Dante đứng giữa thành phố Florence và núi trong luyện ngục. (Ảnh do Họa sĩ Domenico di Michelino vẽ năm 1465).

 

 

 

 

 

 

Đặc biệt là vào thời khắc này, con người thực sự cần đến sự hướng dẫn tâm linh hơn bao giờ hết, sau hơn 700 năm lưu truyền, ý nghĩa thực tiễn sâu sắc của Thần khúc không hề giảm đi mà càng trở nên trang trọng hơn.

 

 

 

“Tôi đã theo Chúa và đã rửa sạch hết mọi tội lỗi rồi, Chúa nhân từ sẽ bảo hộ tôi suốt đời bình an.” Bây giờ rất nhiều người nghĩ như vậy, có thực sự như vậy không? Chúng ta thử tìm câu trả lời từ tác phẩm vĩ đại này xem sao.

 

 

Thần khúc (Divine Comedy) là một trường ca của nhà thơ Ý thời Trung cổ Dante Alighieri, là một kiệt tác sử thi đã được lưu truyền hơn 700 năm. Tác phẩm này được viết ra bắt đầu từ việc 3 vị nữ Thần trên Thiên đường giải cứu Dante khi ông rơi vào tuyệt cảnh. Lúc ấy, Dante cho rằng mình chỉ là một người bình thường giữa muôn vàn chúng sinh, vì sao lại có thể kinh động đến các vị Thần? Điều gì khiến ông ấy trở nên vô cùng quý giá trong mắt của Chúa?

 

 

 

 

Dante và tác phẩm Thần khúc.

 

Dante Alighieri (1265-1321) sinh ra trong một gia đình quý tộc sa sút ở Florence, Ý. Thuở thiếu thời Dante siêng năng chăm chỉ, học rộng tài cao. Trong suốt cuộc đời của ông, nước Ý luôn trong cục diện hỗn loạn và chiến tranh. Thời trẻ, ông đã cống hiến hết mình cho xã hội và được bầu làm một trong những quản trị viên của Cộng hòa Florence với nhiệm kỳ hai tháng. Sau đó, ông bị lưu đày do thua trong các cuộc tranh chấp giáo phái chính trị và tôn giáo, và không bao giờ trở lại Florence cho đến cuối đời. 

 

 

Tuy nhiên, trong những tháng ngày bị lưu đày, Dante phải mất 14 năm mới viết xong Thiên sử thi Thần khúc. Ông đặt tên cho sử thi này là Comedy, nghĩa là một câu chuyện với kết thúc có hậu. Người đời sau thêm chữ Divine (Thần thánh) vào thành Divine Comedy (Thần Khúc).

 

 

Sử thi bao gồm ba phần: Địa ngục, Luyện ngục, Thiên đường và khổ thơ đầu giới thiệu toàn bộ bài thơ. Bằng cách kể về những khoảnh khắc đen tối và bất lực nhất trong cuộc đời của tác giả, nữ Thần đã cứu Dante, và an bài cho ông ấy đi xuyên qua Địa ngục và Luyện ngục, rồi may mắn được lên Thiên đàng, đó là một trải nghiệm kỳ diệu và trọn vẹn, đã mở ra cánh cửa đến thế giới khác cho thế hệ tương lai. 

 

 

Những điều đích thân Dante nghe và thấy, được ông ghi chép lại chính xác và chi tiết như một cuốn hồi ký với hàm ý sâu rộng khiến người ta tỉnh ngộ, được coi là một cuốn sách thức tỉnh xuất sắc, đã lưu truyền rộng rãi và được đánh giá cao trong hơn 700 năm qua.

 

 

 

 

Câu chuyện bắt đầu từ việc gặp nguy hiểm trong rừng rậm.

