Bức tranh miêu tả Thánh Ignazio ở Thiên quốc được Chúa Jesus và Đức Mẹ nghênh đón, các Thần đại biểu cho Tứ Đại Châu vây quanh.
Sau thời Phục hưng, rất nhiều mái vòm nhà thờ đều thích vẽ sự hiển hiện của Thiên quốc huy hoàng và Thần, để người xem khi ngẩng đầu thực sự có thể cảm thấy sự trang nghiêm thù thắng của thế giới Thiên quốc...
Do sự thú vị của hội họa tả thực, thật giả khó phân biệt nên các nghệ sĩ cũng thích dùng nó để đùa vui. Andrea Mantegna (1431 ~ 1506) đã sáng tác bích họa ở cả gian phòng, 4 bức tường và vòm hành lang, vẽ toàn cảnh sinh hoạt của tất cả các thành viên gia tộc trước phong cảnh thiên nhiên để làm lễ đường cho hôn lễ của công tước Mantova, gia tộc Gonzaga. Đặc biệt thú vị là ở trên trần nhà (11) vẽ hình chiếc giếng trời tròn mở ra bầu trời. Xung quanh giếng trời có lan can bao quanh khắc đá. Chỉ thấy dưới bầu trời xanh mây trắng có rất nhiều tiểu Thiên sứ và những phụ nữ miệng mỉm cười đang cúi xuống lan can, nhìn xuống phòng vợ chồng ở dưới chỉ chỉ trỏ trỏ, thò đầu nhìn. Trong đó có hai tiểu Thiên sứ đầu còn kẹt ở khe ô tròn của lan can, với dáng vẻ khóc lóc khó chịu. Bức bích họa trên trần nhà của họa sĩ đã biểu hiện ra sự hài hước, tương phản thú vị với dáng vẻ trang trọng nghiêm túc của gia tộc Gonzaga ở bốn bức tường xung quanh.
Hình 11 - Bức tranh vẽ các Thiên sứ và những phụ nữ đang nhìn xuống căn phòng của đôi vợ chồng một cách tinh nghịch.
Sau thời Phục hưng, rất nhiều mái vòm nhà thờ đều thích vẽ sự hiển hiện của Thiên quốc huy hoàng và Thần, để người xem khi ngẩng đầu thực sự có thể cảm thấy sự trang nghiêm thù thắng của thế giới Thiên quốc. Trên vòm mái nhà thờ Parma, Antonio Correggio đã vẽ bức tranh "Thánh Mẫu thăng Thiên" (Đức Mẹ lên Trời) (hình 12). Đức Mẹ đang bay đến nơi xa xôi tận trên bầu trời, các chư Thần ở tầng tầng Thiên thể đang vui vẻ chúc mừng. Cảnh tượng tráng lệ lại sống động như thế này có thể nói là vượt ngoài những trải nghiệm thị giác của nhân loại.
Hình 12 - Bức tranh "Thánh Mẫu thăng Thiên" (Đức Mẹ lên Trời).
Hình 13 - Bức tranh miêu tả Thánh Ignazio ở Thiên quốc được Chúa Jesus và Đức Mẹ nghênh đón, các Thần đại biểu cho Tứ Đại Châu vây quanh.
Đến thời đại Rococo và Baroque, rất nhiều mái vòm nhà thờ và cung điện cũng thường lấy đề tài là Thần thoại và thế giới Thiên quốc. Do ảnh hưởng của phong cách hoa lệ đương thời, kỹ pháp 'đánh lừa con mắt' này càng phức tạp và khoa trương. Có tranh trên vòm đỉnh nhà thờ khiến người xem rối loạn hoa mắt, dường như không thể nào phân biệt được ranh giới của thật và giả. Năm 1685, ở nhà thờ Sant’Ignazio, Ý, giáo hữu Dòng Tên (Dòng Chúa Jesus) là Andrea Pozzo đã vẽ bức tranh mái vòm tráng lệ (13). Bức tranh miêu tả Thánh Ignazio ở Thiên quốc được Chúa Jesus và Đức Mẹ nghênh đón, các Thần đại biểu cho Tứ Đại Châu vây quanh.
Lúc này yêu cầu đối với họa sĩ đã không chỉ là năng lực tả thực mà còn phải có năng lực tính toán chính xác, sức tưởng tượng và tư duy không gian. Từ một phương diện khác mà nói, nếu không có cái tâm kính ngưỡng và tán tụng đối với Thần thì khó mà suy nghĩ, tưởng tượng ra cảnh tượng huy hoàng tráng lệ như thế này được.
