Trong giờ học, thầy gọi một trò lên bảng rồi ra câu hỏi:

“Cơ thể chúng ta có mấy quả thận?”

“Bốn ạ!", trò đáp.

“Bốn hử?", người thầy này vốn có tiếng là không bao giờ để lỡ cơ hội sỉ nhục người khác.

“Mấy đứa ở bàn đầu ra ngoài kia mang vào lớp cho ta bó rơm. Trong phòng học đây có một con bò!”

Nghe thế, tên trò nói với theo “Để mời thầy nhé, còn các cậu mang cho tớ ly cà phê!”

Thầy nghe thế tức quá, liền chỉ tay đuổi cậu học trò ra ngoài. Cậu bình tĩnh bước ra, vừa đi vừa thong thả hỏi lại thầy

“Thưa thầy, câu thầy hỏi là chúng ta có mấy quả thận, chúng ta là hai người là thầy và trò phải không ạ? Thầy có hai quả thận, trò có hai quả thận, chẳng phải là bốn thì là mấy ạ?”

Câu chuyện về người học trò 'nhất quỷ nhì ma' này được truyền tụng như một câu chuyện có thật về một vĩ nhân người Brazil, đó là nhà văn trào phúng danh tiếng xứ này tên là Aparicio Torelly Aporelly (1895-1971).

 

 

P/s:

Khi người ta chỉ vì đang được đặt vào vị thế ‘bề trên’ nên mặc định rằng ta không bao giờ sai, ý ta cứ phải là chân lý. Bởi kiểu gì đi nữa thì ta cũng đứng trên đầu đám đông kia nhé.

 

Với niềm tin bề trên mù quáng đó, họ mặc định không thèm cân nhắc ý kiến hoặc hiểu biết ... của xung quanh vì cho rằng chẳng có ai hơn ta, lời ta luôn đúng - đó là thực tế nhức nhối của xã hội Việt Nam hiện tại!

Share từ fb anh Nguyen Q Phuoc