Niềm vui là một loại tâm trạng, cảm giác, không thể cầm nắm được, khó giữ được lâu, nhưng mỗi người chúng ta đều muốn có, đều theo đuổi.

 

 

 

Trong quan niệm của con người ngày nay, niềm vui thường gắn liền với tiền bạc. Ví dụ như bạn suy nghĩ rất lâu khi mua một bộ quần áo, khó khăn lắm mới cầm được trên tay, cảm giác trong lòng rất sảng khoái, rất thỏa mãn, rất vui; hoặc khi bạn khao khát một chiếc máy tính, một cái điện thoại, một khi có được, cầm trên tay là sẽ dùng thử ngay, hứng thú vô cùng, rất muốn chạy ra ngoài khoe khoang với mọi người v.v… Những niềm vui này hầu như rất khó có được nếu không có tiền.

 

 

 

Theo các chuyên gia giải thích, con người có bản năng theo đuổi những thứ có thể thỏa mãn ngay lập tức, mà bản năng này trên thực tế là cơ chế sinh tồn của con người. Ví dụ như khi đói hoặc khát sẽ lập tức tìm thức ăn hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp nguy hiểm…

 

 

 

Thế nhưng xã hội của chúng ta là một xã hội không thể thỏa mãn ngay lập tức, không thể có ngay được thứ mà mình muốn. Lấy ví dụ, chúng ta cần lương để sống, buộc phải đợi đến ngày phát lương; khi đi ăn ở quán ăn hoặc nhà hàng, chúng ta phải đợi nhà bếp nấu nướng, hoặc có quá nhiều người đợi món, chúng ta phải kiên nhẫn chờ đợi đến lượt mình thì mới được phục vụ…

 

 

 

Điều đáng chú ý đó là trong khoảng thời gian mong đợi khao khát được thỏa mãn, sự chậm trễ thường sẽ tạo nên phản ứng mạnh mẽ hơn về mặt cảm xúc, sự phản ứng này luôn mạnh hơn cảm giác thích thú khi được thỏa mãn. Theo nghiên cứu của các nhà sinh lý học, điều này là vì một chất hóa học có tên là “dopamine” kích thích trung khu vui vẻ trong não bộ.

 

 

 

Khi bạn đang thích thú với một việc hoặc một thứ nào đó, bạn cũng đang tận hưởng tâm trạng tốt mà lượng lớn dopamine do não tiết ra mang đến, còn việc hay vật mà bạn khao khát lại trở nên không còn quá quan trọng nữa. Ví dụ đơn giản nhất là sau khi có được thứ mà mình hằng mơ ước, cảm giác trong lòng cũng bắt đầu thay đổi. Vài giờ đồng hồ sau, bạn sẽ nhận thấy niềm vui và sự thích thú trước đó bắt đầu giảm đi, không còn mạnh mẽ như cảm giác thích thú khi vừa được cầm trên tay nữa.

 

 

Cũng có nghĩa là, niềm vui này không giữ được lâu, nói thẳng ra là chẳng qua trung khu niềm vui trong não nhận được nhiều dopamine trong một lần mà thôi. Khi không còn dopamine nữa, sự mất mát sau đó sẽ khiến chúng ta lại đi tìm kiếm sự kích thích mới, niềm vui mới. Dù đối với người hay vật, cái gọi là “tiền bạc không mua được niềm vui” chính là do duyên nhân này.

 

 

 

 

(Ảnh: Storyblock)

 

 

 

 

 

Tiền bạc có thể mua được niềm vui hay không?

Tiền bạc quả thật không thể mua được niềm vui, nhưng trên con đường tìm kiếm niềm vui, có lẽ tiền bạc vẫn có thể phát huy tác dụng.

 

 

Mới đây, để nghiên cứu về mối quan hệ giữa tiền bạc và niềm vui, Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ đã họ tìm đến 2 nhóm tình nguyện viên và cho mỗi người 40 đô la; 1 nhóm cầm tiền đi mua bất cứ thứ gì mình muốn, nhóm còn lại thì dùng tiền đổi lấy thời gian tự do, ví dụ như gọi điện thoại đặt món ăn để tiết kiệm thời gian nấu ăn hoặc dùng dịch vụ quét dọn nhà cửa để đổi lấy thời gian dọn dẹp của mình…

 

 

 

 

Khi các tình nguyện viên điền mức độ thỏa mãn vào bảng khảo sát 10 mục thì cho thấy kết quả rằng: nhóm dùng tiền đổi lấy thời gian tự do có mức độ mãn nguyện cao hơn nhóm dùng tiền mua đồ.

 

 

Nói cách khác, việc dùng tiền để đổi lấy nhiều thời gian tự do hơn, sẽ khiến bản thân thêm vui vẻ; còn những người dùng tiền mua đồ để đổi lấy niềm vui thì không hề đạt được hiệu quả vui vẻ thật sự. Kết luận là: điều thật sự khiến con người cảm thấy vui vẻ đó là có bao nhiêu thời gian tự do.

 

 

 

 

 

(Ảnh: Shutterstock)

 

 

 

 

 

Tạo ra chất lượng thời gian của bạn

Thời gian có ích (hay thời gian có chất lượng) góp phần tạo ra cho niềm vui của con người, tiền bạc chẳng qua chỉ khiến mọi người có được công cụ của thời gian có ích mà thôi. Vì vậy việc có được niềm vui về cơ bản là không cần đến tiền, điều thật sự cần đó là điều chỉnh thời gian, tạo ra nhiều thời gian có ích hơn.

 

 

Một ngày của chúng ta đều có 24 giờ, đa số thời gian mà mọi người dùng trong đời là gần giống nhau. Nếu bạn đã bắt đầu cảm thấy cuộc đời ngắn ngủi, suy nghĩ làm thế nào mới có thể quý trọng thời gian, có được một cuộc đời vui vẻ – vậy thì hãy để mỗi giờ, mỗi phút của bạn đều trở thành thời gian có ích.

 

 

Hãy sắp xếp lại cách sống, để thời gian có ích phát huy giá trị thực sự trong cuộc sống, nhờ đó mà có được niềm vui thật sự.