Bước sang tuổi xế chiều, một ông lão ở Úc có tên là Mak Filiser (?) đã được đưa vào sống ở viện dưỡng lão sống. Không gia tài đồ sộ cũng chẳng con cái đầy đàn, tài sản duy nhất ông có chỉ là tấm thân gầy gò và già nua.

 

Đến cả những cuộc hẹn của người thân ông cũng ít lần được nhận. Ai cũng cho rằng, Mak là người bất hạnh, mảy may không có chút gì để đời, con cái thì hờ hững lãng quên.

 

Thế nhưng, cái ngày ông từ giã cuộc sống ngay chính nơi cô đơn nhất này, người ta mới phát hiện ra một kho báu vô giá. Đó không phải là vàng bạc, đá quý mà chỉ là một tờ giấy nhàu nát với những dòng thơ nguệch ngoạc, được cô y tá vô tình thấy lúc dọn phòng. Bài thơ có tên “Cranky Old Man”.

 

Bài thơ này sau đấy đã được các cô y tá đưa lên mạng xã hội và nhanh chóng lan truyền khắp nước Úc. Bài thơ còn được đăng trên mọi tạp chí trong lễ Giáng Sinh và trở thành một hiện tượng toàn cầu không phải bởi nghệ thuật ngôn từ mà cốt là vì trái tim của ông lão ngoài 80 tuổi gửi gắm trong từng con chữ, từng câu thơ. Ông lão đã lấy đi không ít nước mắt chỉ với một bài thơ.

 

Bài thơ đầu tiên là những lời nhắn nhủ của Mak đến những cô y tá. Đừng chỉ nhìn ông như một lão già ngớ ngẩn và lẩm cẩm, đừng chỉ mãi tất bật chăm lo và quên rằng thứ họ cần hơn là một người bạn tâm sự sẻ chia.

 

 

Bài thơ cũng là lời nhắc nhở tới những người trẻ tuổi. Đừng mải chạy theo cuộc sống cơm áo gạo tiền mà quên dành thời gian ở bên cha mẹ. Hãy biết trân trọng và chăm sóc bố mẹ khi còn có thể để rồi khi mất đi bạn sẽ chẳng còn cơ hội ấy nữa.

“Ông lão gàn dở

Hỡi những cô y tá, cô thấy gì?

Cô nghĩ điều gì khi nhìn vào tôi?

Một ông lão ốm yếu, già nua và ngớ ngẩn

Tính tình thật kì quặc với đôi mắt xa xăm

Luôn rơi vãi thức ăn, chẳng mấy khi lên tiếng

Khi cô lớn tiếng quát: “Ông hãy cố một lần

Dường như ông không thấy, mọi điều mà tôi làm”

Người luôn mãi bỏ quên… một chiếc giày hay tất?

Chẳng bao giờ lên tiếng, để mặc cô làm việc

Tắm rửa và ăn uống, suốt cho một ngày dài

Đó là điều cô nghĩ, nhìn thấy, có phải không?

Nhìn kĩ hơn cô hỡi, cô chưa thấy tôi đâu

Hãy ngồi đây tôi kể, câu chuyện của đời mình

Khi tôi lên mười tuổi, sống với cha và mẹ

Với anh và với chị, những người yêu thương nhau

Rồi khi lên mười sáu, với đôi cánh trên chân

Luôn mơ mộng mỗi ngày, về tình yêu đích thực

Và chú rể đôi mươi, với trái tim rực cháy

Sống với lời nguyện thề, trọn đời xin gìn giữ.

Bước vào tuổi hai lăm, nuôi nấng đứa con mình

Luôn cần sự chỉ bảo, bên mái ấm yêu thương

Người đàn ông ba mươi, khi sức trai bùng cháy

Che chở cho mọi người, gắn bó mãi dài lâu

Tuổi bốn mươi ập tới, đàn con cất cánh bay

Người phụ nữ bên tôi, giúp vơi đi nỗi sầu

Năm mươi năm trôi qua, những đứa trẻ lại về

Một lần nữa trong tôi, hạnh phúc lại đong đầy.

Bóng tối bỗng che phủ, khi vợ hiền đi xa

Tôi nhìn vào tương lai, run rẩy và sợ hãi

Những đứa trẻ của tôi, chẳng thể nào gặp chúng

Năm tháng đã trôi qua, cuốn mất đi tình yêu

Giờ đây đã già nua, thiên nhiên thật tàn nhẫn

Tuổi già đến nhanh chóng, cứ ngỡ như trò đùa

Thân xác bỗng suy tàn, sức sống cũng ra đi

Tuy trái tim ngừng đập, chỉ còn là đá lạnh

Nhưng trong thân xác này, nhiệt huyết vẫn bùng cháy

Để rồi một ngày kia, trái tim bừng sống dậy

Tôi nhớ những niềm vui…tôi nhớ những nỗi buồn…

Tôi yêu và tôi sống, bắt đầu một lần nữa

Dù giây phút còn lại, ít ỏi và ngắn ngủi

Người ơi có biết chăng, chẳng có gì vĩnh cữu

Hãy mở mắt và nhìn

Chẳng phải lão già đâu

Hãy lại gần và thấy…một TÔI thật trẻ trung.”

 

 

 

Cranky Old Man

What do you see nurses? . . .What do you see?

What are you thinking . . .when you're looking at me?

A cranky old man, . . .not very wise,

Uncertain of habit . . .with faraway eyes?

Who dribbles his food . . .and makes no reply.

When you say in a loud voice . . .'I do wish you'd try!'

Who seems not to notice . . .the things that you do.

And forever is losing . . .A sock or shoe?

Who, resisting or not . . .lets you do as you will,

With bathing and feeding . . .The long day to fill?

Is that what you're thinking?. . .Is that what you see?

