Nhà đầu tư thành công nhất mọi thời đại Warren Buffett tuyên bố "“Bitcoin không tạo ra bất cứ thứ gì, nó không làm được gì cả. Nó chỉ ngồi đó. Nó giống như một cái vỏ sò hay một thứ gì đó và đó không phải là một khoản đầu tư đối với tôi”. (Ảnh: Flickr)

 

 

 

 

 

 

Không phải người nổi tiếng nào trong giới đầu tư, không phải tỷ phú nào cũng ủng hộ tiền kỹ thuật số như Bill Gates hay Elon Musk. Những nhà đầu tư không kém phần xuất sắc này biết rõ giá của Bitcoin hoặc một số loại tiền kỹ thuật số khác sẽ tăng nhưng thứ họ nhìn vào là giá trị và có lẽ là lo lắng cho văn minh tương lai của nhân loại, họ vạch trần 10 lời nói dối kinh điển của giới ủng hộ Bitcoin...

 

 

Có nhiều tỷ phú ủng hộ Bitcoin và kiếm tiền từ Bitcoin, thường là các tỷ phú công nghệ. Nhưng nổi bật nhất trong đó là 2 tỷ phú đình đám nhất thế giới - Bill Gates và Elon Musk. 

 

 

Lý do đằng sau các mỹ từ.

 

Bill Gates, nhà tỷ phú tai tiếng về các cuộc thử nghiệm vaccine vô nhân đạo trên trẻ em tại các nước nghèo, người khiến nhiều nông dân phải tự tử vì phá sản do trồng thực phẩm biến đổi gen (GMO), người được cho là kẻ thao túng thế giới bằng quyền lực ngầm, đã lên tiếng ủng hộ Bitcoin mặc dù năm 2018 chính Bill Gates từng chia sẻ với BBC rằng Bitcoin là công cụ của thế giới tội phạm. Dù biết là tiền kỹ thuật số vô chính phủ chả có giá trị gì ngoài phục vụ giới tội phạm, nhưng nhận thấy tương lai tăng giá của nó, ông Gates nhanh chóng thay đổi quan điểm, hết lòng ủng hộ, thậm chí còn dưới danh nghĩa "làm từ thiện"??? 

 

 

Bill Gates nhanh chóng tạo ra mối quan hệ đối tác với một công ty blockchain có tên là Coil để hỗ trợ dân số không có ngân hàng trên toàn cầu? Một lý do đạo đức ở đây? Dân số nào không có ngân hàng? Nơi không có ngân hàng thì người nghèo cần thực phẩm, nước sạch, giáo dục và tự do. Nơi không có ngân hàng, ông ta có thể đưa ngân hàng hợp pháp về đó cho họ, chứ sao lại cung cấp cho họ một đồng tiền phi pháp? 

 

 

Quỹ Bill & Melinda Gates, được cho là công cụ trốn thuế và làm giàu của ông Gates, đã hợp tác với Ripple (đồng tiền ảo đứng vị trí thứ ba sau Bitcoin và Ethereum) như một bước bổ sung "nhằm kết nối các dịch vụ tài chính không qua ngân hàng". Khoản đầu tư lợi nhuận kếch xù vào tiền ảo mang lại lợi nhuận kếch xù cho ông Gates mà lại không phải đóng thuế vì đến tiền ảo cũng được dùng vào mục tiêu tốt đẹp là từ thiện hoặc công cụ từ thiện cho người nghèo (!). 

 

 

Nối gót Gates, nổi tiếng nhất có lẽ là Elon Musk, ông chủ của Tesla. Chàng tỷ phú láu cá ca ngợi đồng Bitcoin vì "không chịu bất kỳ kiểm soát nào" và rằng tiền giấy sẽ biến mất, đồng Bitcoin là công cụ tuyệt vời chuyển tải giá trị.

 

 

Mục tiêu ca ngợi Bitcoin của Elon Musk cũng tương tự như ông Gates - là để kiếm tiền. Ngay sau khi Musk ca ngợi trên Twitter, đồng Bitcoin hưng phấn tăng vọt. Elon Musk kiếm bộn từ khoản đầu tư Bitcoin. Nhưng nhanh chân hơn tất cả các nhà đầu tư khác, Elon Musk nhanh chóng rút khỏi Bitcoin trước khi Bộ Tài chính Mỹ ra báo cáo về điều tra rửa tiền đối với một sàn giao dịch tiền ảo và Trung Quốc đột ngột cấm mọi giao dịch, đầu cơ vào tiền ảo. Sau một cú tweet từ bỏ Bitcoin của Elon Musk, tiền ảo lao dốc không phanh. Elon Musk lập tức được đặt biệt danh “'tổ trưởng tổ lái Bitcoin toàn cầu”.

