Với người Phần Lan, họ luôn có mong muốn trở nên trung thực, và đức tính này trở thành một nguyên tắc căn bản trong đời sống của họ. (Ninara Flickr - CC BY 2.0)

 

 

Có một người Trung Quốc khi sang Phần Lan sinh sống đã không khỏi ngỡ ngàng trước kỳ thi công chức tại quốc gia này. Sau khi ngẫm lại, anh còn cảm thấy “mất mặt" thay cho người Trung Quốc.

 

 

Bài viết được đăng tải trên trang Secret China. Cẩm Bách Quân có một người bạn là Reimer ở ​​Phần Lan làm việc cho chính phủ tại thủ đô Helsinki. Một ngày nọ, Cẩm Bách Quân có việc đi đến tòa thị chính nên đã hẹn Reimer. Anh đã nói với Cẩm Bách Quân rằng: “Hôm nay là ngày thi công chức, ông có thể đợi tôi 2 tiếng được không?”. Ông Cẩm vui vẻ bằng lòng, ngồi đọc sách trên ghế băng dài bên hành lang, đợi 2 tiếng qua đi.

 

Khi thấy Reimer bước ra, ông Cẩm vội hỏi về tình hình cuộc thi. Reimer hớn hở nói, sau khi hoàn thành bài kiểm tra, ông so sánh với các câu trả lời ở mặt sau của đề bài và ước tính điểm kiểm tra lần này, kết quả rất khả quan.

 

 

“Cái gì? Câu trả lời có trên đề bài kiểm tra luôn à?”, Cẩm Bách Quân rất ngạc nhiên nên đã thốt lên. “Vậy các ông đều đạt 100 điểm hết cả rồi!”

 

“Không đâu. Không ai sao chép câu trả lời đằng sau đề bài kiểm tra cả”, Reimer từ tốn đáp lại.

 

 

 

Reimer hớn hở nói, sau khi hoàn thành bài kiểm tra, ông so sánh với các câu trả lời ở mặt sau của đề bài và ước tính điểm kiểm tra lần này, kết quả rất khả quan. (Pxhere)

 

 

 

Ông Cẩm hỏi lại ngay: “Tại sao các câu trả lời lại được bấm kèm sau bài thi, chẳng phải để các ông chép luôn ư?”.

 

Reimer liền giải thích: “Không! Không phải vậy! Chúng tôi rất nghiêm túc trong khi làm bài thi, 2 giờ đầu chúng tôi giải đề, 10 phút sau so sánh kết quả. Cho dù là đúng hay sai cũng không được xóa hay chữa lại bài làm nữa”.

 

Reimer nói với Cẩm Bách Quân rằng, trong các cuộc thi công chức ở Phần Lan, đôi khi câu trả lời được đính kèm vào mặt sau của bài kiểm tra để thí sinh có thể tự đánh giá điểm của mình. Nếu như bài thi không đạt thì họ phải tự giác đóng tiền học lại và thi lại cho đến khi qua.

 

Sự liêm khiết gần tuyệt đối ở Phần Lan

Công chức ở Phần Lan có mức lương cao, đãi ngộ phúc lợi cũng tốt, nhưng tính kỷ luật trong môi trường làm việc lại rất khắt khe. Việc nhận quà và được mời ăn tiệc là một vấn đề lớn, không phải là thông lệ ở đây. Nếu bất cẩn thì con đường công danh, sự nghiệp sẽ gặp trắc trở. 

 

Khi Reimer tốt nghiệp đại học bước vào làm công chức, điều đầu tiên anh phải học là hiểu rõ giới hạn của ‘tham nhũng’. Những nhân viên công chức đi trước đều chia sẻ kinh nghiệm với anh rằng: “Có thể uống một cốc bia, hoặc ăn một cái bánh Sandwich, nhưng nếu như bất cẩn uống rượu vang của người khác rồi, như vậy về sau từng thời từng khắc đều có thể gặp rắc rối”.

