Tác giả,Rebecca Thorn

Vai trò,BBC World Service

 

 

 

 

UKRAINE PRESIDENTIAL PRESS SERVICE

Chụp lại hình ảnh,Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi thành lập một "Quân đội Âu châu "

 

 

 

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth tuyên bố các nước Âu châu phải gánh phần lớn chi phí bảo vệ Ukraine trước cuộc xâm lược của Nga trong chuyến công du quốc tế đầu tiên kể từ khi nhậm chức – nhưng điều đó có ý nghĩa gì đối với Âu châu?

 

Nhận định của Hegseth được đưa ra trong bối cảnh các phái đoàn Nga và Mỹ đang đàm phán tại Ả Rập Saudi, cho thấy chiến lược của Trump trong việc chấm dứt chiến tranh ở Ukraine có thể như thế nào.

 

Viễn cảnh Âu châu ngày càng phải tự chịu trách nhiệm về an ninh của mình cũng được Phó Tổng thống Mỹ JD Vance nhắc lại tại Hội nghị An ninh Munich vào thứ Sáu 14/2, khi ông nhấn mạnh rằng Âu châu phải "nỗ lực mạnh mẽ để tự bảo vệ mình".

 

Sự thay đổi đáng kể này trong lập trường của Mỹ đã khiến các nhà lãnh đạo Âu châu lo ngại, dẫn đến một cuộc họp khẩn cấp tại Paris vào ngày 17/2 để thảo luận về cuộc xung đột và an ninh của châu lục.

 

 

Điều đó đặt ra câu hỏi: Âu Châu phụ thuộc vào Mỹ đến mức nào về an ninh, và liệu Âu châu có thể tự đứng vững hay không?

 

 

 

Tại sao Mỹ liên minh với Âu châu ngay từ đầu?

 

 

GETTY IMAGES

Các đại biểu từ các nước thành viên NATO tham dự hội nghị thượng đỉnh năm 1957 tại Paris

 

 

NATO (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương) được thành lập năm 1949 với mục tiêu chính là ngăn chặn sự mở rộng của Liên Xô tại Âu châu.

 

Mỹ coi một Âu châu mạnh cả về kinh tế và quân sự là yếu tố quan trọng để ngăn chặn sự bành trướng này, do đó đã cung cấp viện trợ quy mô lớn để giúp các nước Âu châu tái thiết sau sự tàn phá của Thế chiến II.

 

Hiện nay, NATO có 32 thành viên, bao gồm nhiều quốc gia Đông Âu, và các nước thành viên cam kết rằng nếu một quốc gia bị tấn công, các nước khác sẽ hỗ trợ bảo vệ.

 

Tuy nhiên, sau diễn biến tuần này, cơ cấu an ninh Âu châu thời hậu Thế chiến II đang bị đe dọa. Mỹ vẫn là thành viên NATO, nhưng các nhà lãnh đạo Âu châu lo ngại rằng họ không còn có thể tin tưởng Mỹ sẽ giúp đỡ khi cần thiết.

 

 

 

Các nước Âu châu chi bao nhiêu cho ngân sách quốc phòng?

 

 

REUTERS

Ba Lan là một trong những quốc gia đầu tư nhiều nhất vào ngân sách an ninh của mình

 

 

 

Liên minh NATO hiện yêu cầu các nước thành viên chi ít nhất 2 phần trăm tổng GDP cho quốc phòng.

 

Theo ước tính của NATO năm 2024, Ba Lan là quốc gia có mức chi tiêu quốc phòng cao nhất trong hai năm liên tiếp, dành 4,1 phần trăm GDP. Estonia đứng thứ hai với 3,4 phần trăm, ngang bằng với Mỹ (3,4 phần trăm), mức chi tiêu duy trì ổn định trong thập niên qua.