 

 

 

 

 

 

Dante đột nhiên phát hiện bản thân bị lạc trong rừng sâu u ám (Tranh khắc gỗ của Họa sĩ Gustave Doré thế kỷ 19)

 

 

 

 

 

Thần khúc là một bài thơ đầy tính tượng trưng. Câu chuyện bắt đầu khi Dante gặp nguy hiểm trong rừng rậm, ngay từ đầu Dante đã viết rằng bản thân đi qua một nửa cuộc đời và bất ngờ phát hiện mình đang mắc kẹt trong một khu rừng tối tăm, lạc mất con đường đúng đắn. Khu rừng tượng trưng cho sự hỗn loạn ở Ý mà ông đã trải qua. Nhà thơ cảm thấy khu rừng này thực sự “Khiến người ta sởn tóc gáy, kinh hãi đáng sợ.”

 

 

Dù đã lạc lối nhưng Dante vẫn khao khát được leo lên triền núi được bao phủ bởi hàng vạn tia sáng (tượng trưng cho đạo đức), ánh sáng đó đến từ một hành tinh (tượng trưng cho Thiên quốc của Chúa), và hành tinh đó là cội nguồn của hạnh phúc.

 

 

Nhưng, một con sư tử (tượng trưng cho tham vọng), một con báo (tượng trưng cho nhàn hạ), và một con sói (tượng trưng cho dục vọng) bất ngờ xuất hiện, cản đường Dante. Những con thú đói điên cuồng này từng bước tiếp cận ông, khiến ông không khỏi kinh hoàng, bi ai và không sao ngăn được những dòng nước mắt thống khổ trong giây phút sắp sụp đổ hoặc bị chúng ăn thịt!

 

 

 

Con thú kia cũng khiến tôi như vậy,

Nó đến để tấn công tôi,

Đẩy tôi lùi về phía tối, thiếu ánh mặt trời.

 

 

 

 

Linh hồn của nhà thơ La Mã cổ đại Virgil đã xuất hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong lúc tuyệt vọng, linh hồn của nhà thơ La Mã cổ đại Virgil xuất hiện. “Ta muốn cứu ông thoát khỏi những con mãnh thú nguy hiểm này, những con thú này sao dám ngăn ông leo lên ngọn núi tuyệt đẹp kia chứ.”

 

 

 

 

 

 

Trong lúc tuyệt vọng, linh hồn của nhà thơ La Mã cổ đại Virgil xuất hiện. “Ta muốn cứu ông thoát khỏi những con mãnh thú nguy hiểm này, những con thú này sao dám ngăn ông leo lên ngọn núi tuyệt đẹp kia chứ.”

 

 

Trong khi tôi đang tụt dần xuống thấp,
Thì có một khuôn mặt hiện ra.
Nhưng im lìm lặng lẽ…

Vừa chợt thấy giữa vô biên hoang vắng,
Tôi liền kêu lên: “Xin hãy thương tôi”,
“Dù là ai, hồn ma hay người sống!”

 

 

 

 

Nhà thơ Virgil nói với Dante: “Nếu muốn thoát khỏi đây, nên tìm một con đường mới. Chính lòng đố kỵ đã giải thoát 3 con thú này khỏi địa ngục. Một ngày nào đó, con chó săn đại diện cho trí huệ, đức hạnh và nhân từ sẽ xua đuổi những con thú trở lại địa ngục. Ta đang chiểu theo ý chỉ của Chúa để giúp ông thoát khỏi cảnh khổ này, sau khi kết thúc hành trình Luyện ngục và Địa ngục, sẽ có Thiên Thần dẫn ông lên Thiên đường.” 

 

 

Đối mặt với linh hồn của nhà thơ La Mã cổ đại Virgil mà ông ngưỡng mộ đột nhiên xuất hiện trước mặt và sự sắp đặt được lên Thiên đường, sau khi tâm trạng tuyệt vọng ban đầu qua đi, Dante không khỏi rụt rè và hoài nghi: “Tôi không phải là một nhân vật anh hùng Thần thánh, vì sao tôi được đến đó? Là ai cho phép như thế? Ngay cả bản thân tôi và những người khác đều không tin rằng tôi có tư cách ấy.”

