Trụ sở chính của Meta ở Menlo Park, California. Công ty đang sa thải 11.000 nhân viên. Ảnh: Getty / JOSH EDELSON

 

QUỐC TẾ - Công ty mẹ của trang mạng xã hội Facebook là Meta, đã bị Liên minh châu Âu phạt một khoản tiền rất lớn vì việc bảo quản thông tin của người dùng. Việc nầy dấy lên mối lo ngại mới ở Úc về sức mạnh của các công ty kỹ thuật số lớn, về lượng dữ liệu họ thu thập đối với người dùng và ai có thể truy cập dữ liệu đó.

 

Khoản tiền phạt 1,95 tỷ Mỹ Kim hay 1,2 tỷ đồng euro, mà Liên minh Châu Âu đã phạt công ty mẹ của Facebook là Meta, là phát súng mới nhất trong một cuộc tranh chấp kéo dài, do lo ngại ở Châu Âu về hoạt động giám sát mạng ở Hoa Kỳ.

 

Cùng với đó, là lệnh ngừng chuyển thông tin của người dùng Facebook châu Âu sang Hoa Kỳ, trong vòng 5 tháng.

 

Quyết định nói trên đến từ Ủy ban bảo vệ dữ liệu của Ireland.

 

Mặc dù khoản tiền phạt rất lớn, nhưng sẽ không ảnh hưởng quá lớn đến tài chính của một gã khổng lồ toàn cầu như Meta, tuy nhiên quyết định này đặt ra ngay cả một tập đoàn có quy mô như vậy, với một nhiệm vụ khá khó khăn.

 

Ông Johnny Ryan, một thành viên cao cấp tại Hội đồng Tự do Dân sự Ireland, giải thích “Quyết định được công bố hôm nay nói rằng, việc Facebook gửi dữ liệu đến Hoa Kỳ không còn hợp pháp nữa".

"Hơn thế nữa quyết định nầy nói rằng, nó chưa bao giờ hợp pháp trong 10 năm qua".

"Có một điều khoản trong quyết định, có thể khiến Facebook đau đầu thực sự và cả với Meta".

"Điều khoản đó cho rằng, nó phải lấy tất cả dữ liệu đã được gửi từ Châu Âu sang Hoa Kỳ và ngừng xử lý dữ liệu đó, bao gồm cả việc ngừng lưu trữ dữ liệu đó, và đối với bạn và tôi, điều đó có nghĩa là xóa sạch".

"Vì vậy Meta phải xóa mọi thứ, có vẻ như nó đã được gửi từ Meta ở Châu Âu đến Meta ở Hoa Kỳ trong 10 năm qua”.

 

Được biết Meta có một nhóm gồm 21 trung tâm tồn trữ dữ liệu mà 17 trong số này là ở Hoa Kỳ, những nơi khác ở Đan Mạch, Ireland, Thụy Điển và Singapore.

 

Sự lộn xộn này đã xảy ra, do chế độ bảo mật dữ liệu rất nghiêm ngặt của Liên minh Châu Âu.

 

Trông người lại nghĩ đến ta, thế còn nước Úc thì sao?

 

Liệu đất nước này có tiếp nhận một tập đoàn, như Meta không?

 

Tiến sĩ Joanne Gray là giảng viên về Văn hóa Kỹ thuật số tại Đại học Sydney.

 

Nghiên cứu của bà xem xét sức mạnh của những gã khổng lồ kỹ thuật số toàn cầu, như Google và Meta.

 

Bà nói rằng, Bộ luật Thương lượng Truyền thông Tin tức được chính phủ liên bang đưa ra, khi Scott Morrison còn là Thủ tướng, là bằng chứng cho thấy, Úc có mong muốn tiếp nhận những người sử dụng kỹ thuật số toàn cầu.

“Trên toàn cầu, Úc được xem là khá tiến bộ về cách tiếp cận và sẵn sàng điều chỉnh các nền tảng công nghệ lớn".

"Chúng tôi dẫn đầu với ‘Mã Thương lượng Truyền thông Tin tức’ hay ‘News Media Bargaining Code’.

"Đó là một đề xuất chính sách phức tạp với những ưu và nhược điểm, nhưng nó thực sự cho thấy các cơ quan quản lý Úc sẵn sàng can thiệp và hành động, để cố gắng ít nhất đảm bảo các nền tảng này điều chỉnh ở Úc, theo các giá trị mà chúng tôi chọn lựa”.

