Tổng thống Uganda, Yoweri Museveni, phát biểu trong Lễ kỷ niệm 60 năm ngày Độc lập, ở Kampala, Uganda. Ông Museveni đã ký thành luật luật chống đồng tính mới cứng rắn được nhiều người trong nước ủng hộ. Nguồn: AP / Hajarah Nalwadda/AP

 

Uganda vừa thông qua đạo luật cực đoan chống lại giới LGBTIQ+, khiến Tây phương lên án mạnh mẽ cùng sự phẫn nộ trong giới hoạt động ở Châu Phi. Luật bao gồm hình phạt tử hình, đối với điều mà luật mới gọi là 'đồng tính luyến ái tăng nặng'. Luật này đã làm dấy lên mối lo ngại về việc gia tăng bạo lực, phân biệt đối xử và vi phạm nhân quyền đối với cộng đồng LGBTIQ+, vốn đã bị gạt ra ngoài lề xã hội ở Uganda và có khả năng xảy ra trên toàn khu vực.

 

Uganda đã thông qua một trong những luật chống lại giới đồng tính LGBTIQ+ cứng rắn nhất thế giới, khiến phương Tây lên án rộng rãi và các nhà hoạt động ở trong nước và ở Châu Phi hết sức phẫn nộ.

 

Đạo luật quy định hình phạt tử hình đối với đồng tính luyến ái trầm trọng, cũng như đối với những người truyền bệnh nan y như HIV/AIDS, thông qua quan hệ tình dục đồng giới.

 

Luật cũng tuyên án 20 năm tù, cho tội ‘cổ xúy’ cho đồng tính luyến ái.

 

Đây là thời điểm Chủ tịch Quốc hội, Anita Among, đưa luật ra biểu quyết.

“Bây giờ tôi đặt ra vấn đề, chúng ta đã có đủ số đại biểu cần thiết, rằng Dự luật Chống Đồng tính luyến ái 2023 đã được Tổng thống gửi lại, được đọc lần thứ ba và được thông qua".

"Những người ủng hộ nói 'Có', và phe chống nói, 'Không.'..".

"Rồi dự luật được thông qua và vấn đề đã được giải quyết”.

 

Trong khi đó ông Asuman Basalirwa là một chính trị gia người Uganda và là người ủng hộ Dự luật Chống Đồng tính luyến ái năm 2023.

 

Ông giải thích chính xác, tình trạng đồng tính luyến ái trầm trọng hơn là gì.

Ông nói “Khi bạn thực hiện các hành vi đồng tính luyến ái thông qua vũ lực, cưỡng bức hoặc ảnh hưởng quá mức, thì luật định nghĩa đó là đồng tính luyến ái nghiêm trọng và hình phạt là gì? Hình phạt cao nhất là tử hình".

"Vì vậy, khi bạn phạm tội đồng tính luyến ái trầm trọng hơn, luật pháp quy định bạn sẽ phải chịu hình phạt tử hình”.

 

Đối với cộng đồng LGBTIQ+ ở Uganda, vốn thường xuyên bị tấn công bạo lực, giờ đây họ càng lo sợ hơn cho tính mạng của mình.

 

Người đàn ông này không thể tiết lộ danh tính vì sợ bị trả thù, đã bị một số người hàng xóm đánh đập dã man vì là người đồng tính, được gọi tên là Peter.

 

Ông nầy bị đánh đập bầm tím, từ đầu đến chân.

 

Ông ấy nói rằng, cộng đồng LGBTIQ+ giờ đây sẽ bị nhắm mục tiêu một cách tự do và công khai.

Ông nói “Tôi nghĩ, đó là chiếc đinh cuối cùng đóng vào quan tài bởi vì bạn thấy đấy, chúng ta đã trở thành mục tiêu từ lâu ngay cả khi những dự luật đó chưa được khởi xướng, nhưng bây giờ mọi thứ giống như một cuộc nói chuyện gia đình".

"Vì nó đã được ký kết, nên điều đó có nghĩa là có người sẽ bị bỏ tù, rồi người khác sẽ bị sát hại.”

 

Trong khi đó bà Masafo Okwara là một luật sư tại Ủy ban Nhân quyền của Người đồng tính nam và đồng tính nữ, có trụ sở tại Kenya, cũng đồng ý với Peter.

Bà Masafo Okwara nói “Dự luật này đã chấp nhận hành động bạo lực đối với người thuộc giới LGBTQ+ tại Uganda, chấp nhận sự phân biệt đối xử, chấp nhận những vi phạm thô bạo về nhân quyền đối với người thuộc giới này tại Uganda".

"Nó sẽ cho phép đe dọa, biện minh thêm cho những vi phạm nhân quyền đối với một cộng đồng, vốn đã bị gạt ra ngoài lề xã hội”.

 

Còn ông Christian Rumu là nhà vận động cao cấp của Tổ chức Ân xá Quốc tế.

 

Ông nói rằng, luật chống LGBTIQ + sẽ có ảnh hưởng trên khắp Châu Phi.

Ông nói “Chúng tôi thấy rằng, càng có nhiều tiểu bang tài trợ cho những dự luật này, những đạo luật đáng ghét này, thì cộng đồng LGBT càng bị ảnh hưởng".

"Và điều đó cũng ảnh hưởng đến cách các chính trị gia khác và các quốc gia khác, đang làm theo".

