Ảnh: Reuters

 

 

 

 

 

Ông Trump giải mật tài liệu điều tra Nga can thiệp bầu cử

“Tôi đã cho phép giải mật hoàn toàn đối với bất cứ tài liệu nào liên quan tới vụ phạm tội chính trị lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ mang tên Trò bịp Nga. Tương tự, bê bối email của Hillary Clinton cũng vậy. Tài liệu nguyên vẹn không chỉnh sửa!”, Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trên Twitter hôm 6/10.

 

---

 

 

Thuật ngữ “Trò bịp Nga” thường được ông Trump sử dụng để chỉ cuộc điều tra Nga can thiệp bầu cử tổng thống năm 2016.

 

Sau đó, Tổng thống Mỹ viết thêm rằng, ông “không thể tin rằng những kẻ lừa đảo này vẫn chưa bị TRUY TỐ”, ám chỉ các cựu quan chức FBI.

 

 

---

 

 

 

Theo The Epoch Times, đầu tuần này, Chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows cho biết Tổng thống Trump, trong khi đang điều trị Covid-19 ở bệnh viện, đã ủy quyền cho ông giải mật thông tin. Tuy nhiên, ông Meadows không tiết lộ những tài liệu mà Tổng thống Trump muốn giải mật.

 

 

 

 

Khảo sát: Gần 50% người Hong Kong muốn di dân

Taiwan News đưa tin, một cuộc khảo sát được công bố hôm 6/10 cho thấy gần 44% cư dân Hong Kong cân nhắc di cư sau khi Bắc Kinh ban hành luật an ninh quốc gia.

 

Cuộc khảo sát ý kiến ​​do Viện Nghiên cứu Châu Á – Thái Bình Dương của Hồng Kông tổ chức đã phỏng vấn 737 người. Khoảng 43,9% số người được hỏi cho biết họ sẽ di cư nếu có cơ hội, trong khi 46,8% cho biết họ có kế hoạch ở lại và 9,3% vẫn chưa quyết định.

 

Bốn nguyên nhân mà những người có ý định di cư đề cập đến nhiều nhất là:

 

1.Bất mãn với chính quyền Đặc khu/ Trưởng Đặc khu/ Quan chức Cấp cao/ bất mãn với các chính sách của chính phủ (27,3%).

 

2.Hong Kong có quá nhiều tranh chấp chính trị/ quá phiền phức/ bất ổn chính trị” (23,6%).

 

3.Tự do của Hong Kong (bao gồm tự do ngôn luận)/ Xói mòn nhân quyền/ Mất quyền tự do Báo chí (19,8%).

 

4.Chính trị Hong Kong không dân chủ” (17,6%).

 

 

 

Cuộc khảo sát cũng cho biết, mức điểm thành phố “đáng sống” của Hong Kong là 49,6 điểm, giảm đáng kể so với mức 54,4 điểm vào tháng 9/2019 và là mức thấp nhất kể từ năm 2017.

 

 

 

Moscow: Không cần thanh minh về vụ Navalny bị đầu độc

Trang Tass cho biết, ngày 6/10, phát biểu tại phiên họp của Hội đồng quản trị Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW), ông Alexander Shulgin, Đại diện Thường trực của Nga tại tổ chức này tuyên bố Moscow không cần phải thanh minh với bất kỳ ai về vụ nhà chính trị đối lập Alexei Navalny bị đầu độc.

 

 

Ông Alexander Shulgin nêu rõ: “Bất chấp tất cả các yêu cầu đáng nghi ngờ mà chúng tôi đã nhận được như mở cuộc điều tra quốc gia, hợp tác với OPCW, chúng tôi nhấn mạnh rằng, Nga không nợ bất cứ ai, dù là Đức hay các nước khác, những nước đã cáo buộc Nga đầu độc Alexei Navalny một cách vô căn cứ. Chúng tôi không cần thanh minh với họ và sẽ không làm như vậy”. 

 

 

Ông Shulgin cũng tuyên bố Moscow sẽ coi mọi thứ đang diễn ra là một chiến dịch tuyên truyền dối trá, khiêu khích cấp thấp cho đến khi nhận được các bằng chứng cho thấy chất độc được phát hiện trong các ca xét nghiệm đối với ông Navalny và cho đến khi họ ngồi xuống bàn đàm phán với Nga trong một cuộc đối thoại cấp chuyên gia.

 

 

Cùng ngày 6/10, Tổ chức Cấm vũ khí hóa học công bố phát hiện nhóm chất độc Novichok trong mẫu máu và nước tiểu của ông Navalny.

 

 

 

 

 

Indonesia tái khẳng định lập trường trên biển Đông

Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi hôm 6/10 cho biết nước này vẫn giữ nguyên lập trường về biển Đông mặc dù Jakarta đang hợp tác với Bắc Kinh để có được vắc-xin viêm phổi Vũ Hán.

 

 

Indonesia từng căng thẳng với Trung Quốc về quyền đánh bắt cá quanh quần đảo Natuna nằm ở phía nam Biển Đông. Tháng trước, một tàu hải cảnh của Trung Quốc còn xuất hiện ở vùng biển này.

