Món thịt bò bít tết. (Ảnh: Pixabay)
Bít tết là một trong những món ăn điển hình của ẩm thực phương Tây. Thịt bò ở nhà hàng phương Tây dù nướng qua thời gian dài vẫn giữ được độ mềm và ngon ngọt. Trong khi thịt bò Việt Nam thì dù làm theo cách nào, miếng thịt bò vẫn khá dai và khô. Thực ra, vấn đề không phải ở cách nấu, mà bởi thịt bò ngoại và thịt bò Việt có một số điểm khác biệt về bản chất.
1.Loại gia súc và chu kỳ cho ăn khác nhau.
Ở nhiều vùng của Việt Nam, người ta nuôi bò để lấy thịt hoặc lấy sữa, và họ thường nuôi bò trong nhiều năm. Ngay cả bò thịt cũng phải mất khoảng một năm mới được xuất bán để đảm bảo rằng chúng có đủ sản lượng thịt. Bò càng già thì lượng mỡ trong thịt bò càng giảm, và miếng bít tết dễ bị khô.
Để làm món bò bít tết, người nước ngoài sẽ đặc biệt nuôi những loại gia súc có năng suất thịt và hàm lượng mỡ tương đối cao, và chu kỳ nuôi dưỡng cũng rất ngắn, có khi chỉ vài tháng đã xuất chuồng, nhằm đảm bảo vị ngọt mềm của miếng thịt.
2. Cách chăn nuôi gia súc khác nhau
Nông dân Việt thường sử dụng thức ăn chăn nuôi và cỏ tươi hoặc cỏ khô để nuôi bò sữa và bò thịt. Cách làm này không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn cung cấp cho bò lượng dinh dưỡng cân bằng và giúp chúng có tuổi thọ cao hơn.
Theo chế độ cho ăn này, tỷ lệ thịt nạc của bò sẽ tăng lên, sau đó các doanh nghiệp sẽ chế biến thành thịt bò khô hoặc bán nguyên miếng.
Ở nước ngoài, ngô và các cây lương thực khác thường được sử dụng để làm thức ăn cho bò, và áp dụng cách không bổ sung thức ăn thô để bò tích lũy nhiều mỡ - làm cho thịt mềm hơn, thích hợp làm món bít tết hơn.
Những loại thịt bò nổi tiếng trên thế giới phải kể đến bò Mỹ, bò Úc, bò Nhật. Bò Kobe của Nhật là đắt nhất. Ngoài món bít tết, người ta còn nướng thịt bò hoặc dùng cho món lẩu Shabu Shabu.
3. Thịt bò được xử lý theo những cách khác nhau
Mặc dù thịt bò tươi chúng ta mua ngoài chợ chứa nhiều nước, nhưng vào mùa nắng nóng các tế bào sẽ mất nước nhanh chóng. Thịt bò nướng này sẽ có độ dai nhất định nhưng lại mất đi độ mềm.
Thịt bò nước ngoài được bán trong siêu thị chủ yếu được đóng gói chân không - nén thịt bò thành miếng bít tết. Thông thường, thịt bò sẽ được khử trùng, sau đó đóng gói trong túi chân không và bảo quản ở nhiệt độ khoảng 4°C. Sau một thời gian, các thớ thịt bò dần trở nên “lỏng lẻo”, do vậy thịt bò không bị cứng khi chiên hoặc nướng.
Bít tết nên chín bao nhiêu?.
Theo các phần khác nhau của con bò, bít tết có thể được chia thành nhiều loại, chẳng hạn như bít tết đùi thăn, thăn lưng, phi lê, sườn chữ T,... Chất lượng thịt của mỗi miếng thịt là khác nhau, nhưng để đạt được vị ngon nhất thì độ nướng cần vừa phải.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng bít tết chưa qua chế biến hoặc nấu chín có khả năng chứa vi khuẩn và ký sinh trùng. Mặc dù mùi vị bít tết sẽ ngon hơn khi “chín vừa”, nhưng theo quan điểm sức khỏe, bít tết được nấu chín hoàn toàn là sự lựa chọn tốt nhất.
Hai loại thực phẩm hại gan nhất (trong đó có bít tết).
Gan là cơ quan giải độc lớn nhất của cơ thể con người, nếu gan có vấn đề thì hệ thống giải độc của con người sẽ bị cản trở. Theo thời gian, chất độc trong cơ thể sẽ ngày càng tích tụ nhiều hơn, khiến tình trạng da trở nên tệ hơn như nổi mụn, mẩn đỏ...
Dưới đây là hai loại đồ ăn nằm trong “danh sách đen” của gan:
1. Đồ ăn giàu chất béo
Đồ ăn giàu chất béo rất phổ biến trong cuộc sống, ví dụ như các món chiên, rán, xào. Nhìn chung, hương vị của các món ăn này tương đối ngon nên được rất nhiều người ưa thích.
2. Đồ ăn chưa chín
Trong những năm gần đây, nhiều người ngày càng chú ý đến hương vị nguyên bản của thực phẩm, vì vậy đã ra đời nhiều món được chế biến “chín một nửa”, chẳng hạn như bít tết, cua say... và một số trực tiếp ăn sống, chẳng hạn như sashimi.
Những loại thực phẩm này nếu không được xử lý đúng cách thì các ký sinh trùng và vi khuẩn trên thực phẩm sẽ khó bị loại bỏ. Một khi chúng xâm nhập vào cơ thể sẽ dễ dàng tấn công gan của chúng ta và ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của gan. Vì vậy, những món như thế này tốt nhất là không nên ăn hoặc hạn chế ăn, thực phẩm đã được nấu chín là lựa chọn tốt nhất.
(Thanh Hương)
(Theo Vision Times)