Bộ sưu tập của thương hiệu J.W. Anderson đã khiến công chúng “sốc” với hình ảnh các mẫu nam trong ... những chiếc váy ngắn, thậm chí là váy quây. (Tổng hợp)
Các người mẫu giống như những người lính trong cuộc duyệt binh của Triều Tiên, không có cá tính, khuôn mặt vô cảm. Họ giống như một chiếc mặt nạ bất động, nhìn thẳng về phía trước một cách vô hồn.
Một người bạn của tôi đã gửi cho tôi những bức ảnh về bộ sưu tập mới nhất dành cho nam giới của một hãng thời trang nổi tiếng.
Tôi tin rằng chúng dành cho đàn ông, vì bạn tôi sẽ không cố tình đánh lừa tôi, nhưng đối với tôi thì những người mẫu này trông rất giống những phụ nữ mắc chứng biếng ăn trầm trọng. Cứ như thể họ được tuyển mộ từ một trại tập trung nào đó do một chế độ tàn bạo điều hành.
Đối với bản thân quần áo, chúng rất nữ tính, cố tình như vậy, vì các nhà thiết kế đã tuyên bố rằng họ muốn bộ sưu tập của mình phá vỡ những “định kiến về giới tính”. Họ, những nhà thiết kế, đã trở thành cái mà Stalin từng gọi nhà văn là “kỹ sư của linh hồn con người” (những người không bị ông ta giết hoặc lưu đày).
Sáng tạo trong thời trang đã trở nên quan trọng đối với các nhà thiết kế giống như quần áo trong thời trang vậy. Từ góc độ này, họ đang đi theo các kiến trúc sư, những người từ lâu đã không còn đơn thuần chỉ là người thiết kế các tòa nhà, mà đảm nhận vai trò ‘kỹ sư của xã hội’ (“social engineers” - một nhóm người gây ảnh hưởng đến xã hội bằng những việc làm xấu xa).
Trên thực tế, những ám ảnh về hệ tư tưởng đã trở nên to lớn trong xã hội của chúng ta, đến nỗi ngày nay không có ngành nghề nào giải thoát khỏi chúng. Tất cả những người nộp đơn xin việc đều được các nhà tuyển dụng tiềm năng của họ cam kết đảm bảo sự đa dạng, bình đẳng, v.v. Điều này ngầm hiểu rằng họ mong muốn các nhân viên tương lai của họ cũng cam kết như vậy. Chỉ những người lao động tự do mới có thể thoát khỏi chướng ngại bệnh hoạn được cho là “đúng đắn” này.
Quay trở lại thế giới của những buổi trình diễn thời trang, điều mà đối với tôi là thực sự rất kỳ quặc. Trong bộ sưu tập mới nhất mà tôi đã đề cập trên đây, các người mẫu trình diễn như những con rô bốt trên sàn catwalk, còn khán giả thì quan sát trong bóng tối.
Nhà thiết kế thời trang Gucci là Alessandro Michele đã triển lãm những bộ trang phục hoàn toàn dành cho nam giới, nhưng lại theo chiều hướng vô cùng nữ tính. (Tổng hợp)
Các người mẫu giống như những người lính trong cuộc duyệt binh của Triều Tiên, không có cá tính, khuôn mặt vô cảm. Họ giống như một chiếc mặt nạ bất động, nhìn thẳng về phía trước một cách vô hồn.
Khi họ xoay người trên sàn catwalk, không khác gì những con rô bốt. Trên khuôn mặt ma mị của họ (nếu có) biểu hiện bất cứ điều gì, thì chúng đều là một kiểu ác cảm bi quan hoặc thậm chí là căm ghét thế giới, một sự thiết lập mặc định của việc căm ghét sự sống.
Điều này thật kỳ quặc. Người ta có thể nghĩ rằng, trong tất cả các lĩnh vực con người đang nỗ lực, thì thiết kế thời trang hẳn là vui vẻ và dễ chịu. Những người mẫu này khiến tôi nhớ đến một người đàn ông trẻ tuổi từng chạy bộ một cách ám ảnh trên đường phố Paris, khi tôi sống ở đó. Anh ấy giống như một bộ xương trong bộ đồ thể thao Lycra, gầy đến mức tôi không dám nhìn thẳng vào anh ấy. Giống như nhà văn Pháp La Rochefoucauld từng nói với chúng ta rằng “khó có ai dám nhìn thẳng vào mặt trời hay cái chết”.
Tôi đã không gặp anh ấy trong một thời gian: anh ấy hẳn đã chuyển đi nơi khác, hoặc rất có thể, đã chết. Chúng ta có xu hướng quên rằng thiếu cân cũng nguy hại cho sức khỏe như thừa cân; và các người mẫu của buổi trình diễn thời trang thực sự trông như sắp chết.
Cuộc cạnh tranh để trở thành người mẫu rất tàn nhẫn, và dường như lưỡng tính (ái nam ái nữ), gầy gò (như chết đói) là điều bắt buộc ở nam giới hiện nay để họ được lựa chọn. Các nhà thiết kế thời trang đang cố tình nuôi dưỡng một lối sống sẽ gây ra tổn hại vĩnh viễn đến sức khỏe của những người mà họ thuê làm việc, và sớm loại bỏ họ như việc trẻ em vứt bỏ những món quà Giáng sinh năm ngoái.