 

Thế nhưng khi nói đến vấn đề cụ thể về quyền riêng tư, thì thông điệp lại khác.

 

Ông Daniel Angus là Giáo sư về Truyền thông Kỹ thuật Số, tại Đại học Công nghệ Queensland.

 

Ông nói rằng, việc bảo vệ quyền riêng tư trực tuyến của người Úc thật đáng thương, việc nầy không chỉ từ các tập đoàn kỹ thuật số lớn, mà còn từ chính chính phủ.

Ông nói “Chúng tôi có một số biện pháp giám sát tích cực nhất, trong thế giới hiện đại".

"Đây là đạo luật đã được thông qua hơn một thập niên, về những vấn đề như lưu giữ siêu dữ liệu".

"Thậm chí có những đạo luật cho phép, chính phủ buộc các công ty xây dựng các cửa hậu, để phá vỡ mã hóa và về căn bản là rình mò bất kỳ dữ liệu nào chúng tôi tạo, thông qua các dịch vụ này".

"Vì vậy Úc đi sau một cách đáng kinh ngạc, khi nói đến các biện pháp bảo vệ quyền riêng tư của mọi người”.

“Đó là một hồi chuông cảnh tỉnh cho mọi người, cũng như xem xét ngay cả cách họ khái niệm hóa internet và cách thức hoạt động của nó”.

 

Tiến sĩ Gray cho biết, phán quyết ở châu Âu là một lời nhắc nhở người dùng ở mọi nơi, hãy cẩn thận với những gì họ chia sẻ trực tuyến.

“Thật hợp lý khi áp dụng cách tiếp cận, mà mọi thứ chúng tôi đưa lên mạng đều công khai".

"Và nó đang được truy cập hoặc có thể được truy cập bởi nền tảng hoặc bên thứ ba, đó là thực tế của hoạt động trực tuyến”.

 

Giáo sư Angus nói rằng, nó không đơn giản như vậy.

 

Ông nói rằng, người dùng chia sẻ dữ liệu qua Facebook mỗi khi họ sử dụng nó, cho dù họ có chủ động muốn hay không.

 

Ông cho biết điều này không chỉ những người thích Facebook phải làm tốt hơn, mà các cơ quan quản lý ở Úc buộc họ phải làm như vậy.

Ông nói “Số lượng dữ liệu mà chúng tôi chia sẻ không tự nguyện và tôi đang nghĩ đến những thứ như dữ liệu được định vị địa lý, các loại dữ liệu khác mà chúng tôi chia sẻ hàng ngày, gần như liên tục, là hết sức quan trọng".

"Số lượng mà các nền tảng có thể biết chung quanh chúng ta, khi chúng ta là người dùng của những nền tảng đó, thực sự rất khó hiểu".

"Vì vậy tôi nghĩ đúng, là nó vượt ra ngoài mối quan tâm của cá nhân và đi vào lãnh vực của các chính phủ".

"Chính bản thân các tổ chức cần phải nghiêm túc hơn, chung quanh việc họ thực sự làm như thế nào bảo vệ lượng dữ liệu tối thiểu cần thiết, để cung cấp các dịch vụ căn bản mà họ cung cấp?”.

 

Giáo sư Angus cũng cho biết, phán quyết này sẽ nhắc nhở người Úc rằng, internet không chỉ tồn tại trên mạng ảo, thế nhưng có một thành phần vật lý thực tại đối với các phần quan trọng của trải nghiệm trực tuyến.

Ông nói “Internet là khá hữu hình và điểm mấu chốt của khoản tiền phạt cụ thể này, là chung quanh vị trí thực tế của dữ liệu".

"Các công ty đã có thể trốn tránh mà không cần suy nghĩ thực sự cẩn thận về điều đó, chung quanh kho dữ liệu của họ và nơi dữ liệu cá nhân thực tế trên thế giới".

"Đó là một hồi chuông cảnh tỉnh cho mọi người, cũng như xem xét ngay cả cách họ khái niệm hóa internet và cách thức hoạt động của nó”.

 

Trong khi đó Meta cho biết, họ sẽ kháng cáo phán quyết của Liên minh Âu châu.