 

 

Nhiều tỷ phú công nghệ khác cũng ca ngợi Bitcoin, họ thực sự tham gia vào việc đầu tư Bitcoin và (hoặc) các loại tiền ảo khác để kiếm tiền.

 

 

Nhưng không phải ai cũng thế. Có những tỷ phú, các doanh nhân nổi tiếng kiên định tiếng nói bài trừ Bitcoin và tiền ảo phi pháp định dù họ dự đoán được sức tăng phi mã của Bitcoin vì cầu thực từ thế giới ngầm và đầu cơ tiền ảo phi pháp định từ dòng tiền rẻ khắp toàn cầu. Họ là ai?

 

 

 

Tiếng nói phản đối của người nổi tiếng.

 

Nhà đầu tư thành công nhất mọi thời đại Warren Buffett tuyên bố "“Bitcoin không tạo ra bất cứ thứ gì, nó không làm được gì cả. Nó chỉ ngồi đó. Nó giống như một cái vỏ sò hay một thứ gì đó và đó không phải là một khoản đầu tư đối với tôi”. Phó tướng của Buffett cũng không ngần ngại phản đối Bitcoin là một thứ vô giá trị và là công cụ của thế giới tội phạm trong một cuộc họp cổ đông của hãng. Ông Buffett cũng đồng tình với điều đó. 

 

 

Một người nổi tiếng khác luôn ủng hộ tiền điện tử công nghệ blockchain [loại tiền pháp định] nhưng cực lực phản đối Bitcoin, đó là CEO của JPMorgan, tỷ phú Jamie Dimon. Ông phản đối Bitcoin vì tính phi pháp định, vô chính phủ và không thể truy lùng dấu vết của nó.  Jamie Dimon từng phát biểu rằng "nếu bạn đủ ngu ngốc để mua nó [Bitcoin], bạn sẽ phải trả giá vào một ngày nào đó.”

 

 

Tỷ phú Peter Thiel, CEO và nhà sáng lập PayPal, coi Bitcoin như vũ khí tài chính nguy hiểm của Trung Quốc làm suy yếu đồng USD và nền kinh tế Mỹ. 

 

 

Cựu quản lý danh mục đầu tư của Peter Thiel, ông Michael W. Green, nói rằng câu chuyện về tiền điện tử được xây dựng dựa trên sự thật nửa vời và sự thờ ơ của các quốc gia trước nguy cơ của Bitcoin đã khiến đồng tiền này mặc sức tung hoành. Ông Green so sánh giá của Bitcoin như vụ nổ bong bóng giá củ hoa tulip vào thập niên 1960 ở Hà Lan. Ông nhận xét "những người thúc đẩy [Bitcoin tăng giá]  không ngừng từ chối thừa nhận những lỗ hổng và nhược điểm sâu đậm của nó." Ông Green còn nêu ra thực tế là các nhóm khủng bố như  Lữ đoàn Al- Qassam đang sử dụng tiền điện tử để tài trợ cho hoạt động của khủng bố và kêu gọi quyên góp.

 

 

 

Vạch trần 10 lời nói dối kinh điển về Bitcoin.

 

Thật vậy, câu chuyện về Bitcoin được xây dựng trên nền tảng của sự thật nửa vời, thậm chí là dối trá, chủ nghĩa Darwin xã hội [lý thuyết về sự tiến hóa xã hội], chủ nghĩa hoài nghi [không còn tin tưởng vào tiền pháp định của các chính phủ], một sự thoải mái kỳ lạ với tội phạm và sự thờ ơ về an ninh của các chính phủ trên khắp toàn cầu, đặc biệt là Mỹ. 

 

 

Những người ủng hộ tiền điện tử rất vui khi theo dõi các thông tin ca ngợi Bitcoin trên Twitter, sự chấp nhận Bitcoin ngày một nhiều trên thị trường hàng hóa, sàn giao dịch tiền ảo thậm chí còn huy động được vốn trên thị trường chứng khoán Mỹ... Nhưng những người ca ngợi Bitcoin, những người thúc đẩy đầu cơ vào Bitcoin sẽ không cho bạn biết sự thật đằng sau 10 lời nói dối kinh điển nhất của Bitcoin. 