 

 

Còn tôi, sao tôi lại đi, tôi đã được ai cho phép?
Tôi không phải Enea, cũng chẳng phải Paolo,
Bản thân tôi và không một ai nghĩ là tôi xứng đáng.

 

 

 

Nhà thơ Virgil giải thích với Dante rằng ông được một vị nữ Thần xinh đẹp phái đến để giải cứu Dante, đó là nữ Thần Beatrice, người mà Dante luôn yêu mến.

 

 

 

 

Vì sao các nữ Thần lại quan tâm đến Dante như vậy?!

 

Nàng Beatrice là người bạn đời tinh thần mà Dante yêu quý từ khi còn là một thiếu niên, và nàng đã qua đời năm 24 tuổi. Tuy Dante không viết nhiều về mối quan hệ khi còn sống của họ, nhưng có thể thấy rằng nàng Beatrice là một sự tồn tại hoàn hảo dành cho Dante.

 

 

Nàng Beatrice là con gái của Folco di Ricovero Portinari, một quý ông khả kính của thành Firenze. Dante gặp nàng Beatrice vào năm 1274. Khi đó Dante lên 9 tuổi còn Beatrice lên 8. Dante đã ngay lập tức thích nàng từ ánh nhìn đầu tiên, người con gái mà ông chỉ gặp có 2 lần, một lần khi cả hai còn nhỏ, và lần còn lại là 9 năm sau, khi nàng Beatrice đang đi trên một con đường ở thành phố Florence. Nàng nhận ra Dante và quay qua chào ông. 

 

 

 

 

 

 

Beatrice và Virgil (Họa sĩ Stradanus sáng tác năm 1587).

 

 

 

 

 

 

Chỉ hai lần gặp mặt ngắn ngủi nhưng lòng ái mộ dành cho Beatrice đã theo Dante đến hết cuộc đời, đó là một hình mẫu tình yêu thuần khiết truyền thống, là nguồn cảm hứng bất tận cho Dante viết hai kiệt tác Cuộc đời mới và Thần khúc

 

 

Nhà thơ Virgil nói rằng nàng Beatrice đã phái ông tới cứu Dante, giúp Dante đi qua Hỏa ngục và Luyện ngục, sau đó nàng Beatrice sẽ dẫn Dante lên Thiên đường (Virgil không được phép lên Thiên đường vì chưa qua phép rửa tội).

 

 

 

 

Virgil tiết lộ một chút về sự ủy thác của nàng Beatrice với Dante:

 

Một bạn của tôi, nhưng không phải bạn của điều may mắn!
Đang mắc nguy nan trên đường cát vắng,
Niềm sợ hãi có thể khiến chàng quay lại!

Tôi sợ chàng sẽ lạc lối quá xa,
Để cứu chàng tôi sợ mình đến muộn,
Chuyện của chàng tôi mới rõ tại Thiên Đình.

 

 

Nàng Beatrice nói:

 

Ta được Chúa tạo ra và ban cho nhiều ân huệ,
Nỗi khổ trần gian không thể ám ảnh ta,
Ngọn lửa thiêu không bén được đến ta.

Trên cao có một Đức Bà nhân hậu,
Tới mức đã hủy đi một đạo luật Trời,
Do vướng điều này nên ta cử Người đi.

Đức Bà đã cho gọi Lucia và nói:
- Một tín đồ đang cần ngươi giúp đỡ,
Còn ta, ta ủy thác cho ngươi.

Lucia kẻ tử thù của muôn điều hung bạo,
Lên đường ngay và tìm đến chỗ ta,
Nơi hồi xưa ta ngồi cạnh Rakenle.