Then open your eyes, nurse . . .you're not looking at me.

I'll tell you who I am . . .As I sit here so still,

As I do at your bidding, . . .as I eat at your will.

I'm a small child of Ten . . .with a father and mother,

Brothers and sisters . . .who love one another

A young boy of Sixteen . . .with wings on his feet

Dreaming that soon now . . .a lover he'll meet.

A groom soon at Twenty . . .my heart gives a leap.

Remembering, the vows . . .that I promised to keep.

At Twenty-Five, now . . .I have young of my own.

Who need me to guide . . .And a secure happy home.

A man of Thirty . . .My young now grown fast.

Bound to each other . . .With ties that should last.

At Forty, my young sons . . .have grown and are gone,

But my woman is beside me . . .to see I don't mourn.

At Fifty, once more, . . .Babies play 'round my knee,

Again, we know children . . .My loved one and me.

Dark days are upon me . . .My wife is now dead.

I look at the future . . .I shudder with dread.

For my young are all rearing . . .young of their own.

And I think of the years . . .And the love that I've known.

I'm now an old man . . .and nature is cruel.

It's jest to make old age . . .look like a fool.

The body, it crumbles . . .grace and vigour, depart.

There is now a stone . . .where I once had a heart.

But inside this old carcass . . .A young man still dwells,

And now and again . . .my battered heart swells

I remember the joys . . .I remember the pain.

And I'm loving and living . . .life over again.

I think of the years, all too few . . .gone too fast.

And accept the stark fact . . .that nothing can last.

So open your eyes, people . . .open and see.

Not a cranky old man.

Look closer . . .see ME!!

 

 

 

Bài thơ đầu tiên là những lời nhắn nhủ của Mak đến những cô y tá. Đừng chỉ nhìn ông như một lão già ngớ ngẩn và lẩm cẩm, đừng chỉ mãi tất bật chăm lo và quên rằng thứ họ cần hơn là một người bạn tâm sự sẻ chia.

 

Nếu hời hợt và thoáng qua ta sẽ chỉ thầy bề ngoài khắc khổ và già nua. Phải đến khi thẩm từng câu chữ ta mới thấy được kho báu tâm hồn vô giá nằm ẩn sâu bên trong Mak.

 

Bài thơ cũng là lời nhắc nhở tới những người trẻ tuổi. Đừng mải chạy theo cuộc sống cơm áo gạo tiền mà quên dành thời gian ở bên cha mẹ. Cứ mỗi ngày lãng phí trôi qua, bạn đã mất đi 24 giờ được ở gần họ. Vì thế, hãy biết trân trọng và chăm sóc bố mẹ khi còn có thể.

 

 

 

“Ông già cáu kỉnh” là một bài thơ cảm động về sự lão hóa đã khiến vô số người chăm sóc trên khắp thế giới rơi nước mắt. Nhưng nó thực sự đến từ đâu? Từ Zeus và Europa, đến Paul Bunyan and Babe the Blue Ox, mọi nền văn hóa đều có những truyền thuyết và câu chuyện cổ tích cần thiết.

 

 

Thật ra mà nói, tác phẩm này trình bày một cái nhìn sâu sắc về dòng chảy không ngừng nghỉ, khắt nghiệt của cuộc sống, chưa kể đến cảm giác vô hình mà nhiều người lớn tuổi cảm nhận được.

 

Tuy nhiên, hầu hết độc giả đều nhận ra còn có nhiều câu chuyện đằng sau bài thơ này  hơn nữa.

 

Một phiên bản khác của câu chuyện này cho rằng "ông già cáu kỉnh" thực ra không phải là đàn ông mà là phụ nữ. Chính xác là một y tá tên là Phyllis McCormack. Và cô ấy không thực sự cáu kỉnh; chỉ đơn thuần là đồng cảm với hoàn cảnh của những người lớn tuổi mà cô chăm sóc.

 

Câu chuyện kể rằng McCormack đã viết bản thảo đầu tiên của bài thơ khi đang làm việc tại một bệnh viện ở Anh, vào khoảng giữa những năm 1960:

 

Theo một bài báo năm 1998 trên tờ "Daily Mail" (một tờ báo của Anh), con trai của McCormack khẳng định rằng mẹ anh đã viết đoạn thơ gốc cho tạp chí của bệnh viện bà.

 

Phiên bản "Ông già cáu kỉnh" của bài thơ được cho là sau đó được chuyển thể từ phiên bản của McCormack bởi David Griffith, một nhà thơ người Mỹ.

 

 

Huyền thoại có thật thì không cần tác giả.

 

Các truyền thuyết khác nhau xung quanh bài thơ đặc biệt này rất phức tạp, và, đã được kể đi kể lại nhiều lần đến mức có khả năng tác giả gốc của tác phẩm sẽ không bao giờ được xác minh thực sự. Một thực tế rằng, việc không xác định được tác giả thực sự, đã không làm giảm đi sức mạnh của bài thơ ca ngợi có tính sử thi này.

 

Giống như những truyền thuyết xa xưa (những truyền thuyết gây tiếng vang trong trái tim và tâm trí của mọi người trên toàn cầu), "Ông già cáu kỉnh" mang một bản sắc riêng.

Rằng, bài thơ không chỉ có một tác giả — nó có rất nhiều tác giả.

 

Những thi sĩ đích thực là những người lớn tuổi cảm thấy bị lãng quên, các bác sĩ và y tá cung cấp những dịch vụ y tế cần thiết cho những người đàn ông và phụ nữ lớn tuổi này, và những người chăm sóc hằng ngày mang đến sự an ủi, chăm sóc và hỗ trợ cho những người thân yêu đang già đi.

 

Họ là những người giữ cho câu chuyện được sống động, cho dù họ chọn cách kể nó như thế nào.