 

 

 

“Có thể uống một cốc bia, hoặc ăn một cái bánh Sandwich, nhưng nếu như bất cẩn uống rượu vang của người khác rồi, như vậy về sau từng thời từng khắc đều có thể gặp rắc rối”. (Pxhere)

 

 

 

Pháp luật ở Phần Lan quy định công chức không được nhận những món quà có giá trị tương đối cao, và chính phủ có định nghĩa chi tiết về giá trị tương đối cao là gì: Con số này được điều chỉnh theo chỉ số vật giá, thường khoảng 20 euro (khoảng 546.000 đồng). Nếu công việc đòi hỏi phải tiếp khách hay mời đi dự tiệc, thì chi phí đều tính vào khoản tiền công. Sau đó, danh sách liệt kê chi tiết từ việc đối tượng tham gia bàn tiệc, món ăn được chọn, số tiền phải trả sẽ đều đăng lên trên mạng. Điều này áp dụng với từ Thủ tướng đến tổng Tham mưu. Tất cả mọi người đều có thể xem được tài liệu đó, từng việc nhỏ cũng đều tra xét rõ ràng, mọi thứ đều phải công khai và minh bạch. Khi công chúng phát hiện vấn đề có thể báo cáo, thậm chí là khởi tố.

 

Nguyên tắc này áp dụng cho cả các chuyến công tác. Nếu một công chức đi công tác trong vòng chưa đến 1 ngày, họ thậm chí sẽ phải nhận tiền trợ cấp theo giờ. Nếu muốn nhân dịp công tác mà đi du lịch thì họ phải bỏ tiền túi ra, bởi vì chính phủ không cho thêm bất cứ một khoản tiền trợ cấp nào.

 

 

Cẩm Bách Quân không khỏi tò mò hỏi Reimer, với những quy định nghiêm khắc như vậy, đã có ai tham nhũng hay chưa? Reimer suy nghĩ hồi lâu mới tiếp tục, vụ gần đây nhất là 4 năm trước, khi ấy Thống đốc ngân hàng trung ương, trong buổi tiếp đón chính thức, ông đã vô tình gọi lên 1 đĩa gan ngỗng muối và đã bị giới truyền thông tiết lộ sau khi kiểm tra thực đơn trên mạng. Thống đốc đã từ chức vì món gan ngỗng này (vì món ăn có giá cao hơn so với các món ăn khác)! Ông từ chức vì danh dự và đạo đức truyền thống, thấy hổ thẹn trước hành vi tham ô. Nguyên tắc này đối với công chức và viên chức Phần Lan có ảnh hưởng rất lớn.

 

 

 

Nếu công việc đòi hỏi phải tiếp khách hay mời đi dự tiệc, thì chi phí đều tính vào khoản tiền công. Sau đó, danh sách liệt kê chi tiết từ việc đối tượng tham gia bàn tiệc, món ăn được chọn, số tiền phải trả sẽ đều đăng lên trên mạng. (Pxhere)

 

 

 

Vì sao người Phần Lan có thể trung thực? 

Theo Medium, một người Bangladesh khi hỏi một người bạn Mỹ của mình rằng: Phẩm chất hàng đầu của người Phần Lan là gì? Anh đã nhận được câu trả lời như sau: Tính trung thực của họ rất đáng ngưỡng mộ! 

 

Ở Bangladesh, những đứa trẻ được dạy ở trường tiểu học rằng trung thực là một đức tính tốt. Nhưng nói dối và lừa gạt vẫn đầy rẫy trong xã hội, đến mức mà họ thậm chí chẳng cần nghĩ xem liệu hành động của mình có phù hợp với đạo đức hay phạm pháp hay không. Thực tế, việc giáo dục học đường đã không thể khiến đức tính trung thực ăn sâu vào tiềm thức và tâm lý của những người Bangladesh. 

 

Tuy nhiên, với Phần Lan, đức tính trung thực được thực hành trong xã hội. Có lẽ không phải vì người Phần Lan chỉ dạy học sinh mình phải trung thực trong trường học, mà bởi vì người Phần Lan luôn MUỐN trở nên trung thực. 

 

Có một sự khác biệt lớn giữa việc: trung thực và muốn trở nên trung thực. 