 

 

Lucia nói: “Hỡi Beatrice mà Chúa Trời hằng khen ngợi,
Sao không đi cứu con người đã yêu ngươi biết mấy!
Và vì ngươi đang cố tách khỏi phàm trần!

Sao không nghe tiếng chàng than khóc,
Sao không biết cái chết đang đe dọa chàng,
Trên dòng sông dữ mà biển cả cũng khôn bì".

 

 

Virgil nói:

 

Ta đã đến với ngươi theo ý chỉ của Nàng,
Đã cứu ngươi thoát con thú chặn đường,
Chỉ cho ngươi đường ngắn nhất lên đỉnh non đẹp đẽ!

 

 

 

 

 

Thần chỉ nhìn nhân tâm, trong khó khăn trắc trở, mới có thể khảo nghiệm nhân tâm.

 

Qua lời kể của Virgil, chúng ta có thể thấy: Ba vị nữ Thần này đều mong muốn giải cứu Dante.

 

Trên cao có một Đức Bà nhân hậu,
Tới mức đã hủy đi một đạo luật Trời,

 

 

 

Tuy không nói rõ tên trong bài thơ, nhưng rõ ràng Bà ấy là cấp cao nhất, biết rõ mọi thứ về Dante và biết cả Lucia là nữ Thần mà Dante tôn thờ (Lucia vì duy hộ tín ngưỡng mà bị tra tấn và khoét mất đôi mắt, nhưng vẫn kiên định không thay đổi và được phong Thánh). Bà biết rằng Dante đang lâm vào tình cảnh tuyệt vọng, biết tất cả những suy nghĩ của ông, biết rằng trong hoàn cảnh tăm tối và đáng sợ như vậy nhưng Dante vẫn hướng đến đỉnh cao của đạo đức và tin tưởng vào Chúa, trong tâm của ông, Thiên quốc của Chúa là cội nguồn ánh sáng và hạnh phúc.

 

 

Thánh Lucia cũng biết trái tim của Dante đã sớm rời xa thế tục, Lucia nhận lệnh và lập tức tìm nàng Beatrice, tất nhiên Beatrice biết rõ cảnh giới tâm linh của Dante, và nàng nóng lòng muốn đi xuống tầng dưới để tìm nhà thơ Virgil.

 

 

Từ đó chúng ta có thể thấy rằng khi Dante tuyệt vọng, Chúa vẫn là ánh sáng trong tim của ông và đạo đức vẫn là mục tiêu vươn tới của ông. Thật dễ dàng để tin tưởng và tôn trọng trong một môi trường mà mọi người đều hiểu và nói tốt về điều đó. Nhưng trong bóng tối (bị đày ải), thậm chí bị bức hại và bị người khác phản đối, vào khoảnh khắc sinh tử, mà vẫn tin tưởng, vẫn tôn kính, vẫn không bị xuôi theo dòng, ấy là điều khó khăn nhất, cũng chính là nói, càng trong khốn khó, càng có thể khảo nghiệm nhân tâm… Đó cũng chính là lý do vì sao ba vị nữ Thần trên Trời cao kia muốn cứu sống Dante.

 

 

 

 

 

Lý do vì sao ba vị nữ Thần trên Trời cao kia muốn cứu sống Dante, ấy là dù ông đang trong thảm cảnh tối tăm nhất vẫn một lòng kiên định tin tưởng Chúa, và hướng về Thiên quốc.

 

 

 

 

 

Mặc dù Dante không phải là tu sĩ chuyên tu trong tu viện, ông chỉ là một người bình thường và rất khiêm tốn, thậm chí còn nghĩ bản thân mình không phải anh hùng, cũng không nghĩ mình có tư cách như vậy… nhưng suy nghĩ chất phác và đơn giản ấy, có lẽ lại chính là điều mà chư Thần xem trọng. Bởi các vị Thần không nhìn vào hình thức của bất kỳ buổi lễ nào, dù họ có mặc áo tu sĩ, hay thậm chí có đội vương miện của Giáo hoàng hay không, có cúi đầu thắp hương hay không, điều Thần nhìn chỉ là nhân tâm. Trong Thần khúc, nhiều giáo sĩ phải chịu đựng cực hình trong các tầng địa ngục khác nhau, và ngay cả Giáo hoàng cũng có tên trong danh sách đó.

