Các sản phẩm thịt nhân tạo có nguồn gốc từ thực vật đang ngày càng bán chạy trên các siêu thị và trở thành nguyên liệu ưa chuộng của các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh. (Ảnh: NTDVN tổng hợp)

 

 

 

 

 

Giáo sư Yaakov Nahmias, nhà sáng lập kiêm giám đốc khoa học công ty sản xuất thịt nhân tạo Future Meat, cho biết:"Mục tiêu của chúng tôi là biến thịt nhân tạo thành sản phẩm có chi phí phải chăng cho mọi người, đồng thời cam đoan sản xuất thức ăn ngon vừa lành mạnh vừa bền vững, đảm bảo tương lai cho các thế hệ mai sau".

 

 

 

Nhà máy sản xuất thịt nhân tạo đầu tiên trên thế giới.

 

Theo Israel Hayom, công ty khởi nghiệp Future Meat Technologies hôm 24/6 vừa qua thông báo sẽ mở cửa nhà máy sản xuất thịt nuôi cấy quy mô công nghiệp đầu tiên trên thế giới ở thành phố Rehovot, Isareal.

 

 

Nhà máy Future Meat có công suất 500 kg thịt nhân tạo một ngày, tương đương 5.000 chiếc hamburger, đang hiện thực hóa sản xuất thịt từ tế bào không qua giết mổ.

 

 

Hiện nay, nhà máy có thể sản xuất thịt gà, thịt lợn và thịt cừu và sắp tới là thịt bò mà không sử dụng huyết thanh động vật hoặc biến đổi gene. Công nghệ độc đáo của Future Meat Technologies đảm bảo chu kỳ sản xuất nhanh gấp khoảng 20% so với chăn nuôi truyền thống.

 

 

Quy trình sản xuất thịt nhân tạo của Future Meat ít thải khí nhà kính hơn 80%, tiết kiệm đất hơn 99% và tiết kiệm nước hơn 96% so với phương pháp truyền thống. Công ty hy vọng các sản phẩm của họ sẽ lên kệ ở Mỹ vào năm 2022.

 

 

 

Các công ty kinh doanh thịt nhân tạo lên sàn.

 

Beyond Meat gần đây đã trở thành công ty thịt nhân tạo đầu tiên lên sàn chứng khoán.

 

 

Beyond Meat đã phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào ngày 2.5 tại Phố Wall và cổ phiếu nhanh chóng tăng 163%, kết thúc phiên giao dịch ở mức 65,75 USD/cổ phiếu, theo Đài CNN. Kể từ đó, cổ phiếu tiếp tục tăng hơn gấp đôi, đạt 139,13 USD khi chấm dứt phiên giao dịch cuối tuần qua. Doanh thu của hãng cũng tăng trưởng 140%. 

 

 

Theo Reuters, sản phẩm thịt bò nhân tạo của Impossible Food hiện đã được bán tại hơn 7,000 nhà hàng tại Mỹ và châu Âu, giá trị công ty vừa tăng lên 2 tỷ USD sau đợt gây quỹ mang về 300 triệu USD.

 

 

 

 

 

 

 

Xúc xích và thịt nhân tạo Beyond Meat nướng. (Ảnh: Flickr)

 

 

 

 

 

Ttheo AFP, Ngân hàng JPMorgan Chase, trụ sở tại New York (Mỹ) đã dự báo rằng thị trường thịt chay có thể đạt con số 100 tỉ USD (hơn 2,32 triệu tỉ đồng) trong vòng 15 năm tới, còn Ngân hàng Anh Barclays nhận định sản phẩm này có thể chiếm khoảng 10% toàn bộ thị trường thịt thế giới trong 10 năm nữa.

 

 

 

Các sản phẩm thịt nhân tạo có nguồn gốc từ thực vật đang ngày càng bán chạy trên các siêu thị và trở thành nguyên liệu ưa chuộng của các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh. Từ hồi tháng 4, Burger King đã bắt đầu thử nghiệm phiên bản bánh burger whopper dùng thịt nhân tạo trong khi McDonald's cũng công bố loại burger “thịt mà không phải thịt” tại Đức. KFC cũng đang nghiên cứu bước đi tương tự để phục vụ nhu cầu của khách hàng.

 

 

“Giống y chang thịt bò”, Đài NBC News dẫn lời một khách hàng ở New York tên Christian Acosta khẳng định. Ông cho hay đã ăn thử các món burger thịt nhân tạo nhiều lần và đến nay vẫn chưa tìm ra được sự khác biệt nào.