 

 

Theo đài CNA ngày 7/10, khi được hỏi liệu sự hợp tác phát triển vắc-xin có ảnh hưởng đến lập trường của Indonesia trên vùng biển tranh chấp hay không, bà Marsudi đáp: “Tôi có thể trả lời chắc chắn rằng không. Đó là 2 chuyện khác nhau và khi làm việc cùng nhau, đó không phải là sự hợp tác không công bằng chỉ có lợi cho một bên”.

 

 

Vào năm nay, ngoại trưởng Marsudi từng nhiều lần khẳng định Indonesia không phải là một quốc gia tranh chấp trên biển Đông và đường 9 đoạn mà Trung Quốc tự vẽ ra là không có cơ sở pháp lý.

 

 

 

 

 

 

Gần 40 quốc gia yêu cầu Bắc Kinh tôn trọng nhân quyền của người Duy Ngô Nhĩ

Theo AFP, 39 quốc gia trong đó có Mỹ, Nhật Bản và nhiều nước châu Âu hôm 6/10 kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng nhân quyền của người Duy Ngô Nhĩ, đồng thời bày tỏ quan ngại về tình hình ở Hồng Kông.

 

 

Đại sứ Đức tại Liên Hiệp Quốc Christoph Heusgen, người dẫn đầu sáng kiến ​​trong cuộc họp về nhân quyền, cho biết: “Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc tôn trọng nhân quyền, đặc biệt là quyền của nhóm tôn giáo và dân tộc thiểu số ở Tân Cương và Tây Tạng”.

 

 

Đáp lại chỉ trích trên, Đại sứ Trung Quốc Trương Quân tuyên bố các quốc gia phương Tây hãy chấm dứt “thói đạo đức giả” khi can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc.

 

 

Bắc Kinh thời gian qua đã gây áp lực lên các nước thành viên Liên Hiệp Quốc bằng cách đe dọa để họ không ký vào đơn tố cáo chính quyền Trung Quốc vi phạm nhân quyền. Tuy nhiên, bất chấp những thủ đoạn của Bắc Kinh, ngày càng có nhiều quốc gia đã dũng cảm đứng lên phơi bày sự đàn áp tàn bạo của chính quyền ĐCSTQ.

 

 

 

Ảnh ghép từ Reuters.

 

 

 

 

 

Hơn 36,3 triệu người nhiễm Covid-19 toàn cầu

Theo số liệu thống kê của Worldometer, tính tới sáng ngày 8/10, thế giới có 36.346.207 người nhiễm virus Vũ Hán, trong đó có 1.059.184 người chết và 27.371.231 người đã bình phục.

 

 

Hiện Mỹ vẫn là quốc gia có số người nhiễm (7,767,332 - nhiễm mới: 39,702) và tử vong (216,596 - tăng: 744) vì viêm phổi Vũ Hán cao nhất thế giới, xếp kế là Ấn Độ (nhiễm: 6,832,988; tử vong: 105,554) và Brazil (nhiễm: 5,000,694; tử vong: 148,228).

 

 

Dịch cũng đang diễn biến xấu ở châu Âu khi nhiều nước từng là điểm nóng của Covid như Ý, Pháp, Anh tiếp tục có số người nhiễm nCoV và thiệt mạng vì loại virus có nguồn gốc từ Trung Quốc tăng cao. Các quốc gia này đang áp dụng hàng loạt biện pháp mạnh để ngăn ngừa sự lây lan của loại virus chết người.

 

 

Theo The Guardian, Ý (333,940 người nhiễm, 3,678 nhiễm mới và 36,061 người chết) đã yêu cầu lấy mẫu xét nghiệm Covid đối với khách du lịch từ bốn quốc gia, bao gồm cả Vương quốc Anh, đồng thời bắt buộc người dân đeo khẩu trang.

 

 

Pháp (nhiễm: 653,509, nhiễm mới 18,746, tử vong: 32,445) ghi nhận số ca mắc Covid nhập viện với mức cao nhất trong ba tháng và số ca nhiễm mới cao kỷ lục.

 

 

Thủ đô Brussels của Bỉ đã ra lệnh đóng cửa các quán cà phê và quán bar để hạn chế sự lây lan của virus Vũ Hán.

 

 

 

 

 

Ông Trump tán dương loại thuốc trị Covid ông dùng

theo The Guardian,  Trong một tin nhắn video hôm thứ Tư ngày 7/10, Tổng thống Trump nói rằng dược phẩm của công ty Regeneron là chìa khóa để hồi phục sau khi ông bị nhiễm virus Vũ Hán. Ông Trump cho biết ông đã gợi ý để được điều trị bằng một loại thuốc được thử nghiệm từ công ty dược phẩm này, vốn hiếm khi được sử dụng bên ngoài các thử nghiệm lâm sàng.

