Tục ngữ Việt Nam có câu “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”, còn nếu con thông minh, giỏi giang thì ông bố nhận phần “hổ phu sanh hổ tử”. Điều này có lẽ không thích hợp với thời buổi hiện đại. Vậy thì khi nào, ông bà có thể nhận ra được rằng cháu mình thuộc hàng thông minh, có tài riêng? Hoặc có cách nào chúng ta giúp con cháu mình đạt kết quả từ tốt đến xuất sắc trong việc học của chúng không?
Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cần phải biết về trí thông minh của con cháu chúng ta qua cách thể hiện trong lối học của chúng.
Một trong những khuôn khổ tốt nhất để hiểu cách con cháu chúng ta học là lý thuyết về trí thông minh đa dạng của Howard Gardner - Nhà tâm lý học người Mỹ Howard Gardner (sinh ngày 11 tháng 7 năm 1943) nổi tiếng nhất với lý thuyết về nhiều loại trí thông minh, được ông đề xuất lần đầu tiên trong cuốn sách Frames of Mind năm 1983; ông Gardner cũng là giáo sư tại Đại học Harvard và đã đóng góp đáng kể cho các lĩnh vực giáo dục và tâm lý học.
Giáo sư Gardner lập luận rằng không có một trí thông minh nào dành cho tất cả (được đo bằng các bài kiểm tra IQ), mà có ít nhất tám loại trí thông minh khác nhau hướng dẫn cách chúng ta tương tác với môi trường của mình.
Giáo sư Gardner nhận định rằng trường học truyền thống chủ yếu sử dụng Trí thông minh về từ ngữ và Trí thông minh về số/logic, điều đó có nghĩa là những đứa trẻ thông minh theo những cách khác này không có cơ hội thực sự tỏa sáng trong lớp học.
Nếu chúng ta biết trí thông minh đa dạng của con cháu mình (và mỗi trẻ đều có tất cả tám trí thông minh ở các mức độ khác nhau), thì chúng ta có thể hướng dẫn chúng khám phá các lĩnh vực mạnh và sử dụng các chiến lược học tập có thể giúp vượt qua khó khăn trong học tập. Để hiểu được trí thông minh đa dạng của con cháu chúng ta (hoặc thanh thiếu niên), dươi đây là những thông tin căn bản để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về trí thông minh nào mà con cháu chúng ta có ở mức độ trội hơn cả. Chúng ta đánh dấu (hoặc ghi nhớ) bất kỳ mục nào áp dụng cho con cháu chúng ta (đối với trẻ em lớn hơn, chúng ta có thể cùng con cháu mình đánh dấu X vào trước mục liên đới trong danh sách kiểm tra) trong mỗi loại trí thông minh.
NHẬN DẠNG VỀ MỖI HÌNH THỨC TRÍ THÔNG MINH
Sau ghi đánh dấu vào những điểm mạnh về mỗi loại trí thông minh của con cháu chúng ta, chúng ta có thể nhìn ra một hoặc nhiều loại trí thông minh của con cháu mình và rồi qua đó giúp con cháu phát triển tối đa điều mà chúng có tối ưu.
Hãy nhớ rằng con cháu chúng ta nhìn chung có tất cả tám loại trí thông minh, và có thể con cháu chúng ta có thế mạnh ở nhiều hơn một loại trí thông minh. Nếu con cháu chúng ta không phát triển về Trí thông minh từ ngữ và/hoặc Trí thông minh số học/logic, nhưng lại thể hiện thế mạnh về Trí thông minh cơ thể hoặc Trí thông minh hình ảnh, ví dụ, con cháu chúng ta có thể không học tốt ở những lớp học nhấn mạnh nhiều vào đọc, viết và tính toán. Con cháu chúng ta sẽ cần những cách học bao gồm hoạt động thể chất (ví dụ, hoạt động vận động để dạy về đường cong hàm số) và phác họa, hình ảnh và video để học.
Quan trọng hơn, con cháu chúng ta sẽ hiểu rằng các vấn đề của chúng ở trường không phải do "ngu ngốc", mà là do chúng không được dạy theo cách chúng học tốt nhất. Trí thông minh đa dạng mang đến cho mọi trẻ cơ hội để tỏa sáng! Đừng bỏ lỡ sự nhận định về thế mạnh của loại thông minh con cháu chúng ta có mà thiệt thòi cho con cháu chúng ta. Tóm lại, muốn con cháu mình phát triển trí thông minh, phải biết rõ loại trí thông minh nào mà con cái chúng ta trổi bật hơn cả! ./.
N. R. (viết riêng cho Nam Úc & Dân Việt)