 

 

1.Bitcoin là thứ bạn cần vì không ai quản nó. Lời nói dối này phản ánh tính chất cơ bản nhất của Bitcoin chứng minh rằng nó là một đồng tiền vô thần [vì vô chính phủ]. Không phải. Sự thịnh vượng bền vững của mỗi cá nhân (thứ cần cho bạn) đều phải dựa vào sự bảo vệ của luật pháp, những kẻ vô chủ [hay vô thần] như Bitcoin không thể đảm bảo cho điều đó. Vì thế chắc chắn đó không phải là thứ bạn cần.

 

 

 

Được viết trên mặt trước của mỗi tờ USD là cụm từ "Ghi chú này là đấu thầu hợp pháp cho tất cả các khoản nợ, Công và Tư". Thuế của bạn được trả bằng tiền pháp định; thế chấp của bạn phải trả bằng tiền pháp định; và khoản nợ ngắn hạn được tạo ra bởi việc mua cafe buổi sáng của bạn cũng phải được thanh toán bằng tiền pháp định. Bất kỳ tranh chấp nào xung quanh các khoản nợ này sẽ được giải quyết trong một hệ thống tòa án cho phép giải quyết bằng tiền pháp định hoặc đưa bạn vào tù (hoặc tệ hơn) nếu bạn từ chối thực hiện thỏa thuận đó. Cảnh sát, tòa án và quân đội được tài trợ thông qua việc phát hành và nhận (dưới dạng thuế và phí) tiền tệ pháp định.

 

 

 

Ngược lại, Bitcoin là một tài sản đầu cơ, giống như tất cả các tài sản khác, cần có hệ thống luật pháp và lực lượng để bảo vệ nó. Chiến lược gia trưởng của Kraken (sàn giao dịch điện tử của Bitcoin và Ethereum) thừa nhận rằng Bitcoin cần được bảo vệ khỏi các tác nhân độc hại và đề xuất sự can thiệp của chính phủ Hoa Kỳ để bảo vệ các khoản đầu tư của mình.

 

 

 

 

 

 

Câu chuyện về Bitcoin được xây dựng trên nền tảng của sự thật nửa vời, thậm chí là dối trá, chủ nghĩa Darwin xã hội [lý thuyết về sự tiến hóa xã hội], chủ nghĩa hoài nghi [không còn tin tưởng vào tiền pháp định của các chính phủ], một sự thoải mái kỳ lạ với tội phạm và sự thờ ơ về an ninh của các chính phủ trên khắp toàn cầu, đặc biệt là Mỹ. (Ảnh: Flickr)

 

 

 

 

 

 

2.Bitcoin vô hiệu hóa sự lãnh đạo của Mỹ. Nhưng thế giới sẽ đi về đâu, thế giới chưa có kẻ thay thế xứng danh cho Mỹ hiện nay, bạn muốn nhìn thấy Trung Quốc, Nga hay các trùm khủng bố Trung Đông thay thế Mỹ? Trong suốt thế kỷ 20, mức sống tương đối của những người sống dưới sự bảo hộ của Hòa bình Mỹ (Pax Americana) đã bùng nổ so với những người sống dưới hệ thống các nước đối thủ của họ như Liên Xô hay Trung Quốc. Trong khi những người lạc quan về công nghệ cho rằng điều ngược lại là không tưởng, thì các bằng chứng trên thực tế lại cho thấy một bức tranh còn đen tối hơn nhiều. Tác giả Radigan Carter, một đặc nhiệm Mỹ,  đã viết về chủ đề này. Trong tác phẩm của mình, ông lập luận rằng một thế giới không có sự lãnh đạo của Hoa Kỳ là một thế giới mà ngay cả ông cũng cảm thấy sợ hãi.

