File photo shows the Great Barrier Reef off the northeastern coast of Australia in December 2017. (Kyodo)==Kyodo Source: Kyodo
Trong lúc nước Úc đánh dấu ngày toàn quốc ghi nhận các chủng loại bị đe dọa National Threatened Species Day vào ngày 7 tháng 9, thì một số người Úc nổi tiếng cùng tham gia một chiến dịch mới nhằm thúc giục chính phủ liên bang hãy tăng cường luật lệ về bảo vệ môi trường. Lời kêu gọi hiện được một số nhóm bảo tồn môi trường Úc ủng hộ, khi họ viết một lá thư gởi đến UNESCO để yêu cầu can thiệp.
Nước Úc là quê hương của hơn một triệu loài động vật và cây cỏ, rất nhiều loài không tìm thấy ở nơi nào khác trên thế giới.
Thế nhưng hơn 2 thế kỷ qua, có hơn 100 loài vật và cây cỏ đã bị tuyệt chủng.
Vào ngày toàn quốc cảnh giác về các chủng loại bị đe dọa tuyệt chủng, một số các lực sĩ nổi tiếng, nhạc sĩ và người mẫu bao gồm cựu vô địch trượt sóng Kayne Beachley, cầu thủ đội Socceroo là Hary Kewell và ca sĩ Cody Simpson, đã cùng với nhóm bảo tồn thuộc Quỹ Bảo vệ Cuộc Sống Hoang Dã trên Thế giới gọi tắt là WWF tại Úc, để phát động một chiến dịch mới.
Trong một cuộn băng video, nhóm kêu gọi chính phủ liên bang hãy có các hành động khẩn cấp, để bảo vệ tốt hơn cuộc sống và nơi trú ẩn của những loài bị nguy cơ nhiều nhất.
Nhóm WWW nói “Có quá nhiều chuyện khiến nước Úc đứng đầu về đời sống hoang dã, từ những khu rừng nhiệt đới đã có từ ngàn xưa cho đến các bình nguyên trải rộng đến chân trời, những bờ biển tuyệt đẹp cho đến những ghềnh đá sống động".
"Hiện nay hơn bao giờ hết, chúng ta cần bảo vệ những gì còn lại và bảo tồn những gì đã mất”.
Chiến dịch diễn ra khi đạo luật về môi trường gây nhiều tranh luận đã được thông qua tại Hạ Viện hồi tuần qua.
Người đứng đầu của WWF tại Úc đặc trách về đất đai và biển cả, Darren Grover cho biết, đạo luật của chính phủ sẽ tu chính Luật Bảo tồn Hệ Sinh Thái và Môi trường, và dọn đường cho các tiểu bang và lãnh thổ có các quyền hạn được chấp thuận.
Darren Grover nói “Chính tiểu bang đề nghị để quí vị có một lập trường nếu các đạo luật được thông qua, trong đó tiểu bang sẽ tự điều chỉnh".
"Vì vậy tiểu bang sẽ đưa ra một dự án và rồi sẽ thẩm định sau đó tự mình chấp thuận, do đó rõ ràng là có vấn đề xung đột quyền lợi”.
Trong hơn 20 năm qua, luật về môi sinh hiện tại đã có hiệu lực, thì WWF Úc Châu ước lượng có hơn 7,7 triệu hec-ta, là nơi sinh sống của các loài bị đe dọa, đã bị phá hủy.
Ông Grover nói rằng, các trận cháy rừng hồi Mùa Hè Đen đặc biệt đã hủy hoại với loài gấu kaola.
Ông Darren Grover nói “Các trận cháy rừng tàn phá một vùng rộng lớn nơi sinh sống của kaola, một số lớn con vật nầy đã biến mất và chúng tôi nghĩ nay là lúc để tìm ra một danh sách các con vật bị nguy cơ tuyệt chủng, thế nhưng hơn tất cả là việc nêu lên chuyện về gấu kaola”.
Được biết có hơn một tá các tổ chức bảo tồn đã ký tên vào một bức thư cảnh cáo đến UNESCO đối với kế hoạch của chính phủ liên bang, nhằm thay đổi trong việc bảo vệ môi trường của nước Úc.
Giám đốc Hiệp hội Bảo tồn Úc Châu, bà Kelly O’Shanassy, nói rằng, chính phủ có trách nhiệm xác định, bảo vệ và bảo tồn các địa điểm di sản thế giới, chẳng hạn như Great Barrier Reef.
Bà Kelly O’Shanassy nói “Chúng ta cần bảo vệ những địa danh biểu tượng nầy, bởi vì chúng rất sống động và chúng tôi rất yêu mến vì chúng mang tính cách rất Úc, thế nhưng cũng rất quan trọng cho môi trường chúng ta, chẳng hạn như rặng san hô Great Barrier Reef là nơi sản sinh của các loài cá".
"Vì vậy chúng tôi muốn UNESCO hãy can thiệp và điều cần thiết là yêu cầu chính phủ của chúng tôi làm những người đã hứa, đó là bảo vệ khu vực di sản của thế giới”.
Trong một thông cáo gởi đến SBS, Tổng Trưởng Môi Sinh, bà Sussan Ley, cho biết sẽ có các luật lệ thêm nữa nhằm hỗ trợ cho các cải cách về luật môi sinh và không có thay đổi nào hủy bỏ hay làm yếu đi nghĩa vụ quốc gia theo Công Ước Về Di Sản Thế giới.
Bà cho biết, một chiến lược 10 năm sẽ được phát triển trong những tháng tới, nhằm bảo vệ các chủng loài có nguy cơ bị đe dọa diệt chủng.