thường. Anh ấy ra đi mà không kịp trăn trối lời nào."

 

Người sản xuất "Nhà gia tiên" phạm ba lỗi, trong đó có lỗi tâm linh. Dám sao?

 

 

 

 

 

Chú giải (danviet.com.au):

(*): “Nhà gia tiên” : là tên của một bộ phim thể loại tâm linh-hài của Việt Nam.