 

Anh xếp thứ chín với 2,3 phần trăm, và Ngoại trưởng Anh David Lammy khẳng định nước này "hoàn toàn" cam kết nâng mức chi lên 2,5 phần trăm, với một lộ trình cụ thể sẽ được công bố trong vài tháng tới.

 

Mức trung bình của các nước NATO tại Âu châu và Canada hiện là 2 phần trăm.

 

Camille Grand, cựu Trợ lý Tổng thư ký NATO phụ trách đầu tư quốc phòng, nói với BBC rằng yêu cầu của Mỹ về việc Âu châu tăng chi tiêu quốc phòng không có gì bất ngờ.

Ông nói, "Các nước Âu châu đã chi tiêu dưới mức cần thiết trong nhiều thập niên, và giờ họ phải trả giá,"

"Đây là một yêu cầu hợp lý từ phía Mỹ – tại sao các quốc gia giàu có lại không chi tiêu nhiều hơn?"

 

 

 

 

Liệu thành lập một 'Quân đội Âu châu ' có khả thi?

 

 

 

GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,Thủ tướng Anh Sir Keir Starmer cho biết ông "sẵn sàng và mong muốn" đưa quân đội Anh đến Ukraine để giúp bảo đảm an ninh như một phần của thỏa thuận hòa bình

 

 

Trước nguy cơ Mỹ rút viện trợ, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã kêu gọi thành lập một "Quân đội Âu châu ".

 

Ông nói vào ngày 15/2, "Hãy thành thật. Giờ đây, chúng ta không thể loại trừ khả năng Mỹ có thể từ chối giúp đỡ Âu châu trong một vấn đề đe dọa họ,"

"Nhiều nhà lãnh đạo đã nói về một Âu châu cần có quân đội riêng – một quân đội của Âu châu."

 

 

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron từ lâu đã ủng hộ việc Liên minh Âu châu (EU) có quân đội riêng để giảm sự phụ thuộc vào Mỹ, nhưng ý tưởng này nhanh chóng bị bác bỏ bởi Đại diện cấp cao của EU về Chính sách Đối ngoại, Kaja Kallas.

 

 

Giáo sư Richard Whitman, chuyên gia về Chính trị và Quan hệ Quốc tế tại Đại học Kent, nhận định với BBC rằng dù các nước NATO Âu châu có đủ tiềm lực tài chính để xây dựng một lực lượng phòng thủ đáng kể, nhưng thách thức lớn nhất là tổ chức lực lượng này.

 

Ông nói, "Vấn đề ở đây là làm sao để các hệ thống có thể phối hợp với nhau, làm thế nào để đồng bộ hóa các hệ thống vệ tinh, cảm biến và các công nghệ quốc phòng."

 

 

Giáo sư Amelia Hadfield, Giám đốc sáng lập Trung tâm Anh và Âu châu tại Đại học Surrey, cho rằng khả năng một "Quân đội Âu châu " có thể tự bảo vệ trước một cường quốc như Nga là "hoàn toàn không khả thi".

Bà nói, " Âu Châu, đặc biệt là NATO, có khả năng phối hợp rất tốt – với trình độ cao, nhiều đợt huấn luyện bài bản,"

"Nhưng yêu cầu họ can thiệp sau ba năm đứng ngoài cuộc vào một cuộc khủng hoảng nóng, sẵn sàng hành động và bảo đảm không thiếu hụt khí tài, nhân lực cũng như khả năng phối hợp – những yếu tố cần thiết để trở thành một lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế hiệu quả."

 

Kể từ khi NATO thành lập, các chiến dịch quân sự của tổ chức này luôn do tổng tư lệnh Đồng minh Tối cao Âu châu (SACEUR) – một vị trí từ trước đến nay, luôn được nắm giữ, bởi một sĩ quan quân đội Mỹ. Điều này mang lại cho Mỹ nhiều kinh nghiệm thực chiến, điều mà các tướng lĩnh Âu châu không có.