 

 

 

 

3.Bitcoin là đồng tiền phi tập trung, phi chính phủ. Không phải, Trung Quốc, Iran và Nga đang đóng vai trò thống trị trong thế giới tiền điện tử. Tính đến cuối tháng 4 vừa qua, các nhóm khai thác có trụ sở tại Trung Quốc đã chiếm khoảng 90% sức mạnh xử lý trong mạng Bitcoin. Mới đây, sự cố mất điện ở khu vực Tân Cương ( Trung Quốc) đã dẫn đến sự sụt giảm trong quá trình xử lý Bitcoin trên toàn cầu. Khai thác Bitcoin - quá trình lưu giữ cho chuỗi hồ sơ “bất biến” mà mạng Bitcoin phụ thuộc vào - bị chi phối bởi các thực thể ở các quốc gia có mục tiêu rõ ràng là gây tổn hại cho lợi ích của Mỹ.  Những người ủng hộ Bitcoin liên tục đảm bảo với chúng ta rằng điều này “sắp thay đổi”, nhưng dữ liệu đã không thay đổi theo hướng tích cực trong vòng 5 năm qua. Bitcoin không phải là một đồng tiền phi tập trung, phi chính phủ, nó tập trung ở các quốc gia có dã tâm muốn hủy diệt nước Mỹ.

 

 

 

 

 

4.Bitcoin là phát triển tất yếu của tiền tệ. Không phải, Bitcoin là vũ khí tài chính của những kẻ gây ra tội ác chống lại loài người - kẻ thù của nhân loại văn minh.

 

Khi Peter Thiel phát biểu rằng có lẽ “Bitcoin cũng nên được coi như một phần của vũ khí tài chính mà Trung Quốc dùng để chống lại Mỹ”, ông đã đúng! Ông nói: “Nó đe dọa tiền pháp định, nhưng nó đặc biệt đe dọa đồng USD". Với việc Trung Quốc cấm sở hữu và sử dụng Bitcoin trong nước, đồng thời thống trị sản xuất Bitcoin và khuyến khích nước ngoài đầu cơ vào tài sản này, thì những gì Trung Quốc đang làm đã chứng minh rằng lo ngại của nhà sáng lập PayPal của Mỹ là hoàn toàn có cơ sở. 

 

 

 

 

5.Đồng USD được tội phạm sử dụng nhiều hơn là Bitcoin.Với sự thống trị của USD trong hoạt động kinh tế, điều này hoàn toàn không gây ngạc nhiên cho ai cả. Điều họ bỏ qua là khoảng 40% giao dịch tiền điện tử được sử dụng cho hoạt động tội phạm. Dữ liệu về việc sử dụng tiền điện tử trong hoạt động tội phạm được cố tình che giấu trong lĩnh vực này.

 

Ước tính trong năm 2020 đối với các giao dịch mua cuối cùng liên quan đến tiền điện tử (tương tự như tính toán GDP) cho ra kết quả khoảng 400 triệu USD mỗi tháng là dành cho hoạt động bất hợp pháp - tương đương với hơn 40% tổng mức sử dụng Bitcoin. Cuộc tấn công vài tuần trước vào một đường ống dẫn năng lượng của Mỹ - được thực hiện bởi một nhóm khủng bố hoạt động bên ngoài Nga và yêu cầu thanh toán tiền chuộc bằng Bitcoin - cho thấy ông Munger đã không có gì bất công khi mô tả Bitcoin là công cụ hữu ích cho những kẻ tống tiền.

 

 

 

 

6.Bitcoin là đồng tiền ảo, nên nó thuận tiện và không tiêu tốn tài nguyên. Sai. Khai thác bitcoin tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Ngay cả những người ủng hộ nhiệt tình nhất của Bitcoin cũng thừa nhận rằng mức tiêu thụ năng lượng của Bitcoin là mối đe dọa rất lớn đến môi trường. Elon Musk, người đã đồng ý chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin cũng buộc phải từ bỏ ý định khi công ty ông bị chỉ trích gây thiệt hại môi trường với việc khuyến khích sử dụng đồng Bitcoin.

 

 

 

 

 

7.Bitcoin là lựa chọn của tương lai. Đây là một quảng cáo quá lời về Bitcoin như hàng ngàn cách đánh lừa cảm nhận của nhà đầu tư về đồng tiền ảo này. Một cái bánh vẽ to đùng. Điều gì xảy ra với Bitcoin nếu Mỹ quay lưng lại Bitcoin và không coi nó như một tài sản đầu tư? Khi đó, bạn không thể đổi Bitcoin lấy USD. Các chính phủ đang ráo riết phát hành tiền kỹ thuật số pháp định. Sự tồn tại của đồng tiền phi pháp định, có thể thanh toán, có thể đổi lấy USD sẽ làm suy yếu chính sách tiền tệ của chính phủ đó, từ đó suy yếu nền kinh tế. Các chính phủ rốt cuộc nắm đằng chuôi vận mệnh của Bitcoin chứ không phải Bitcoin có thể thay đổi vận mệnh của thế giới này.