Thế kỷ 20 bước vào chủ nghĩa hiện đại, kỹ pháp tả thực của hội họa bị cho là lạc lõng, lỗi thời. Chỉ có một số họa sĩ chủ nghĩa siêu thực vẫn còn sử dụng kỹ pháp tả thực để biểu hiện những suy nghĩ ý tưởng kỳ dị của họ, nhưng được ưa chuộng là những thứ mới lạ, quái đản, hoang đường. Sau thập niên 60, "Siêu thực" hoặc "Tả thực chụp ảnh" sử dụng kỹ thuật khoa học có thể phục chế ra hình tượng giống y hệt nguyên mẫu, nhưng đã khác xa sự thú vị trong việc mô phỏng của truyền thống. Loại tả thực này đa phần là thể hiện lõa lồ ra mặt bệnh hoạn của xã hội hiện đại: Xa cách giao tiếp giữa con người, cuộc sống trống rỗng... có lúc rơi vào chán chường và dung tục. Người xưa khi truy cầu tả thực thì nội tâm sùng chuộng Thiện và Mỹ, đã thể hiện ra sự tôn nghiêm của nhân cách, sự đối lập của Thiện - Ác, và sự huy hoàng của Thiên quốc và Thần (hình 14)... Người xem khi thưởng thức cũng có thể khiến trong lòng nảy sinh niềm khao khát và cảm động. Đó chính là sự thăng hoa mà nghệ thuật đem lại cho con người. Còn tả thực hiện đại thể hiện trạng thái bệnh hoạn cũng sẽ khiến con người có ấn tượng sâu sắc, nhưng cảm thụ lại là tiêu cực, trống rỗng, tuyệt vọng...
Hình 14 - Người xưa khi truy cầu tả thực thì nội tâm sùng chuộng Thiện và Mỹ, đã thể hiện ra sự tôn nghiêm của nhân cách, sự đối lập của Thiện - Ác, và sự huy hoàng của Thiên quốc và Thần.
Hình 15 - Có rất nhiều nghệ thuật đường phố vẫn tiếp tục sử dụng kỹ pháp “đánh lừa con mắt” truyền thống để bức tranh tả thực kết hợp với cảnh quan và địa hình xung quanh, tạo ra hiệu quả thật giả khó phân biệt.
Có rất nhiều nghệ thuật đường phố vẫn tiếp tục sử dụng kỹ pháp “đánh lừa con mắt” truyền thống để bức tranh tả thực kết hợp với cảnh quan và địa hình xung quanh, tạo ra hiệu quả thật giả khó phân biệt (hình 15). Người xem khi phát hiện ra cặp mắt của mình 'bị đánh lừa', phản ứng không phải là tức giận mà là kinh ngạc vui mừng, khâm phục và cảm thấy thú vị. Loại thú vị này thì kỹ thuật chụp ảnh không thể nào thay thế được, bởi vì điều con người vẽ ra là có nhân tính, có kỹ xảo, có trí tuệ và có hài hước. Từ điểm này mà nói có thể thấy kỹ pháp hội họa tả thực cũng vĩnh viễn không thể nào bị các kỹ thuật khác đào thải. Chúng ta đã biết về quy luật vũ trụ “thành, trụ, hoại, diệt” và “vật cực tất phản”, ngày nay khi mà nghệ thuật hiện đại đi đến cực đoan, hội họa trở về với tả thực là xu thế tương lại có thể dự kiến được.
Chúng ta vừa bàn đến là kỹ pháp tả thực có thể đạt đến hiệu quả ở mức độ thấp nhất, nếu họa sĩ giỏi sử dụng nó để biểu đạt những nội hàm sâu sắc cao thượng hơn, thế thì giá trị của nó càng không chỉ có vậy. Cũng có nghĩa là, bản thân kỹ xảo tả thực không phải là mục đích của nghệ thuật, mà là công cụ.
Đối với một nghệ sĩ đã có kỹ thuật mà nói, vấn đề khó nhất là “dùng kỹ thuật để biểu đạt cái gì?”. Mà sự quan sát và suy nghĩ của nghệ sĩ đối với sự vật, thái độ nhân sinh, phẩm cách và tấm lòng của người nghệ sĩ sẽ quyết định họ “muốn biểu đạt cái gì”. Ý tưởng sáng tác tác phẩm và nội hàm biểu đạt chính là thể hiện cảnh giới của nghệ sĩ. Do đó, kỹ pháp tả thực giống như thật không phải là đã đi đến tận cùng rồi giống như lối nghĩ của nhiều người sáng tác hiện đại, trái lại nó là một con đường lớn quang minh vô tận vẫn đang đợi chờ những nghệ sĩ có tu dưỡng, có tầm mắt, tấm lòng rộng lớn ôm cả vũ trụ... tiếp tục phát huy.
Hoàng Mai (biên dịch)
Tác giả: Chi Di Tú
Theo zhengjian.org
(ntdvn.com)