Những người hành hương Hồi giáo sử dụng ô để che nắng (AAP) Nguồn: AAP / Rafiq Maqbool/AP

 

 

Ít nhất 1.300 người đã thiệt mạng trong cuộc hành hương Hajj năm nay, trong đó có những người cố gắng đi bộ đường dài trong điều kiện nhiệt độ trên 50 độ C. Chính quyền Saudi cho biết họ đang cố gắng nâng cao nhận thức về sự nguy hiểm của điều kiện năng nóng kéo dài, trong khi các quốc gia khác chỉ trích họ chưa nỗ lực đủ để ngăn chặn những cái chết do hành hương.

 

Hajj được coi là một trong những địa danh quan trọng hàng năm nhất đối với cộng đồng Hồi giáo.

 

Vào thời điểm này trong năm, mọi người hành hương đến Kaaba, còn được gọi là Nhà của Allah, ở thành phố Mecca của Saudi Arabia, nơi được coi là thánh địa của Hồi Giáo.

 

Nhưng năm nay, mọi thứ trở nên tồi tệ do nhiệt độ cao bất ngờ ảnh hưởng đến khu vực.

 

Ít nhất 1.300 người đã thiệt mạng trên đường tới Mecca và chính quyền địa phương bày tỏ lo ngại con số này có thể tăng lên.

 

Bộ trưởng Y tế Saudi Arabia, Saudi Fahad Al-Jalajel, cho biết phần lớn những người thiệt mạng là những du khách không đăng ký.

"Trong khi số người chết lên tới 1.300, và xin Ơn Trên thương xót và tha thứ cho tất cả họ, nhưng 83% trong số họ là không được phép. Những người tiếp xúc với các yếu tố đường dài mà tôi đã đề cập trước đó và ở dưới ánh mặt trời mà không có nơi tránh nắng."

 

Nhiệt độ tại khu vực có thời điểm vượt quá 50 độ C khiến cuộc hành hương năm nay trở nên vô cùng nguy hiểm.

 

Hãng thông tấn chính thức của Saudi là SPA cho biết mọi người đã đi bộ hàng giờ dưới ánh nắng trực tiếp mà không có đủ biện pháp bảo vệ khỏi nắng nóng.

 

Các cơ sở y tế của Saudi đã điều trị cho gần nửa triệu người, trong đó Bộ Y tế địa phương đang cố gắng nâng cao nhận thức về sự nguy hiểm của nắng nóng cực độ.

 

Saida Wurie người Mỹ đã nói với CNN rằng cha mẹ cô nằm trong số những người thiệt mạng.

"Ai đó từ đại sứ quán Hoa Kỳ cho biết rằng nguyên nhân tự nhiên có thể là do say nắng. Thành thật mà nói, tôi không nghĩ rằng họ được chuẩn bị chu đáo cho chuyến đi này. Họ đi trong một nhóm khoản 100 người đi theo một dịch vụ du lịch. Cha mẹ tôi đã để dành cả đời mình cho cuộc hành trình này và họ đã không nhận được sự chuẩn bị thích hợp, những giấy tờ phù hợp. Tóm lại, đó đúng là một cơn ác mộng."

 

Tuy nhiên, sự tham gia vào lễ Hajj năm nay đã đạt con số kỷ lục, với số lượng người từ khắp các quốc gia có đông người Hồi giáo đổ về.

 

Chính quyền Saudi cho biết 1,8 triệu người hành hương đã tham gia lễ Hajj.

 

Phát biểu với hãng truyền thông Pháp France 24, một người hành hương tên là Rasid Saeed đã mô tả tình huống này là một hành động cố ý sơ suất.

"Mọi người đang chết, hàng trăm người tôi đã nhìn thấy. Tôi thấy hàng trăm người chết gục trên đường đi và không có ai nhặt xác chết. Họ nói không có xe cứu thương. Đó là một vụ giết người. Giết chết 500 người."

 

Những quốc gia có người đi hành hương đến Saudi Arabia vào lễ hội Hajj công bố những báo cáo độc lập về những cái chết.

 

Indonesia cho biết hơn 200 công dân của họ đã thiệt mạng, trong khi Ấn Độ báo cáo thêm 98 người chết.

 

Pakistan, Malaysia, Jordan, Iran, Senegal và các quốc gia khác cũng báo cáo có thương vong.

 

Tiến sĩ Ather Hussein, hiện đang ở Mecca, nói với BBC rằng điều kiện ở khu vực này năm nay gần như ngột ngạt.

"Đối với tôi, một người đã đến thăm thành phố phước lành này trong hơn 33 năm, tôi chưa bao giờ thấy nhiệt độ và điều kiện khắc nghiệt như vậy. Cứ cách 50 mét chúng tôi lại thấy những người phải vật lộn với cái nóng, đầy mồ hôi. Chúng tôi thấy nó thật khó khăn đối với người già, người yếu đuối và thậm chí cả cho người khỏe mạnh."

 

Chính quyền Saudi Arabia vẫn im lặng về số người chết cho đến tối Chủ nhật.

 

Họ nhận những chỉ trích nặng nề từ các quốc gia khác vì đã không làm đủ để bảo vệ những người hành hương khỏi cái nóng và hoàn cảnh khó khăn của cuộc hành trình.

 

Các quan chức của Saudi Arabia cho biết họ đã trục xuất hàng trăm ngàn người hành hương trái phép khỏi Mecca, đồng thời nói thêm rằng số lượng những người thực hiện hành trình bất hợp pháp là quá lớn để có thể theo dõi.

 

Nhiều người hành hương cố gắng tham gia vào lễ Hajj mà không xin giấy phép do chi phí quá đắt, với mức giá khoảng $450.

 

Samer Bagaeen, Giáo sư về Hệ thống Kế hoạch và Phục hồi tại Đại học Kent nói với hãng tin Đức Deutsche Welle rằng cơ sở hạ tầng địa phương cũng có thể góp phần gây ra thảm kịch.

"Tôi nghĩ vấn đề khác, có lẽ nghiêm trọng hơn nhiều, là bản chất của cơ sở hạ tầng đô thị xung quanh những người đi Hajj. Nó có thể bao gồm mọi thứ từ đường phố đến... những thứ như là vòi nước uống cho người bộ hành. Nó có đó nhưng mà khi bạn có rất nhiều người đến trong thời tiết hết sức nóng cộng với hàng triệu triệu người sống tại chỗ, thì bạn cần một quy mô cơ sở hạ tầng khác. Ngoài ra, bạn cần một môi trường đô thị thực sự khiến mọi người an toàn. Và có vẻ như những gì đã xảy ra trong trường hợp này là sự kết hợp của nhiều thứ không hoạt động tốt trong môi trường đô thị. Và nhiệt độ cao thực sự đã tạo ra một hoàn cảnh dẫn đến chết người là điều không thể tránh khỏi."

 

Hậu quả là đã có một số lượng lớn thương vong đang diễn ra.

 

Thủ tướng Ai Cập Mostafa Madbouly đã tước giấy phép của 16 công ty du lịch đưa người dân hành hương đi một cách bất hợp pháp, đồng thời chuyển danh sách người quản lý của các công ty này cho các công tố viên.

 

Tại Jordan, một số đại lý du lịch hỗ trợ người dân thực hiện hành trình đến Mecca trái phép đã ngay lập tức bị bắt giữ.

 

Trong khi đó, tại Tunisia, Bộ trưởng các vấn đề tôn giáo Brahim Chaibi đã bị Tổng thống Kais Saied cách chức.