 

 

 

8.Giá Bitcoin tăng có nghĩa là giá trị tăng. Không đúng. Chỉ vì giá của thứ gì đó đang tăng lên không có nghĩa là nó có giá trị. Không có gì minh chứng cho trường hợp "giá tăng không có nghĩa là giá trị tăng" rõ ràng hơn câu chuyện về Dogecoin. Dogecoin không khan hiếm, cũng không an toàn, cũng không giới hạn. Tuy nhiên, giá của Dogecoin đã tăng nhanh hơn nhiều so với Bitcoin trong những tháng gần đây.

 

 

 

9.Bitcoin là nơi trú ẩn an toàn. Những người ủng hộ Bitcoin đã vẽ ra một tương lai mờ mịt về lạm phát, về ngõ cụt của tiền tệ pháp định để tạo ra nỗi sợ hãi trong xã hội, thúc đẩy động lực đầu cơ vào Bitcoin như "một nơi trú ẩn an toàn". Thật sự thì Bitcoin không thể là nơi trú ẩn an toàn. Ngay khi Trung Quốc quay lưng lại với Bitcoin, Mỹ siết lại giao dịch thì nó đã xuống dốc thảm hại. Bitcoin yếu đuối hơn tất cả tưởng tượng của những người tin vào quảng cáo về loại tiền này. Thêm vào đó, nếu bạn cần một nơi trú ẩn an toàn thì tại sao chúng ta không nghĩ đến vàng? Tiền chưa bao giờ đấu được với vàng. Bitcoin lại càng không thể đấu với vàng. Giá trị bất biến của nó, giá trị hữu hình được chứng minh qua hàng nghìn năm của nó xứng để bạn trú ẩn an toàn hơn bất cứ tài sản nào khác.

                                                                                      

 

 

 

10.Lời nói dối cuối cùng là thô thiển nhất: "Không ai có thể ngăn cản Bitcoin". Hơn một năm trước, một số nhà công nghệ tài năng đã đề xuất cơ chế mà theo đó một tác nhân nhà nước có thể vô hiệu hóa mạng Bitcoin với chi phí thấp đáng kể.

 

 

 

 

Đề xuất này đã bị bỏ qua  nhưng gần đây nhiều người đã nhắc lại đề xuất này khi Bitcoin ngày một ngang nhiên đi quá giới hạn của nó, ngày càng trở thành một vũ khí sắc bén của tội phạm và của các cường quốc là kẻ thù của Mỹ. Nhưng thông tin này hầu hết những người chơi Bitcoin đều không biết. Tại sao? Bởi vì mục tiêu của những người quảng bá Bitcoin là thúc đẩy hoạt động đầu cơ vào Bitcoin thay vì cung cấp cho bạn một sự lựa chọn sáng suốt.

 

 

Với trọng tâm là phi chính phủ, thay thế các công cụ đầu cơ khác, xúc phạm về văn hóa, lấn át việc sử dụng năng lượng hợp pháp và ủng hộ chế độ vô chính phủ nhân danh “tự do” cá nhân để tạo ra lợi nhuận đầu cơ, Bitcoin xứng đáng với nhận định rằng đây là đồng tiền được xuất sinh để hủy hoại nền văn minh của nhân loại chúng ta, nó là một công cụ để kéo lùi nền văn minh này lại. Việc phát triển Bitcoin không phải là một quá trình không thể tránh như cách nó nói dối chúng ta trong suốt một thập kỷ qua.

 

 

 

Bài viết sử dụng một số thông tin và phân tích trong bài "The Case Against Bitcoin" của Nhà báo Bari Weiss trên trang cá nhân của cô. Bari Weiss là một nhà văn và biên tập viên người Mỹ. Từ năm 2013 đến năm 2017, bà là biên tập viên tạp chí The Wall Street Journal. Từ năm 2017 đến năm 2020, bà là biên tập viên chuyên nghiệp và nhà văn về văn hóa và chính trị tại The New York Times.

(Theo ntdvn.com)