 

 

Hiện 2 tên tuổi hàng đầu trong ngành chế biến thịt nhân tạo là Beyond Meat và Impossible Food, đều có trụ sở tại California (Mỹ). Cả hai hãng sử dụng các loại protein thực vật được ủ trong men đã biến đổi gien cộng thêm các loại vitamin và chất khoáng để tạo ra các tảng thịt trước khi dùng những kỹ thuật hun khói lẫn nén áp suất để có được thớ thịt và mùi vị như thật.  Theo tờ USA Today,  Beyond Meat chủ yếu sử dụng protein đậu Hà Lan, gạo, dầu dừa và dầu hạt cải, còn thịt của Impossible Food chứa protein đậu nành và dầu dừa. Về khía cạnh dinh dưỡng, hầu như không có chênh lệch rõ rệt giữa món burger thịt bò và thịt chay.

                                                                 

 

 

 

Đại tiệc bằng thịt nhân tạo đầu tiên trên thế giới.

 

Vừa qua tại London (Anh) đã diễn ra một buổi trình diễn ẩm thực với nguyên liệu là thịt bò nhân tạo. Đây là lần đầu tiên trong lịch có một buổi tiệc được làm bằng thịt “sản xuất” trong phòng thí nghiệm.

 

 

Buổi “yến tiệc” này do giáo sư Mark Post đến từ Đại học Maastricht (Hà Lan) chủ trì. Ông đã làm kinh ngạc các vị khách VIP khi cho họ thưởng thức những món ăn từ truyền thống đến hiện đại được chế biến từ những miếng thịt bò có tới 20.000 “lớp mô” được tạo ra từ phòng thí nghiệm.

 

 

 

Giáo sư Mark Post là một trong những người tiên phong trong việc “sản xuất” thịt trong phòng thí nghiệm. Ông đã thành công do sử dụng tế bào gốc lấy từ mô trên má bò để nuôi cấy trong dung dịch đặc biệt. Nhờ tạo ra được chất dinh dưỡng nuôi mô lý tưởng nên lượng tế bào ban đầu sau 3 tuần đã tăng gấp đôi.

 

 

Sau khi đưa sang môi trường nuôi cấy khô, các tế bào này chuyển thành các tế bào cơ có màu hồng vơi chiều dài khoảng 12mm và đường kính chỉ 1mm. Để tạo ra một khúc thịt nạc (hoàn toàn không có mỡ) phải tạo ra một mạng lưới các kênh - tương đương với các mạch máu để các chất dinh dưỡng đến từng tế bào. Theo thời gian, chúng liên kết lại để tạo thành sợi cơ protein để cuối cùng tạo ra cấu trúc của từng lát thịt bò cắt từ cơ bắp ra.

 

 

 

Doanh nghiệp chưa mặn mà.

 

Trái ngược với sự hào hứng của thị trường là sự lúng túng của các doanh nghiệp. Trên thực tế, các doanh nghiệp sản xuất thịt nhân tạo chưa tạo ra lợi nhuận đáng kể, chi phí còn cao, triển vọng kỹ thuật chưa rõ ràng.

 

 

 

Là một công ty mới nổi trong lĩnh vực thịt thực vật - Beyond Meat đã dựa vào nỗ lực của chính mình để thu hút vốn cho toàn ngành. Nhưng trên thực tế, điều kiện hoạt động của công ty không mấy lạc quan.

 

 

Báo cáo tài chính mới nhất của Beyond Meat cho quý 3 năm 2020 cho thấy công ty đạt doanh thu 94 triệu USD trong quý, thấp hơn kỳ vọng của Phố Wall là 132 triệu USD, trong khi khoản lỗ ròng cao tới 19,3 triệu USD. Do hoạt động kém hiệu quả, giá cổ phiếu của Beyond Meat đã giảm hơn 30% vào ngày báo doanh thu.

 

 

Các sản phẩm thịt chay truyền thống như gà chay, vịt chay chủ yếu được sản xuất bằng phương pháp chế biến đơn giản với protein đậu nành, phương pháp sản xuất chỉ là ép máy đơn giản. Quy trình sản xuất thịt thực vật cần phải tái tạo lại cấu trúc phân tử của protein thực vật thành cấu trúc phân tử dạng sợi của thịt. Nó đòi hỏi sự đầu tư nghiên cứu khoa học rất lớn để tạo ra thịt thực vật có mùi vị, hương vị và chất dinh dưỡng tương tự như thịt thật.

 

 

Chi phí sản xuất thịt thực vật quá cao, chưa kể đến việc thịt nuôi cấy từ tế bào. Thịt bò nhân tạo mà giáo sư Mark Post nuôi trong phòng thí nghiệm có giá 330,000 USD. Memphis Meat đưa ra mức giá gần 10,000 USD cho mỗi pound thịt bò (0.45 kg), vượt xa kỳ vọng tiêu thụ thịt của người tiêu dùng.

