Bích họa “Trường học Athena” vẽ bởi nghệ sĩ thời Phục hưng Raphael, mô tả học viện Platonic, một trường nổi tiếng thời Athens cổ đại được thành lập bởi nhà triết học Plato khoảng đầu thế kỷ IV trước công nguyên. Ở trung tâm tranh là Plato và Aristotle đang thảo luận. (Nguồn cộng đồng)
“Trường học Athens” là một trong những bức hoạ quan trọng và hấp dẫn nhất của lịch sử nghệ thuật phương Tây. Giáo hoàng Giuliô II đã yêu cầu một nghệ sĩ trẻ tài năng là Raffaello Sanzio da Urbino (thường gọi là Raphael) trang trí phòng riêng của ông ấy ở Vatican.
Căn phòng đầu tiên mà Raphael đã làm là “Stanza Della Segnatura” hoặc “Phòng của Chữ ký”, gọi như vậy bởi vì phòng này lưu trữ những tài liệu quan trọng nhất được ký, niêm phong và đặt thành học thuyết có thể thực thi. Căn phòng cũng là thư viện của Giáo hoàng và là nơi họp của tòa án tối cao của Tông tòa - cơ quan tư pháp quyền lực nhất của Giáo hội Công giáo.
Bức họa khổng lồ này cao đến gần 5m và rộng hơn 7,5m, là một thách thức dữ dội đối với chàng trai tuổi đôi mươi. Theo truyền thống thì các thư viện riêng sẽ được trang trí bởi các bức chân dung của các nhà tư tưởng lớn, nhưng lần này bậc thầy hội họa Phục hưng Ý - Raphael mang một ý tưởng mới cho trường hợp này.
Hoàn thành Hệ tư tưởng thời đại.
Thời kì Phục hưng là giai đoạn biểu lộ những sự quan tâm đối với tư tưởng, nghệ thuật, tín ngưỡng và văn hoá của Hy Lạp và La Mã cổ đại. Raphael đã rất thiên tài khi mô tả điều này trong một bức tranh.
Chủ đề của anh ta là mô tả lại cuộc tranh luận trung tâm trong tư tưởng phương Tây: Giả thuyết khác nhau giữa những nhà triết học quan tâm đến những vấn đề của thế giới tâm linh và những triết gia quan tâm thế giới vật chất.
Do đó, sự mô tả bằng hình ảnh của Raphael đã rất tài tình. Đã có thể mô tả được những nhà tư tưởng, người đã định hình và tiếp tục định hình cho nền văn minh phương Tây. Đây là những bộ óc tán dương sự thật có được thông qua lý trí.
“Trường học Athens” là một biểu hiện trực quan của hệ tư tưởng thời đại.
Raphael không chỉ đánh bại các đối thủ khác như Michelangelo và Leonardo để giành được hoa hồng, mà tác phẩm của Raphael cũng đã đạt được rất nhiều những đánh giá rất nhiệt tình.
Bích họa “Trường học Athens” vẽ bởi nghệ sĩ thời Phục hưng Raphael (Nguồn cộng đồng)
Trường học Athens.
Trong bức tranh có đến 50 nhân vật, gồm cả Plato, Aristotle, Socrates và Pythagoras trong một kịch bản kiến trúc tưởng tượng. Hai nhân vật trung tâm và nổi bật nhất chính là cha đẻ của triết học phương Tây: Plato và học trò Aristotle.
Plato chỉ tay lên trên bởi vì theo như triết học của ông ấy đưa ra giả thuyết tinh thần rằng: thế giới đang thay đổi mà chúng ta thấy xung quanh chỉ là một cái bóng của một thực tại nào đó cao hơn và chân thật hơn, và đó là thế giới vĩnh cửu, bất biến, gồm cả những thứ như sự thiện lương và cái đẹp. Theo Plato, thực tại này là thực tại cuối cùng và cũng là nơi chứa đựng chân lý, vẻ đẹp, công bằng và trí tuệ.
Plato đang giữ cuốn sách “Timaeus”, nói về các thuyết vũ trụ của ông, mô tả về sự phân chia giữa triết lý của ông và Aristotle.