"Vì vậy, dự luật này hiện được ký thành luật của tổng thống Museveni, đang có những hậu quả thực sự đối với các cá nhân LGBTQ, không chỉ ở Uganda mà còn trên toàn khu vực”.

 

Được biết ông Rumu có vẻ đúng, vì Chủ tịch của tổ chức có tên là ‘Những người Ủng hộ Chúa Kitô’ ‘Advocates for Christ’, ông Edem Senanu từ Ghana, hài lòng với luật này và hy vọng sẽ thấy điều gì đó tương tự ở đất nước của mình.

Ông Edem Senanu nói “Chúng tôi rất vui khi biết rằng, Uganda đã có thể thiết lập các bước tiến trong chuyện này".

"Chúng tôi không biết tất cả các yếu tố trong luật của họ, vì vậy đó là một lĩnh vực học tập mà chúng tôi có thể xem xét".

"Bởi vì đôi khi có những lo ngại rằng, luật này có thể quá nghiêm ngặt, hoặc chúng không cho phép các cá nhân trong không gian đó, nhận được hỗ trợ nếu họ cần hỗ trợ".

"Vì vậy, đó là những mối quan tâm".

"Nó không phải là bán buôn, nhưng chúng tôi rất vui khi biết rằng họ đã có thể vượt qua nó”.

 

Trong khi đó các luật sư và nhà hoạt động nhân quyền ở Uganda đã tập hợp, để đệ đơn kiện chống lại luật này.

 

Ông Adrian Jjuuko là luật sư và giám đốc điều hành của Diễn đàn Thúc đẩy và Nhận thức Nhân quyền nói rằng, vấn đề thông qua dự luật cùng việc ký kết sau đó, bị lu mờ bởi các vấn đề về thủ tục.

Ông Adrian Jjuuko nói “Đạo luật này của quốc hội có một số sai sót, mà chúng tôi đang nêu ra trong đơn thỉnh cầu của mình".

"Một trong những sai sót chính là đạo luật đã được thông qua, mà không có sự tham gia đầy đủ và có ý nghĩa, của công chúng".

"Vì vậy khi họ làm luật, công chúng phải được biết đến, đặc biệt hơn là những người có liên quan".

"Nhưng chúng tôi đã thấy trong các phiên điều trần của ủy ban và trong thời gian dự luật đang được thảo luận, thậm chí không một người LGBTQI nào có mặt trước ủy ban, để được lắng nghe quan điểm của họ, dù đây là luật ảnh hưởng trực tiếp đến họ”.

 

Trong khi đó một cư dân tại thủ đô Kampala, là ông Shem Luyombya tin rằng, Uganda có những vấn đề khác đáng lẽ phải được giải quyết, hơn là luật về đồng tính luyến ái.

Ông nói “Dự luật đồng tính luyến ái này, không phải là thứ chúng ta cần ngay bây giờ".

"Các loại quyền, chúng ta không thể nói về các quyền đó khi các quyền căn bản như quyền con người, quyền tiếp cận giáo dục, tiếp cận các dịch vụ y tế mà chúng ta đã không tranh đấu cho các quyền đó, mà lại đấu tranh cho các quyền khác”.

 

Trong khi đó quốc tế nhanh chóng lên án, sau khi Dự luật chống đồng tính luyến ái được thông qua, với việc Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đưa ra tuyên bố đe dọa trừng phạt Uganda, nơi Chính phủ Hoa Kỳ đầu tư 1 tỷ Mỹ Kim tức gần 1,5 tỷ Úc kim hàng năm.

 

Ông Jonathan Owot là một cư dân ở Kampala lo sợ, bất kỳ biện pháp trừng phạt nào đối với đất nước của ông có thể được áp dụng, do luật Chống đồng tính luyến ái.

Ông Jonathan Owot nói “Các lệnh trừng phạt ảnh hưởng đến tất cả mọi người, bạn thấy nếu các lệnh trừng phạt có thể ảnh hưởng đến một quốc gia như Nga, thì chúng ta là ai để nói rằng, chúng ta sẽ không bị ảnh hưởng bởi nó?".

"Thế giới là một ngôi làng toàn cầu, vì vậy nếu họ cắt đứt quan hệ với bạn, thì bạn thực sự sẽ phải chịu một số hậu quả nhưng sau đó, vấn đề trở lại là, người khác có thể ảnh hưởng đến cách bạn điều hành đất nước của mình đến mức nào?”.

 

Còn ông Alex Kofi Donkor là người đứng đầu tổ chức có tên là Quyền của giới đồng tính tại Ghana.

 

Ông này thấy rằng, những người đặc biệt nầy đang bị trừng phạt, vì chính bản sắc của con người chính họ.

Ông Alex Kofi Donkor nói “Lấy đi vấn đề tính dục của tôi, thì tôi vẫn là người châu Phi".

"Vì vậy điều gì ở tôi, khiến tôi không phải là người châu Phi, đến mức cần phải ban hành luật để hình sự hóa tôi?".

"Hình sự hóa tôi vì điều gì, vì tôi là ai? Khi nào bạn hình sự hóa một ai, vì bạn là ai?".

"Và tại sao bất kỳ quốc gia nào, cũng nên hình sự hóa một bộ phận dân số của mình, vì giới tính của họ?".

"Tôi nghĩ nó rất man rợ, rất sơ khai, nó thông tục, mang tích chất thuộc địa và cản trở bước tiến”.