 

 

“Tôi cảm thấy tuyệt vời. Tôi cảm thấy hoàn hảo”, Tổng thống Trump nói trong video. “Tôi nghĩ đây là một phước lành từ Chúa, tôi đã có được nó. Đây là một đặc ân được ngụy trang. Tôi đã có được nó, tôi đã nghe nói về loại thuốc này, tôi nói để tôi uống thử xem, đó là gợi ý của tôi”.

 

Ông Trump hứa sẽ cung cấp miễn phí loại thuốc này cho người dân Mỹ. Ông coi đó là một loại thuốc “chữa bệnh”, trong khi chưa có cách chữa trị đặc hiệu cho bệnh nhân Covid-19.

 

 

 

 

 

USCC: Luật pháp Mỹ có khe hở để Bắc Kinh lợi dụng

Một cơ quan của Quốc hội Mỹ cảnh báo hôm thứ Tư (7/10) rằng luật pháp nước này chưa được trang bị tốt để ngăn chặn dòng chuyển giao công nghệ do nhà nước Trung Quốc bảo trợ, vốn giúp cải thiện khả năng quân sự của Bắc Kinh trước tổn thất của các doanh nghiệp và tổ chức học thuật Mỹ.

 

 

Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung (USCC ) cho biết trong một báo cáo  “Luật pháp Hoa Kỳ cho phép chuyển giao hợp pháp kiến thức [khoa học và kỹ thuật] được phán đoán dựa trên những giả định rằng nó có khả năng lỗi thời, nhưng vẫn chưa xem xét sự tham gia ngày càng chặt chẽ của cả giới học thuật Mỹ và Trung Quốc trong các nghiên cứu nhạy cảm.”

 

“Bởi vì Bắc Kinh đã ban hành chiến lược ‘hợp nhất quân sự – dân sự’ và ra lệnh những người có chuyên môn về [khoa học và công nghệ] phải phục vụ cho sự nghiệp phục hưng đất nước, các tổ chức trực thuộc nhà nước có thể tiếp thu và tận dụng kiến thức chuyên môn này để nâng cao khả năng quân sự của Trung Quốc và hơn nữa là vì lợi ích của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)”.

 

 

 

 

 

Đài Loan có gần 3000 lượt ngăn chặn máy bay Trung Quốc

Taiwan News dẫn thông tin từ CNA cho hay, Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan Nghiêm Đức Phát, hôm thứ Tư ngày 7/10, nói với Ủy ban Đối ngoại và Quốc Phòng thuộc Quốc hội rằng Quân đội Đài Loan đã điều động máy bay tổng cộng 2,972 lượt để theo dõi hoặc ngăn chặn máy bay Trung Quốc xâm phạm không phận quốc đảo này trong năm nay, ước tính chi phí cho hoạt động này lên tới 25,5 tỷ Đài tệ (850 triệu USD).

 

 

Máy bay Trung Quốc không chỉ đi vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan (ADIZ) mà đôi lúc còn vượt qua đường trung tuyến trên eo biển Đài Loan (ranh giới ngầm định giữa Trung Quốc đại lục và đảo Đài Loan). Theo trang mạng của Bộ Quốc Phòng (MND), máy bay quân sự Trung Quốc đã thực hiện 12 vụ xâm nhập không phận Đài Loan trong khoảng thời gian từ ngày 16/9 đến ngày 6/10.

 

 

Theo báo cáo hoạt động của MND được trình lên cơ quan lập pháp, quân đội Đài Loan trong năm nay đã điều động máy bay tổng cộng 4,132 lần cho các mục đích khác nhau, bao gồm các nhiệm vụ tình báo, giám sát và trinh sát chung; nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu; các cuộc tập trận và bảo vệ nghề cá chung thường xuyên.

 

 

Ông Nghiêm cho biết thêm, quân đội Trung Quốc đã cho máy bay của họ xâm phạm ADIZ của Đài Loan 217 lần trong năm nay.

 

 

 

 

 

Cố vấn Tòa Bạch Ốc nói về biện pháp trừng phạt Bắc Hàn

Theo Yonhap,  cố vấn an ninh Tòa Bạch Ốc, Robert O’Brien, cho biết các biện pháp trừng phạt đối với nhà nước Bắc Hàn là một công cụ mạnh mẽ nhưng có thể mất nhiều thời gian để nhìn thấy hiệu quả dự định

 

 

Ông nói trong một cuộc hội thảo do Trường Luật William S. Boyd tại Đại học Nevada, Las Vegas, tổ chức và được phát trực tuyến, rằng “Đã có những biện pháp trừng phạt rất cứng rắn đối với Bắc Hàn. Họ có một công cụ phục hồi nếu họ sẵn sàng giết người. Họ có đủ tiền và nguồn lực để chống lại các lệnh trừng phạt”.

 

 

Ông O’Brien đưa ra phát biểu này trong bối cảnh đàm phán phi hạt nhân hóa giữa Mỹ và Bắc Hàn đang bế tắc. Trong khi đó, Bắc Hàn đang gặp khó khăn đối với các lệnh trừng phạt quốc tế, những vấn đề nội tại của chế độ cầm quyền và thiên tai liên tiếp thời gian qua.

(Theo dkn.tv)