ĐẠI HỌC DHAKA CAMPUS, DHAKA, BANGLADESH - 2024/07/17: Sinh viên biểu tình chống hạn ngạch tham gia vào một cuộc biểu tình quan tài tại khuôn viên Đại học Dhaka, một ngày sau cuộc đụng độ với Liên đoàn Chhatra Bangladesh, phe sinh viên của đảng cầm quyền Bangladesh Liên đoàn Awami và những người biểu tình chống hạn ngạch. (Ảnh của K M Asad/LightRocket qua Getty Images). Nguồn: LightRocket / K M Asad/LightRocket qua Getty Images

 

 

Một tuần đụng độ bạo lực giữa sinh viên và cảnh sát ở Bangladesh đã khiến ít nhất 114 người thiệt mạng và hàng ngàn người bị thương. Các sinh viên đang phản đối hệ thống hạn ngạch việc làm trong ngành dịch vụ công của đất nước, vốn ưu ái con cháu của những người đã chiến đấu trong cuộc chiến Bangladesh - Pakistan năm 1971.

 

Các cuộc biểu tình ở Bangladesh tiếp tục diễn ra hôm thứ Bảy ngày 20/7 bởi các sinh viên phản đối hệ thống hạn ngạch việc làm của chính phủ.

 

Các mảnh vụn và cây đổ tràn ngập đường phố Dhaka, với một số người biểu tình tụ tập bất chấp lệnh giới nghiêm do quân đội thi hành nhằm hạn chế bạo lực đã khiến 114 người chết và hàng ngàn người bị thương trong tuần qua.

 

Các cuộc biểu tình tập trung vào hệ thống việc làm vốn gây tranh cãi của chính phủ dành cho các nhóm người cụ thể.

 

 

Tại Sydney, người Úc gốc Bangladesh đã tập hợp ở Lakemba để nâng cao nhận thức về tình trạng bạo lực đang diễn ra ở Bangladesh.
 

Một bác sĩ người Úc gốc Bangladesh giấu tên vì lo sợ gia đình ông ở quê nhà Bangladesh có thể bị ảnh hưởng.


 

Chúng tôi tạm gọi ông là Mohamed. Ông cho hay. 
 

“Có hệ thống hạn ngạch dành cho các nhóm hoặc nhóm sinh viên khác nhau ở Bangladesh muốn bảo đảm có việc làm trong chính phủ, làm cán bộ ở cấp độ khác. Chẳng hạn như trong 100 vị trí, có tới 55 vị trí được phân bổ cho gia đình những người tham gia cuộc chiến chống lại Pakistan vào năm, cách đây 53 năm.”

 

Hiện tại, 30% vị trí trong khu vực công được phân bổ cho gia đình các cựu chiến binh đã chiến đấu trong cuộc chiến giành độc lập năm 1971.
 

Ông Mohammed giải thích rằng những người chiến đấu chống lại Pakistan đã nghỉ hưu từ lâu hoặc đã chết.
 

Giống như những người biểu tình ở Bangladesh, ông Mohammed cảm thấy đã đến lúc phải loại bỏ hệ thống hạn ngạch và trao quyền công bằng cho tất cả người dân Bangladesh.
 

 

Anh Mohammed Raihan, sinh viên tại Đại học Dhaka, cũng có ý kiến giống như ông Mohammed.
 

Mohammed Raihan - sinh viên Đại học Dhaka “Nếu chúng ta xem xét tình hình hiện tại của Bangladesh, tôi không nghĩ con cháu của những người đấu tranh cho tự do đủ tuổi để đảm nhận công việc này bởi vì họ đã quá già. Những người đấu tranh cho tự do đã nhận được lợi ích cho những việc mình đã làm. Vì vậy, không nên có thêm bất kỳ lợi ích nào nữa dành cho các thế hệ con cháu của họ."

“Chúng tôi không nói đến việc bãi bỏ hệ thống hạn ngạch, mà chúng tôi đang nói về việc cải cách hệ thống này.”

 

 

Vào thứ Sáu, chính phủ Bangladesh đã tắt Internet.
 

Bây giờ có rất ít tin tức từ Bangladesh, điều này khiến Rubayat Hasan, người Úc gốc Bangladesh, rất lo ngại.
 

“Tôi rất lo lắng. Em trai tôi là sinh viên đại học, nó cũng tham gia biểu tình, nên tôi rất lo lắng cho gia đình và cả bạn bè của tôi đã tham gia biểu tình. Chúng tôi không thể liên lạc với họ, không biết chuyện gì đang xảy ra ở đó vì tất cả Internet và Wifi đều bị chặn. Chúng tôi không thể liên lạc với họ, thậm chí họ cũng không thể liên lạc với chúng tôi. Họ đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề từ chính phủ và cảnh sát, tình hình bây giờ đã vượt quá tầm kiểm soát.”

 

Các cuộc biểu tình của sinh viên ở Bangladesh bắt đầu từ nhiều tuần trước, nhưng leo thang mạnh mẽ trong tuần này khi các nhà hoạt động sinh viên đụng độ với cảnh sát tại Đại học Dhaka.

 

Hơi cay, đạn cao su và vòi rồng được sử dụng để giải tán đám đông.

 

Chính phủ phủ nhận cáo buộc về các hành động áp chế tàn bạo, nhưng thừa nhận sự cần thiết phải đối thoại.

 

Thủ tướng Sheikh Hasina đã kêu gọi bình tĩnh và mong muốn sinh viên bày tỏ yêu cầu của mình thông qua các biện pháp hòa bình.

 

Lệnh giới nghiêm được áp dụng và cảnh sát có quyền bắn ngay những người vi phạm lệnh giới nghiêm.

 

Lệnh giới nghiêm bắt đầu vào nửa đêm thứ Sáu ngày 19/7 theo giờ địa phương và dự kiến kéo dài đến sáng Chủ nhật ngày 21/7.

 

Trong khi đó, người dân Úc được kêu gọi xem xét lại bất kỳ kế hoạch du lịch nào tới Bangladesh.

 

 

 

Đối với những người ở Bangladesh, Bộ đang khuyên người Úc tránh các cuộc tụ tập đông người, bao gồm các cuộc biểu tình, đồng thời “trú ẩn ở nơi an toàn và làm theo lời khuyên của chính quyền địa phương”.