Thật là kỳ lạ khi bất kỳ ai cũng chọn bị bóc lột theo cách này — nó là trường hợp mà người bạn tuyệt vời của Montaigne, nhà văn người Pháp Étienne de la Boétie gọi là “nô lệ tự nguyện”. Hơn nữa, thu nhập của hầu hết mọi người đều không cao, mặc dù một số rất ít người nhờ nổi tiếng có thể trở nên giàu có một cách đáng kinh ngạc. Đây là một cuộc chơi xổ số mà vé số trúng thưởng thì rất ít.
Tôi hẳn là người thiếu trí tưởng tượng, và tôi không thể đồng cảm với một người bước vào ngành này với vẻ ngoài là tài sản duy nhất của họ (ngoại trừ, có thể một số người có quyết tâm thành công). Có vẻ như, ít nhất là trong lĩnh vực kinh doanh thời trang hiện đại, không có nét quyến rũ hay nhân cách đặc biệt nào lại là chìa khóa thành công. Trong mắt tôi, các người mẫu hầu như không có gì để phân biệt với nhau ngoài những khác biệt nhỏ về ngoại hình.
Vì chính sự khác biệt và độc đáo của mỗi cá nhân mới tạo nên nhân loại chúng ta, nên nhìn nhận trong một phạm vi nhỏ, ngành công nghiệp này cũng kinh khủng như một chế độ toàn trị, mà ở những khía cạnh trọng yếu thì nó giống như vậy.
Về mặt cung thì nhiều như vậy, nhưng cầu thì sao? Rõ ràng, các hãng thời trang là những doanh nghiệp thương mại, nhiều hãng thời trang trong số đó rất thành công và có tên tuổi, nên có lẽ họ rất nhạy bén với thị hiếu của khách hàng. Ngay cả khi họ nhào nặn ra những trào lưu đó, thì họ phải nhận thức được điều gì sẽ hấp dẫn hoặc không hấp dẫn khách hàng.
Không cần phải nói rõ về vấn đề đó, giống như ông Snagsby đã nói trong cuốn tiểu thuyết “Bleak House” rằng, các buổi trình diễn thời trang đã trở thành giống như các buổi trình diễn kỳ quặc ở khu hội chợ thời Victoria, trong đó những người có một số đặc điểm khác thường hoặc kỳ quặc được trưng bày để kiếm tiền, để tạo sự thích thú hoặc thỏa mãn thú vui tiêu khiển.
Một người mẫu đi trên sàn catwalk trong một buổi trình diễn thời trang ở Kuala Lumpur, Malaysia, vào ngày 5 tháng 11 năm 2021. (Annice Lyn / Getty Images)
Không quy kết hoàn toàn hiện tượng này cho chủ nghĩa Mác, những buổi trình diễn thời trang này cũng phải có yếu tố kinh tế, nhưng chắc chắn nó (chủ nghĩa Mác) cũng gián tiếp liên quan. Không ai thực sự sẽ mặc những bộ quần áo được biểu diễn tại các buổi trình diễn này, ngoại trừ có thể là một lễ hội hóa trang.
Họ không thể bán với số lượng đủ để kiếm nhiều tiền, ngay cả với giá cắt cổ nhất, vì ngay cả trong thời đại đa giới tính như thế này, tôi chưa bao giờ thấy ai mặc trang phục kỳ dị đến mức nó khiến những người chơi nhạc rock punk trông như những quý ông bảo thủ.
Do đó, có lẽ toàn bộ chương trình là một màn trình diễn mang tính mánh lới quảng cáo, nhưng ngay cả màn trình diễn mang tính quảng cáo của một doanh nghiệp thương mại cũng được cho là sẽ mang lại một số lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp này - hoặc là các nhà quản lý đang làm không đúng công việc của họ.
Tất nhiên, điều thứ hai là hoàn toàn có thể xảy ra, đối với các nhà quản lý, giống như bất kỳ ai khác, thường không thực hiện công việc của mình một cách đúng đắn. Nhưng tôi nghi ngờ rằng trong trường hợp này, họ đã tính toán rằng nếu họ nhảy vào trào lưu giới tính thì nhóm khách hàng trẻ tuổi, khá giả, có học thức và được “thức tỉnh”, sẽ có xu hướng quan tâm đến họ một cách tử tế hơn và do đó mua sản phẩm của họ.
Nếu tôi đúng, điều này phản ánh điều gì đó mà theo tôi, là nham hiểm: Cụ thể là nhóm khách hàng của họ đã bị tẩy não thành công khi tin vào một hệ tư tưởng viển vông. Đến nỗi họ thậm chí không thể nhận thức được sự bóc lột khủng khiếp đối với những người mẫu trẻ với tâm lý yếu ớt đang trình diễn trong các buổi biểu diễn thời trang, hay sự xấu xí tuyệt đối của những thứ được tạo ra để mặc.
Giới thiệu về tác giả:
Theodore Dalrymple là một bác sĩ đã nghỉ hưu, ông là biên tập viên đóng góp cho Tạp chí Thành phố New York (City Journal of New York). Ông cũng là tác giả của 30 cuốn sách, bao gồm "Life at the Bottom", v.v. "Embargo and Other Stories" là cuốn sách mới nhất của ông.
(Bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam).
(ntdv.com- Theo The Epoch Times)