 

 

 

Với Phần Lan, đức tính trung thực được thực hành trong xã hội. Người Phần không chỉ dạy học sinh mình phải trung thực trong trường học, mà bởi vì người Phần Lan luôn MUỐN trở nên trung thực. (Getty)

 

 

 

 

Một người nhận mình là trung thực có thể thực hành đức tính này trong một số hoàn cảnh. Nhưng trong nhiều tình huống, họ có thể lựa chọn không trung thực. Bởi việc họ có đức tính này không có nghĩa là họ mang nghĩa vụ phải trung thực mọi nơi, mọi lúc. Nói cách khác, nếu họ chỉ đơn giản nhận thức trung thực là một cái “nhãn mác" hay là quyết định trong một thời điểm, thì họ không ước thúc bản thân phải trung thực trong mọi hoàn cảnh. 

 

Tuy nhiên, với người Phần Lan, họ luôn có mong muốn trở nên trung thực, và đức tính này trở thành một nguyên tắc căn bản trong đời sống của họ. Việc muốn trở nên trung thực có nghĩa là: họ có ý định trở nên trung thực, mục tiêu trở nên trung thực, và cả mục đích để trở nên trung thực. Tư tưởng của họ sẽ chỉ đạo hành vi của mình hướng về điều này. 

 

 

 

Đức tính trung thực trở thành một nguyên tắc căn bản trong đời sống của người Phần Lan. (Ninara - CC BY 2.0)

 

 

 

Người Bangladesh đã kể một trải nghiệm của mình như sau. 

 

“Một vài tháng trước, tôi đi đến một công ty luật tư nhân để nhận tư vấn về xin thị thực làm việc ở Phần Lan. Họ tính phí 750 euro cho một trường hợp tư vấn kiểu này. 

 

Tôi đã nói chuyện với một luật sư trẻ và anh ta đưa cho tôi các thông tin về giấy tờ cần thiết để xin thị thực. Tôi nói với anh ta: “Tôi biết những gì anh vừa nói. Tôi có một kiến thức vững chắc về toàn bộ quy trình nộp đơn. Nhưng điều tôi muốn ở anh là kiểm tra tất cả các giấy tờ của tôi trước khi tôi nộp đơn xin thị thực". 

 

Anh ta đáp lại: “Gần như không có gì phải kiểm tra nếu anh thoả mãn toàn bộ điều kiện và đính kèm đầy đủ giấy tờ yêu cầu trong đơn xin của mình. Anh có thể tự làm điều này. Anh không cần phải trả chúng tôi tiền để chúng tôi kiểm tra giấy tờ cho anh”. 

 

“Hơn nữa, chúng tôi không phải là đơn vị phát hành thị thực. Đó là việc của bộ phận cư trú. Nên ngay cả khi chúng tôi kiểm tra hồ sơ của anh và nói rằng mọi thứ ổn rồi, thì hồ sơ của anh vẫn có thể bị từ chối. Nếu anh chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ cần thiết rồi, thì cứ nộp thôi và đợi kết quả", anh ta nói thêm. 

 

Lúc đó, tôi đã rất bất ngờ. Chắc chắn là anh ấy không muốn mình bỏ lỡ cơ hội nhận được 750 euro rồi. Anh ấy có thể dễ dàng làm cho mọi thứ trở nên phức tạp hơn bằng cách nói tôi là người ngoại quốc và tôi không biết hết các chi tiết hay luật lệ về việc xin thị thực làm việc. Hoặc anh ta cũng có thể cố thuyết phục tôi rằng tôi không thể nộp hồ sơ nếu như không có anh ta kiểm tra trước hồ sơ. Nhưng anh ta đã không làm vậy. 

 

Tôi không biết thực chất anh ta có trung thực không, nhưng mà anh ta đang MUỐN trở nên trung thực. Anh ta chủ đích lựa chọn việc trung thực. 

 

Và đó cũng là bài học mà tôi học được ở đất nước Bắc Âu này: 

Một hành động trung thực là tốt, nhưng điều đó chẳng có ý nghĩa gì cho đến khi tôi MUỐN trở nên trung thực mọi lúc”

 

 

Khi sự trung thực, sự thành tín, sự tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật của một quốc gia, một dân tộc trở thành một thói quen, một ý thức tự giác, một chủng tập quán hình thành về sau, thì đó sẽ là một xã hội hài hòa, ấm áp và đẹp đẽ.

(ntdvn.com)