Nguồn: SBS

 

 

Người dân vùng nông thôn Úc có nguy cơ mắc ung thư da cao hơn so với những người sống ở các thành phố lớn. Đồng thời, khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ - bao gồm cả kiểm tra da - có thể bị hạn chế. Nhưng một nhà nghiên cứu người Úc đang phát triển một công cụ có thể xác định ung thư da bằng một xét nghiệm miếng dán đơn giản.

 

'...một, hai, ba... '

 

Việc kiểm tra trước ung thư da nay chỉ diễn ra trong vòng vài giây

 

Các thử nghiệm lâm sàng đầu tiên về miếng dán da DermR đã thực hiện tại vùng Pilbara xa xôi của Tây Úc vào hồi tháng Năm.

 

"Và hy vọng là bạn vừa đóng góp vào một phương pháp sàng lọc ung thư da mới..."

 

Chuyên gia về hệ gen học tại Sydney và là Tổng giám đốc điều hành của DermR Health Solutions, Stephan Mazy đã phát triển công cụ này cho biết công nghệ này khai thác sức mạnh của các kim siêu nhỏ với hy vọng một ngày nào đó sẽ mang đến một phương pháp vừa không đau vừa tiện lợi để xác định các tổn thương ung thư Cancerous lesions tức là những vùng mô bất thường có khả năng phát triển thành ung thư hoặc đã trở thành ung thư.

"Kim siêu nhỏ không gây đau, chúng dài chưa đến một milimét đâm xuyên qua da khoảng một milimét và thu thập một lượng mô siêu nhỏ, nó như kiến cắn vậy thôi. Nhưng lượng mô chúng tôi thu thập thực sự đủ để thực hiện phân tích bộ gen, một phương pháp cực kỳ nhạy cảm. Và bằng phương pháp này, chúng tôi có thể sàng lọc những tổn thương nào có khả năng gây ung thư so với những tổn thương mà chúng tôi biết là không có ung thư."

 

Ông tin rằng công nghệ này có thể là một phương pháp thay thế cho sinh thiết - khi lấy mẫu tế bào hoặc mô ra khỏi da - thường là thông qua một vết rạch.

 

Thủ thuật này thường được thực hiện bởi bác sĩ đa khoa và liên quan đến gây tê tại chỗ.

 

Mazy cho biết miếng dán kim siêu nhỏ là một lựa chọn ít xâm lấn hơn nhiều so với các phương pháp khác.

"Không đau, không chảy máu, không có vết cắt. Khi chúng tôi dán miếng dán, chúng tôi dán trong khoảng 15 giây, có một chút áp lực, có một động tác xoắn nhẹ để lấy mô, và sau đó nó được gỡ ra. Toàn bộ quá trình diễn ra trong vòng chưa đầy một phút."

 

Tuy nhiên, ông cho biết, những bệnh nhân có dấu hiệu ung thư vẫn cần phải sinh thiết theo dõi.

"Phương thức này có tính chất phân loại để sàng lọc bệnh nhân nào cần được chăm sóc y tế và bệnh nhân nào thì không."

 

Ước tính có cứ 3 người Úc thì sẽ có 2 người sẽ mắc một số dạng ung thư da nào đó trong cuộc đời của họ.

 

Và những người sống ở vùng nông thôn Úc có khả năng cao bị ung thư da nhiều nhất thì khu vực của họ lại là nơi bị hạn chế nhất về điều kiện y tế.

 

Tiến sĩ Nicole Higgins,  là Chủ tịch Hiệp hội Bác sĩ Đa khoa Hoàng gia Úc Royal Australian College of General Practitioners, nói: "Chúng tôi biết rằng khu vực nông thôn và vùng xa Úc đang có một tỷ lệ ung thư da đáng kể. Việc tiếp cận các dịch vụ ung thư da chuyên khoa bị hạn chế. Những công việc này được các bác sĩ đa khoa nông thôn đảm nhận là chủ yếu."

 

Y tá đã đăng ký Jessica Evans, người phục vụ bệnh nhân ở các vùng xa xôi của Tây Úc, cho biết việc thiếu tiếp cận dịch vụ chăm sóc chuyên khoa thường khiến mọi người ít có dịp kiểm tra da.

"Tại nhiều khu vực ở vùng Pilbara, chúng tôi hoặc là có rất ít bác sĩ, hoặc không có bác sĩ nào, và các bác sĩ ở đó thường không chuyên về da hoặc kiểm tra sâu về da."

 

Hy vọng là miếng dán da vi kim sẽ có thể được thực hiện bởi một y tá.

 

Giáo sư Pascale Guitera - bác sĩ da liễu tại Viện U hắc tố Úc (Melanoma Institute Australia) - tin rằng loại công nghệ này 'sẽ là con đường của tương lai.' Nhưng bà nói thêm rằng vẫn còn quá sớm.

"Thật tuyệt vời vì tính công bằng, xét về khía cạnh mà tất cả bệnh nhân đều có thể tiếp cận thông qua y tá chẳng hạn. Chúng tôi vẫn chưa biết về chi phí hoặc độ chính xác. Chúng tôi có rất nhiều chẩn đoán không phải là trắng hay đen - mà là xám. Vì vậy, việc sàng lọc cần rất nhiều kỹ năng và kinh nghiệm từ bác sĩ để thực hiện. Nhưng tất nhiên, không vì nó phức tạp mà chúng tôi không thử."

 

Tiến sĩ Stephanie Westen là bác sĩ da liễu có trụ sở tại Tây Úc và là thành viên của Trường Đại Học Da liễu Australasian (Australasian College of Dermatology).

 

Bà cho biết nếu thành công, miếng dán có thể là một 'công cụ chẩn đoán hữu ích'.

"Nếu bạn là bệnh nhân ở nông thôn và bạn có một loại kỹ thuật kiểm tra đơn giản có thể cho biết đây là ung thư da thì bạn có thể sắp xếp cho bước tiếp theo, có thể là thực hiện một chuyến đi dài hơn đến một trung tâm để điều trị. Chẳng hạn như bạn có cái hẹn kiểm tra định kỳ sáu tháng thì từ kết quả kiểm tra bạn có thể sắp xếp để đi ngay không trì hoãn. Còn nếu kết quả bạn nhận được cho biết bạn không bị thì cuộc hẹn sau sáu tháng sẽ ổn."

 

Một thử nghiệm lâm sàng thứ hai, lớn hơn dự kiến sẽ diễn ra trong vòng sáu đến 12 tháng tới.

 

Người Úc sống vùng quê có rủi ro cao hơn mắc bệnh ung thư da so với người Úc sống ở các thành phố lớn.