Hàng hóa y tế đang được chất lên một máy bay, tại phi trường Roissy, phía bắc thủ đô Paris, để chở tới Ấn Độ, Nguồn: AAP

 

 

 

 

 

 

Hoa Kỳ đã ủng hộ việc miễn trừ quyền sở hữu trí tuệ đối với các vắc xin chống coronavirus. Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO gọi quyết định nầy của Mỹ là rất quan trọng trong cuộc chiến chống lại COVID-19.

 

 

Một chiếc máy bay nữa đáp xuống Ấn Độ, mang theo các tiếp liệu y tế rất cần thiết, để giúp quốc gia nầy chống lại COVID-19.

 

 

Hơn một ngàn máy thở và 43 máy tạo oxy, trong số các mặt hàng đến từ Úc.

 

 

Trong 24 giờ qua, Ấn Độ đã ghi nhận một số ca tử vong do coronavirus, với kỷ lục mới là hơn 3,780 người.

 

 

Các ca nhiễm mới hàng ngày, đã vượt quá 382 ngàn trường hợp.

 

 

Với sự thiếu hụt vắc-xin COVID-19, cố vấn khoa học chính của chính phủ, là ông K. VijayRaghavan lo sợ, việc lây nhiễm sẽ tàn phá Ấn Độ vào một lúc nào đó.

 

 

Ông VijayRaghavan nói “Giai đoạn 3 là chuyện không tránh khỏi, đặc biệt với mức độ lây nhiễm cao hơn của virus, thế nhưng không rõ vào lúc nào thì giai đoạn 3 nầy sẽ xảy ra".

 

"Hy vọng là tăng dần, nhưng chúng ta nên chuẩn bị cho những làn sóng lây nhiễm mới”.

 

 

Trong một quyết định có thể giúp giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn cung cấp vắc xin, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã tuyên bố chính quyền của ông sẽ ủng hộ đề nghị từ ​​bỏ tạm thời quyền sở hữu trí tuệ, đối với vắc xin chống COVID-19.

 

 

Hoa Kỳ cùng với Anh và Liên Âu, trước đó đã chặn các cuộc đàm phán tại Tổ chức Thương mại Thế giới về vấn đề này.

 

 

Hai trong số các nhà sản xuất vắc xin lớn nhất, Moderna và Pfizer, là các công ty Mỹ.

 

 

Ấn Độ và Nam Phi đưa ra đề nghị miễn trừ, nhằm giúp các nước đang phát triển sản xuất vắc xin với bằng sáng chế của các công ty dược phẩm.

 

 

Việc này được hỗ trợ của hàng chục quốc gia khác.

 

 

Thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc, là bà Jen Psaki nói rằng, Tổng thống Biden ủng hộ việc gia tăng sản xuất toàn cầu.

 

Bà Jen Psaki nói “Chúng tôi rất coi trọng quyền sở hữu trí tuệ, đồng thời chúng ta cũng đang ở giữa một đại dịch toàn cầu lịch sử, đòi hỏi một loạt các giải pháp sáng tạo và chúng tôi đang nhìn việc nầy qua lăng kính đó”.

 

Trong khi đó, Canada là quốc gia thứ hai trên thế giới, cho phép sử dụng vắc xin Pfizer chống COVID-19, cho trẻ em từ 12 đến 15 tuổi.

 

 

 

Hồi tháng rồi, Algeria cho phép việc sử dụng cho nhóm trẻ em nói trên.

 

 

 

Cố vấn trưởng y tế Canada là bác sĩ Supriya Sharma nói rằng, vắc xin an toàn và hữu hiệu đối với nhóm trẻ em nói trên.

 

 

Bác sĩ Supriya Sharma nói “Khoảng 20% ​​các trường hợp nhiễm COVID-19 ở Canada, đã được báo cáo ở những người dưới 19 tuổi".

 

"Trong khi những người trẻ hơn ít có khả năng gặp các trường hợp nghiêm trọng của COVID-19, thì việc tiếp cận với vắc-xin an toàn và hiệu quả sẽ giúp kiểm soát bệnh lây lan cho gia đình và bạn bè của họ".

 

"Một số người trong số họ, có thể có nguy cơ biến chứng cao hơn".

 

"Nó cũng sẽ hỗ trợ việc trở lại cuộc sống bình thường hơn cho trẻ em của chúng tôi, vốn đã phải trải qua một thời gian khó khăn như vậy trong năm rồi”.

 

Trong khi đó, các viên chức y tế tại Mỹ cho biết, quyết định về việc cho phép tiêm chủng vắc xin cho những người trẻ sẽ được tiến hành trong nay mai.

 

 

Còn Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO nói rằng, sẽ thiết lập một cơ chế cảnh báo sớm về đại dịch tại Đức.

 

 

 

Tổng Giám Đốc WHO, ông Tedros Ghebreyesus, cho biết việc nầy nhắm vào sự tăng cường hợp tác giữa các nước và các viện khoa học, cũng như trợ giúp trong việc nhận ra các dấu hiệu về một trận đại dịch có thể xảy ra.

 

Tedros Ghebreyesus nói “Đây là một sự kiện của thiên nhiên là sẽ có thêm virút xuất hiện, với khả năng tạo ra đại dịch".

 

"Chúng di chuyển nhanh chóng, thế nhưng các dữ kiện có thể vượt nhanh hơn”.

Trung tâm sẽ đặt tại thủ đô Berlin của Đức.

 

 

Bộ Trưởng Y Tế Đức, Jens Spahn, cho biết trung tâm có thể ngăn tránh được các trận đại dịch toàn cầu trong tương lai.

 

 

Ông Jens Spahn nói “Trong một thế giới có tính kết nối cao, các nguy cơ đại dịch cần được xác định càng sớm càng tốt, để ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng ra toàn cầu của một bệnh truyền nhiễm, như tất cả chúng ta đã chứng kiến ​​và vẫn làm với COVID-19".

 

"Trong khi tất cả chúng ta đều đạt được tiến bộ qua việc phát triển năng lực phân tích rủi ro và trí tuệ sức khỏe, thì một phương pháp tiếp cận toàn cầu dưới sự lãnh đạo của WHO phải được thiết lập vững chắc”.

 

 

Trong khi đó, chính phủ Nepal đã bố trí một nhóm điều tra các trường hợp chưa được xác nhận, nhiễm coronavirus tại một căn cứ trên đỉnh Everest thuộc dãy Hy Mã Lạp Sơn.

 

 

Bộ Văn hóa, Du lịch và Hàng không Dân dụng Nepal cho biết họ "quan ngại đặc biệt" về các báo cáo của truyền thông về các trường hợp nhiễm bệnh ở địa điểm xa xôi.

 

 

Trong khi đó ở Indonesia (Nam Dương), 5 người đã bị bắt vì tình nghi sử dụng lại, bộ dụng cụ thử nghiệm COVID-19 trên hành khách, tại sân bay quốc tế ở Bắc Sumatra.

 

 

Vụ cáo buộc lừa đảo, đã bị phanh phui vào cuối tháng 4.

 

 

Cảnh sát tuyên bố, 5 que thử cho vào mũi đã được rửa sạch, đóng gói lại và được sử dụng cho những người đi du lịch, bắt đầu từ tháng 12.