 

 

Chi phí sản xuất cao, công nghệ khó và một chặng đường dài phải vượt qua từ phòng thí nghiệm đến thị trường thương mại, đây không phải là nhiệm vụ dễ dàng.

 

 

Thịt nhân tạo là một trào lưu, chưa phải là lựa chọn của người tiêu dùng

Làm thế nào để thuyết phục người tiêu dùng ăn thịt nhân tạo? Đó là một bài toán lớn đối với những công ty hoạt động trong ngành công nghiệp này.

 

 

Trên thực tế, rất khó để thay đổi truyền thống ăn thịt ở các nước phát triển như châu Âu và châu Mỹ. Theo dữ liệu do OECD công bố năm 2019, ba khu vực tiêu thụ thịt bình quân đầu người hàng đầu thế giới là Nam Mỹ, Châu Đại Dương và Châu Âu, và dự kiến ​​nhu cầu thịt của các nước này sẽ không giảm trong 10 năm tới.

 

 

Ngoài ra, thịt nhân tạo còn gắn trên chính nó cái mác "nhân tạo", được làm ra từ ống nghiệm. Người tiêu dùng thì vẫn thích những sản phẩm tự nhiên hoặc chí ít cũng có thành phần tự nhiên.

 

 

Tại Trung Quốc, Haidilao đã gây náo động cuộc khủng hoảng thương hiệu chỉ vì hãng này thay thế thịt bò viên bằng thịt thực vật.

 

 

 

 

Một sản phẩm thịt nhân tạo (vị thịt gà). (Ảnh: Flickr)

 

 

 

 

Hơn nữa, Trung Quốc chưa bao giờ thiếu các sản phẩm từ đậu nành so với châu Âu và Hoa Kỳ, những quốc gia chủ yếu ăn thịt. Khi Beyond Meat tung ra loại thịt lợn băm làm từ thực vật vào thị trường Trung Quốc vào năm ngoái, tờ Washington Post đã bình luận đùa rằng: "Bạn sẽ không cố bán than cho Newcastle (cảng xuất than lớn nhất thế giới của Anh) cũng như bán sản phẩm thay thế thịt từ thực vật cho Trung Quốc?".

 

 

 

Những tranh cãi xoay quanh thịt nhân tạo      .

Trong một cuộc phỏng vấn với Technology Review, Bill Gates cũng kêu gọi: "Tất cả các quốc gia giàu có nên chuyển sang ăn 100% thịt bò tổng hợp". Nhưng mọi tầng lớp xã hội đều không tin vào lời kêu goị của Gates. Có 726.000 người làm nghề chăn nuôi bò thịt ở Hoa Kỳ, không ăn thịt bò sẽ gây ra tình trạng thất nghiệp trên diện rộng. 

 

 

Sự phát triển chóng mặt của thịt nhân tạo cũng gây nhiều tranh cãi và bị cho là đe dọa ngành chăn nuôi giết mổ truyền thống. Các hiệp hội gia súc kêu gọi người tiêu dùng “hãy chọn lựa sự tự nhiên và nguyên bản” trong khi hồi tháng 8.2018, Missouri trở thành tiểu bang đầu tiên của Mỹ ban hành lệnh cấm các nhà sản xuất thực phẩm gọi thịt nhân tạo là “thịt”. Theo USA Today, luật của bang quy định từ meat (thịt) không được sử dụng cho bất cứ thứ gì “không được sản xuất từ gia súc và gia cầm nuôi”. Cá nhân hay tổ chức vi phạm có thể sẽ bị tuyên án 1 năm tù, bên cạnh số tiền phạt lên đến 1,000 USD.

 

 

 

Lời kết: Thịt nhân tạo đã bắt đầu thâm nhập thị trường, nhưng những tác động của thịt đối với sức khỏe người tiêu dùng chưa được công bố, và nếu có, thì rất có thể giống GMO, do mức độ hứa hẹn về khả năng sinh lời vô cùng lớn trong tương lai, sẽ rất có thể  sẽ bị ỉm đi hoặc che dấu một cách tinh vi. Vì thế, nếu bạn ăn thịt nhân tạo theo trào lưu để “cho biết” thì không sao cả, nhưng nếu bạn lựa chọn để thay thế cho các bữa ăn cho gia đình thì hãy thận trọng. Vì suy cho cùng, cái gì không thuận tự nhiên thì về lâu dài sẽ không có cơ sở để tồn tại!

(Theo ntdvn.com)