 

Các tướng lĩnh ở Âu châu không có trình độ chuyên môn này, Giáo sư Whitman nhận định, để lại một khoảng trống tiềm tàng lớn cho một 'Quân đội Âu châu '.

 

Ngoài ra còn có vấn đề về lỗ hổng chính trị do Mỹ để lại.

 

Ông Whitman nói thêm,"Điều mà Mỹ mang lại không chỉ là một loại biện pháp dự phòng, Mỹ có tất cả những thứ mà Mỹ thực sự cần để chiến đấu, mà còn mang lại thẩm quyền chính trị để làm vậy, và [các nước Âu châu] thực sự không có cơ cấu chính trị tương đương [ở Âu Châu] để thực hiện điều đó một cách thẳng thắn, hoặc để thực hiện điều đó theo tập thể".

 

Điều đó có thể dẫn đến một cuộc đấu tranh quyền lực và một câu hỏi về việc ai sẽ lãnh đạo chiến lược quốc phòng của Âu Châu.

 

 

GETTY IMAGES

Lính bộ binh Ukraine mới được huy động tập bắn súng trường tấn công trên một bãi tập

 

 

 

Theo Giáo sư Hadfield, Pháp và Anh, với tư cách là hai cường quốc an ninh hàng đầu Âu châu, có thể đứng ra dẫn đầu. Nhưng họ sẽ cần thống nhất về cách chia sẻ gánh nặng chi tiêu quốc phòng giữa các quốc gia và ai sẽ là người gánh nhiều nhất.

 

Một yếu tố quan trọng khác là ''thời gian''.

 

Giáo sư Whitman đặt câu hỏi."Xây dựng và phóng vệ tinh nhanh đến đâu?"

"Không phải ngày hay tuần, mà là nhiều năm."

 

Điều này đặt ra câu hỏi: một "Quân đội Âu châu " có thể giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine ngay lập tức không?

 

Ông Grand nói với BBC, "Tôi không thấy thuyết phục bởi ý tưởng này."

 

Những thách thức lớn nhất của Âu châu sẽ là "quy mô và mức độ sẵn sàng" – không chỉ là số lượng quân mà còn là sự chuẩn bị cho chiến đấu ngay lập tức – cùng với công nghệ tiên tiến như tiếp nhiên liệu trên không, máy bay không người lái và hỏa tiễn tầm xa.

 

 

 

Tương lai của Âu châu sẽ ra sao?

 

 

 

GETTY IMAGES

Một hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp đã diễn ra tại Paris để thảo luận về các bước tiếp theo của Âu châu về Ukraine và chiến lược an ninh của Âu châu

 

 

 

Những lỗ hổng trong năng lực quân sự của Âu châu khiến nhiều người lo ngại về khả năng Mỹ chấm dứt cam kết an ninh.

 

Giáo sư Whitman nói, "Thật khó để hình dung Âu châu có thể tự bảo đảm an ninh mà không có Mỹ".

 

Theo ông Grand,  các nước Âu châu sẽ cần tăng mạnh chi tiêu quốc phòng để xây dựng một quân đội chung bền vững.

 

Câu hỏi đặt ra là: liệu Nga có làm phép thử đối với cam kết của Mỹ để hướng sự tập trung của nước này qua nơi khác hay không?

 

Giáo sư Hadfield cho biết: "Thật đáng buồn khi nói rằng mọi người đã quen với ý tưởng rằng Ukraine sẽ bị xé nát và chúng ta sẽ phải xây dựng lại đất nước, nhưng họ vẫn chưa quen với ý tưởng [Nga] sẽ tấn công Thụy Điển hoặc Ba Lan hoặc thậm chí là Anh, và đó là một loại xung đột hoàn toàn khác".

 

Giáo sư Hadfield cảnh báo, "NATO sẽ phải rất nhanh chóng xác định họ là ai nếu thiếu đi thành viên sáng lập."

 

 

 

(Theo BBC)