 

 

“Tôi đã theo Chúa rồi, đã rửa sạch hết mọi tội lỗi rồi, Chúa nhân từ sẽ bảo hộ tôi suốt đời bình an.” Bây giờ rất nhiều người nghĩ như vậy, có thực sự như vậy không? Dĩ nhiên tin vào Chúa là điều đáng kính, nhưng nếu cho rằng chỉ cần qua một buổi lễ thì mọi chuyện đều xong, sẽ may mắn, có thể vô tư không còn lo lắng nữa, có thể tận hưởng phước lành từ Chúa. Tuy nhiên, nó có thể hoàn toàn ngược lại, còn là một hiểu lầm nghiêm trọng về đức tin vào Chúa của con người hiện nay. 

 

 

Nếu vẫn mơ hồ, chúng ta hãy theo bước chân của Dante đến Địa ngục, Luyện ngục và Thiên đường, tất cả sẽ sáng tỏ ngay thôi.

 

 

 

 

Theo bước chân của Dante, sẽ trải nghiệm được sự từ bi và uy nghiêm của Chúa.

 

Ngoài ra, có một vấn đề đặc biệt đáng chú ý được đề cập trong bài thơ, ấy là vì cứu Dante mà nữ Thần từ bi đã “hủy đi một đạo luật Trời”.

 

 

 

 

Là điều gì vậy?

 

Mọi người thử nghĩ xem, một chuyến đi của người phàm đến Địa ngục và Thiên đường, là một sự kiện phi thường, vốn là điều con người đang sống trên thế gian không thể nào tưởng tượng nổi. Bởi vì từ mô tả của bài thơ, chúng ta có thể thấy, vô luận là Địa ngục hay Thiên đường, thì sự giới hạn của sinh mệnh ở giữa mỗi tầng là rất rõ ràng, không thể vượt qua. Nhưng Dante lại được phép trải nghiệm mỗi từng cảnh giới ấy, quả là một sự an bài hết sức đặc thù và trọng đại.

 

 

Một người không tin có thể sẽ nghĩ sử thi này là trí tưởng tượng của Dante, nhưng đối với những người tu luyện chân chính trong Đại Pháp, Đại Đạo, thì đây là sự thật có thể nhìn thấy được. Có nhiều chỗ trong bài thơ mà người bình thường không thể nhận thấy, nhưng nó phù hợp với đạo lý thâm sâu trong cảnh giới của người tu luyện, không đơn thuần là chuyện tưởng tượng có thể tùy tiện viết ra.

 

 

Và kết quả của sự an bài này là sự ra đời của Thần khúc, có lẽ Chúa đã mượn tay của Dante để viết ra kiệt tác này, triển hiện ra sự từ bi và bài học giáo huấn cho nhân loại?!

 

 

Đặc biệt là vào thời khắc này, con người thực sự cần đến sự hướng dẫn tâm linh hơn bao giờ hết, sau hơn 700 năm lưu truyền, ý nghĩa thực tiễn sâu sắc của Thần khúc không hề giảm đi mà càng trở nên trang trọng hơn. Hy vọng bạn có thể theo bước chân của Dante và giải mã nội hàm thâm sâu của Thần khúc, cảm nghiệm được lòng thương xót và sự uy nghiêm của Đấng toàn năng.

 

 

 

Cao Nguyên.

Theo SOH

Chú thích: Bài viết sử dụng bản dịch Thần khúc tiếng Việt của dịch giả Nguyễn Văn Hoàn.

(ntdvn.com)