Khi đại dịch COVID-19 bùng phát, cũng là lúc diễn ra cuộc chạy đua điều chế vắc xin chống COVID-19 giữa các quốc gia. Sự chậm chân của Mỹ trước các đối thủ như Nga và Trung Quốc cũng khiến nhiều người thắc mắc. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự chậm trễ này là do các vấn đề pháp lý tại Mỹ.

 

 

Theo giới chức trách cho biết, những bệnh nhân nhiễm COVD-19 không phải người da trắng chiếm đến hơn 50% ca nhiễm tại Mỹ, trong đó có có người gốc Phi và Mỹ Latin.

 

 

Tuy nhiên, tỷ lệ những người trong nhóm này tham gia thử nghiệm lâm sàng các phương pháp điều trị COVID-19 lại rất ít. Điều này không những gây ảnh hưởng tới tốc độ điều chế vắc xin COVID-19 tại Mỹ mà còn khiến các đánh giá hiệu quả của vắc xin có thể xa rời thực tế và bị chỉ trích phân biệt chủng tộc.

 

 

Đây là lý do khiến các công ty Mỹ buộc phải tăng cường tìm kiếm các tình nguyện viên thuộc nhóm thiểu số trên nếu muốn có vắc xin hiệu quả và sớm nhất.

 

 

 

 

 

Người da màu thuộc nhóm có nguy cơ lây nhiễm virus cao tại Mỹ

 

 

 

Đơn cử là trường hợp của công ty Moderna. Moderna là công ty đầu tiên của Mỹ tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 trên người.

 

 

Cuộc thử nghiệm lâm sàng vắc xin COVID-19 của Moderna với mục tiêu thu hút 30.000 tình nguyện viên. Trong 3 tuần đầu tiên, đã có hơn 8.374 tình nguyện viên đăng ký tham gia, nhưng số lượng người da màu chỉ chiếm 15%.

 

 

Tiến sĩ Nelson Michael, thuộc Viện nghiên cứu Walter Reed của quân đội Mỹ cho biết, nếu Moderna và các công ty đang phát triển vắc xin khác không thể làm tăng số lượng người da màu tham gia thử nghiệm thì hội đồng các chuyên giám sát sẽ buộc phải kéo dài quá trình này.

 

 

Ông Michael cũng cảnh báo rằng, nếu tình trạng này tiếp diễn thì mục tiêu đạt 300 triệu liều vắc xin trước tháng 1-2021 của Mỹ có nguy cơ đổ vỡ.

 

 

 

 

 

 

Thử nghiệm vaccine COVID-19 tại Mỹ

 

 

 

 

Xét theo khía cạnh nghiên cứu y khoa, người da màu có nguy nhiễm virus cao hơn người da trắng. Bởi vậy, theo nguyên tắc, việc cần thiết khi đem nhóm này vào quy trình thử nghiệm vắc xin là hoàn toàn hợp lý.

 

 

“Nhiều người sẽ có kết quả âm tính sau khi thử nghiệm kết thúc nhưng không phải bởi vì vắc xin hiệu quả, mà bởi trong suốt thời gian thử nghiệm, họ không có cơ hội tiếp xúc với virus”, đài CNN lý giải.

 

 

Còn theo khía cạnh pháp lý tại Mỹ thì Luật pháp liên bang và chính sách của Viện Y tế quốc gia Mỹ cũng đã bắt buộc đưa những người thiểu số vào các thử nghiệm lâm sàng. Nguyên nhân được cho là do vắc xin và thuốc có thể có tác động khác với những người này so với người da trắng.