Ảnh ghép từ Reuters.

 

 

 

 

 

An ninh Mỹ cảnh báo việc quấy rối bầu cử

Theo Reuters,  các quan chức an ninh từ FBI và Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) đã cảnh báo những kẻ cực đoan ưa bạo lực trong nước là mối đe dọa cho cuộc bầu cử tổng thống vào tháng tới

 

Những cảnh báo đó cho đến nay phần lớn vẫn được lưu hành nội bộ. Nhưng văn phòng an ninh bang New Jersey đã có một động thái bất thường khi công khai nêu bật mối đe dọa này trong một báo cáo ít được chú ý trên trang web của mình hồi tuần trước.

 

 

“Bạn phải đối mặt với các hoạt động đáng sợ này, điều thực sự chưa từng xảy ra trong lịch sử nước Mỹ. Và nếu có, thì đó là hàng thập kỷ trước, nếu không muốn nói là hàng thế kỷ”, Jared Maples, Giám đốc Văn phòng An ninh Nội địa New Jersey – nơi công bố báo cáo, nhận định.

Nhiều cuộc biểu tình Black Lives Master (mạng người da đen cũng đáng giá) trong những tháng gần đây trên khắp nước Mỹ đã nổ ra đi kèm các hành vi bạo lực, trong đó nhóm Antifa thiên tả được cho là một trong những lực lượng khơi mào chúng.

 

 

 

 

Ông Pompeo chuẩn bị thăm một loạt nước châu Á

 Theo Reuters,   hôm thứ Ba ngày 29/9, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết Ngoại trưởng Mỹ,  Mike Pompeo,  sẽ công du Nhật Bản, Hàn Quốc và Mông Cổ từ ngày 4 đến ngày 8/10.

 

 

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết trong một tuyên bố “Vào ngày 6/10 tại Tokyo, Ngoại trưởng Pompeo sẽ tham gia cuộc họp thứ hai của Bộ tứ Ngoại giao Australia, Ấn Độ và Nhật Bản”.

 

 

Tuyên bố cho bit,  Ngoại trưởng Mỹ sẽ thăm Mông Cổ vào ngày 6/10 và sau đó có chuyến thăm Hàn Quốc vào ngày 7 và 8/10.

 

Chuyến thăm công du của ông Pompeo diễn ra trong bối cảnh Nhật Bản vừa có thủ tướng mới, quan hệ liên Triều chưa được cải thiện sau vụ lính Bắc Hàn bắn chết một quan chức Hàn Quốc, và người dân Mông Cổ phản đối Bắc Kinh vì kế hoạch hủy hoại văn hóa của người dân Nội Mông.

 

 

 

 

Đại sứ Bắc Hàn nói về ‘phẩm giá’ của Bình Nhưỡng

Theo Yonhap, Đại sứ Bắc Hàn tại Liên Hợp Quốc, Kim Song, hôm thứ Ba (29/9) cho biết Bình Nhưỡng sẽ không bán rẻ nhân phẩm của mình để phát triển kinh tế và sẽ bảo vệ an ninh của họ bằng “sức mạnh tuyệt đối” mà họ đã xây dựng được,

 

 

Kim Song nói trong bài phát biểu tại cuộc tranh luận chung của LHQ “Thực tế là chúng tôi rất cần một môi trường bên ngoài thuận lợi cho việc xây dựng kinh tế. Nhưng chúng tôi không thể bán rẻ phẩm giá của mình chỉ với hy vọng về một sự chuyển biến rực rỡ – phẩm giá mà chúng tôi vẫn luôn bảo vệ như chính mạng sống của chúng tôi. Đây là lập trường kiên định của chúng tôi”.

 

 

Nhà ngoại giao Bắc Hàn lưu ý rằng nhà lãnh đạo tối cao của đất nước ông, Kim Jong-un, đã ra lệnh cho quân và dân vượt qua khó khăn bằng cách “đối đầu trực tiếp với nó bằng chính sức mạnh nội lực”.

 

Đại sứ Bắc Hàn tuyên bố  “Những âm mưu của các thế lực thù địch nhằm kìm hãm CHDCND Triều Tiên và vô vàn khó khăn khác sẽ tiếp tục cản trở bước tiến của chúng tôi. Tuy nhiên, cuộc chiến đấu của nhân dân để vượt qua chúng và mở ra con đường thịnh vượng bằng chính nỗ lực của mình cũng sẽ [vì thế] được đẩy mạnh hơn nữa”.

 

 

Theo một báo cáo của Liên Hợp Quốc hồi năm 2017, khoảng 18 triệu (trên tổng số 22 triệu người Bắc Hàn) tiếp tục đối mặt với tình trạng bất ổn định lương thực và suy dinh dưỡng, cũng như thiếu sự tiếp cận căn bản đối với các dịch vụ cơ bản. Bên cạnh đó, khoảng 10,5 triệu người Bắc Hàn, hay 41% dân số, bị suy dinh dưỡng.

 

 

 

 

 

Anh và Canada trừng phạt Tổng thống Belarus Lukashenko

Theo The Guardian,  Vương quốc Anh đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Tổng thống Belarus, Alexander Lukashenko, con trai ông này và 6 quan chức chính phủ cấp cao khác có liên quan tới hành vi gian lận trong cuộc bầu cử hồi đầu tháng Tám và trấn áp các cuộc biểu tình trên đường phố sau đó.

 

Ngoại trưởng Anh Dominic Raab đã công bố lệnh trừng phạt hôm thứ Ba (29/9) với sự phối hợp của một động thái tương tự từ Canada. Ông nói: “Chúng tôi sẽ buộc những kẻ có các hành vi côn đồ đối với người dân Belarus chịu trách nhiệm và chúng tôi sẽ bảo vệ các giá trị dân chủ và nhân quyền của mình”.

 

 

Các biện pháp trừng phạt bao gồm việc đóng băng tài sản và cấm đi lại đối với ông Lukashenko. Đây là lần đầu tiên trong thời kỳ hậu Brexit Anh áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một tổng thống nước ngoài đương nhiệm.

 

 

 

 

 

Xung đột Armenia – Azerbaijan: Hai bên không đàm phán

 Reuters đưa tin, Armenia và Azerbaijan hôm thứ Ba, ngày 29/9, đã cáo buộc lẫn nhau nã đạn vào lãnh thổ của mình và bác bỏ việc tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước này ở khu vực Nagorno-Karabakh có nguy cơ bùng phát thành một cuộc chiến tranh toàn diện

                             

 

Hôm Chủ nhật (27/9) giao tranh ác liệt đã nổ ra giữa Azerbaijan và các lực lượng Armenia dân tộc thiểu số. Bất chấp những lời kêu gọi hòa bình khẩn cấp từ Nga, Hoa Kỳ và các nước khác, cuộc xung đột này có nguy cơ leo thang hơn nữa.

 

 

Xung đột đã làm dấy lên lo ngại về sự ổn định ở khu vực Nam Caucasus, một hành lang nơi đặt các đường ống dẫn dầu và khí đốt đến các thị trường thế giới.

 

 

Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev đã thẳng thừng loại trừ mọi khả năng đàm phán. Trong khi Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan tuyên bố rằng việc đàm phán hòa bình không thể diễn ra trong khi giao tranh vẫn tiếp tục.

(Theo dkn.tv)