Khalil Gibran (1883-1931) là một nhà văn, nhà thơ, nhà yêu nước người Liban. Ông sinh ra tại thị trấn Bsharri, núi Mutasarrifate trong thời kỳ Đế quốc Ottoman của Thổ Nhĩ Kỳ. Ông di cư tới Mỹ cùng gia đình từ khi còn bé, nơi ông học nghệ thuật và bắt đầu sự nghiệp viết văn.

 

 

 

 

Trong thế giới Ả Rập, Gibran được coi là một kẻ nổi loạn về văn học và chính trị. Người Liban thì coi ông như một người hùng văn chương. Gibran sống trong thời điểm đất nước Liban trải qua rất nhiều biến động chính trị, tôn giáo, trải qua Thế Chiến thứ nhất.

 

 

Với truyện thơ “The Prophet” (Nhà Tiên Tri, 1923), Gibran trở thành một trong những tác gia nổi tiếng trên thế giới, người ta cho rằng ông có thể sánh ngang với Shakespeare của phương Tây hay Lão Tử của phương Đông.

 

 

 

 

Trong cuốn Nhà Tiên Tri, Gibran đã sử dụng câu chuyện của một nhà tiên tri tên là Al Mustafa để đưa ra những quan niệm của mình về rất nhiều mặt của cuộc sống, bao gồm tình yêu, hôn nhân, nhà cửa, tội ác, phát luật, tự do, thiện ác, cầu nguyện, tôn giáo, v.v.. Nhà Tiên Tri của ông được dịch ra 108 thứ tiếng, là một trong những cuốn sách bán chạy nhất mọi thời đại.

 

 

Sau cuốn Nhà Tiên Tri, Gibran tiếp tục sáng tác cuốn “The Garden of the Prophet” (Khu vườn của Nhà Tiên Tri, 1934), sách được xuất bản sau khi ông qua đời. Trong Khu vườn của Nhà Tiên Tri, thông qua Al Mustafa, Gibran đưa ra quan điểm của mình về hạnh phúc, và làm sao một người có thể sống hạnh phúc. Bài thơ “Khốn khổ nước tôi” (Pity the nation) của Gibran nằm trong cuốn sách này.

 

 

KHỐN KHỔ NƯỚC TÔI

Khalil Gibran, Từ Linh dịch

Khốn khổ nước tôi
Mê tín thì vô hạn
Tôn giáo thì nông cạn

Khốn khổ nước tôi
Mặc áo mình không dệt
Ăn gạo mình không trồng
Uống rượu mình không làm

Khốn khổ nước tôi
Ca ngợi côn đồ là anh hùng
Gọi kẻ xâm lăng là bạn vàng

Khốn khổ nước tôi
Trong mơ thì ghét cay ghét đắng
Tỉnh dậy lại đầu hàng

Khốn khổ nước tôi
Chỉ dám nói năng khi đưa tang
Chỉ dám khoe khoang di sản hoang tàn
Chỉ dám phản kháng khi đầu sắp lìa khỏi cổ

Khốn khổ nước tôi
Chính khách xảo quyệt như chó sói
Triết gia tung hứng chữ làm xiếc
Nghệ thuật bắt chước chắp và vá

Khốn khổ nước tôi
Kèn loa tưng bừng rước kẻ cai trị mới
Rồi tống cổ chúng bằng la hét phản đối
Rồi lại tưng bừng kèn loa đón kẻ cai trị khác

Khốn khổ nước tôi
Vĩ nhân càng nhiều tuổi càng lú
Thánh nhân chờ mãi chưa ra đời

Khốn khổ nước tôi
Cứ chia năm xẻ bảy chơi
Phe nào cũng xưng mình là “đất nước”

 

PITY THE NATION

Khalil Gibran

 

Pity the nation that is full of beliefs and empty of religion.

Pity the nation that wears a cloth it does not weave,
and eats a bread it does not harvest,
and drinks a wine that flows not from its own wine-press.

 

Pity the nation that acclaims the bully as hero,
and that deems the glittering conqueror bountiful.

 

Pity a nation that despises a passion in its dream,
yet submits in its awakening.

 

Pity the nation that raises not its voice
save when it walks in a funeral,
boasts not except among its ruins,
and will rebel not save when its neck is laid
between the sword and the block.

 

Pity the nation whose statesman is a fox,
whose philosopher is a juggler,
and whose art is the art of patching and mimicking.

 

Pity the nation that welcomes its new ruler with trumpeting,
and farewells him with hooting,
only to welcome another with trumpeting again.

 

Pity the nation whose sages are dumb with years
and whose strongmen are yet in the cradle.

 

Pity the nation divided into fragments,
each fragment deeming itself a nation.

 

The Garden of the Prophet – 1934

Nguyễn Vĩnh

(trithucvn.org)