Còn bàn tay của Aristotle lại úp xuống dưới, chỉ rằng nền tảng đạo đức thực tiễn theo triết lý của ông là thực tại duy nhất này, là thực tại mà chúng ta có thể thấy và trải nghiệm được bằng sự nhìn và chạm - đó cũng chính là cái thực tại mà Plato đã bác bỏ.
Aristotle đang ôm quyển sách “Ethics” của ông ấy, quyển sách này nhấn mạnh các yếu tố của thế giới con người như sự công bằng, tình bạn và chính phủ.
Và những nhân vật ở cùng phía bên phải với Plato đại diện cho các học thuyết của Plato và tương tự như thế, những nhân vật bên trái cùng với Aristotle sẽ đại diện cho triết lý của Aristotle.
Các nhân vật trong tranh “Trường học Athens” tôn vinh các tư tưởng cổ điển nhưng cũng thể hiện sự kính trọng đối với nghệ thuật tự do, đặc trưng bởi hai bức tượng của Thần Apollo - Thần ánh sáng, bắn cung, âm nhạc, và Nữ thần trí tuệ Athena, tương đương với Nữ thần Minerva ở La Mã.
Tất cả đều được sắp xếp trong khung cảnh ở La Mã. Phần trần nhà lấy cảm hứng từ Vương cung thánh đường Maxentius và Constantine, là toà nhà rộng nhất trong khu Diễn đàn La Mã cổ đại. Những cấu trúc kiến trúc này dường như là để nhấn mạnh chiều sâu và sự hoành tráng của những gì mà các nhân vật chính đang tin tưởng.
Sự thiên tài của Raphael
Bức tranh cũng đã thể hiện rõ được khả năng sử dụng phối cảnh tuyến tính, Raphael cũng rất chuyên nghiệp với các kỹ thuật của nghệ thuật Phục hưng. Ví dụ như cách vẽ các sắc thái mờ hòa vào nhau tức là làm mềm sự chuyển đổi giữa các màu sắc, tính chính xác về mặt “giải phẫu học” để diễn tả đến chi tiết vẻ đẹp cơ thể của mỗi nhân vật, cảm xúc và sự diễn cảm rất thật.
Phong cách của anh ấy có sự vĩ đại đặc biệt, nhưng vẫn chứa đựng các ý nghĩa nhân văn và gây chú ý thêm bởi sự rõ ràng, màu sắc phong phú và bố cục dễ nhìn.
Michelangelo, Leonardo và Raphael đã cùng nhau tạo nên bộ ba thiên tài của thời Phục hưng cũng xuất hiện trong tranh. Leonardo được xem là Plato, Michelangelo là Heraclitus và Raphael xuất hiện ở phía bên phải xa xa với chiếc mũ tối màu.
Nhà sử học nghệ thuật Phục hưng Vasari đã thừa nhận rằng Raphael đã rất cạnh tranh với đàn anh Michelangelo: Raphael ở Urbino được ghi nhận ở nhiều thành công với tư cách là một họa sĩ, những người bạn và cả những người ủng hộ ông đều cho rằng các tác phẩm của ông tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc nghệ thuật hơn là Michelangelo, khẳng định rằng chúng duyên dáng hơn trong việc tô màu, có sáng kiến, thể hiện cảm xúc và thiết kế nhân vật tuyệt vời. Trong khi những điều này lại không tìm thấy ở các tác phẩm của Michelangelo ngoại trừ phần thiết kế. Vì những lý do này, mà Raphael đã được đánh giá là hoàn toàn ngang bằng với Michelangelo về hội họa nói chung nhưng lại vượt trội hơn ở mảng màu sắc.
Người ta nói rằng ngọn đèn nào cháy gấp đôi thì chỉ kéo dài được nửa thời gian. Và điều này đúng với Raphael. Sự nghiệp huy hoàng của anh ta ở Rome là viên ngọc sáng giá nhất đối với nền văn minh phương Tây, đó chính là thời kì Phục hưng. Anh ấy đã qua đời khi chỉ mới 37 tuổi và được chôn cất tại đền Pantheon.
(ntdvn.com)
(Du Du - Theo The Epoch Times)