Lãnh đạo của nhiều quốc gia, gồm có Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (R), Thủ tướng Canada Justin Trudeau (3-R), Thủ tướng Úc Anthony Albanese (5-L) và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden (6-L ), gặp nhau trong hội nghị Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương thường niên tại Trung tâm Hội nghị Moscone West ở San Francisco, California, Hoa Kỳ, ngày 17, tháng Mười một, năm 2023. EPA/JOHN G. MABANGLO. Nguồn: EPA / JOHN G. MABANGLO/EPA

 

 

QUỐC TẾ - Sẽ có những câu hỏi dành cho Thủ tướng Anthony Albanese về cuộc gặp giữa ông với ông Tập Cận Bình liên quan đến một sự cố giữa một tàu hải quân Úc và Trung Quốc ở vùng biển Nhật Bản khiến hai thợ lặn bị thương. Sự việc này một lần nữa thách thức mối quan hệ của chính phủ Úc với Trung Quốc liệu nó được bàn thảo như thế nào trong thời gian của ông Albanese tại APEC.

 

Thủ tướng đang phải đối mặt với những câu hỏi sau chuyến công du ngoại giao tới California tham dự hội nghị APEC. Những chất vấn dành cho ông Albanese xoay quanh chi tiết vụ va chạm với tàu chiến Trung Quốc khiến một số thợ lặn hải quân Úc bị thương hôm thứ Ba, 14/11.

 

Những câu hỏi được đặt ra cho Thủ tướng Albanese là ông có nêu vụ việc này trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hay không, cuộc gặp mà Thủ tướng mô tả là "rất thành công".

 

Sự cố xảy ra bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản, khi tàu hải quân Úc H-M-A-S Toowoomba chạm trán với tàu khu trục của Hải quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa.

 

Các thợ lặn đã bị thương khi cố gắng gỡ lưới đánh cá khỏi chân vịt.

 

Bất chấp thông báo yêu cầu các tàu gần đó tránh xa thợ lặn, tàu chiến Trung Quốc đã đến quá gần và vận hành thiết bị sonar dưới nước, khiến các thợ lặn bị thương.

 

Phe đối lập đặt câu hỏi tại sao chi tiết về vụ việc lại được giữ kín trong suốt 5 ngày là thời gian Thủ tướng gặp Chủ tịch Tập.

 

Bộ trưởng Nội vụ bên phía Đối lập James Paterson đã nêu vấn đề trong chương trình Người trong cuộc của ABC:

"Tôi nghĩ khi nói đến mối quan hệ song phương rất phức tạp và quan trọng của chúng ta với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, chúng ta thực sự phải nhìn vào hành động của Chính phủ Trung Quốc, không chỉ lời nói của họ. Đó là điều thực tế vừa nhìn thấy qua một quyết định chủ động của Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân, khiến cho nhân viên hải quân Úc bị đẩy vào tình huống có thể bị nguy hiểm và họ đã bị tổn thương. Đó là những thứ mà chúng ta dùng đó để đánh giá Chính phủ Trung Quốc."

 

Quyền Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Richard Marles gọi vụ việc là không an toàn và thiếu chuyên nghiệp, trong khi Thủ tướng vẫn chưa lên tiếng về vấn đề này.

 

Ông Paterson nói rằng Thủ tướng có lẽ đã biết về vụ việc vào thời điểm ông gặp Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương.

"Chúng ta phải biết liệu Thủ tướng có nêu vấn đề này với Tập Cận Bình hay Vương Nghị hay không khi ông gặp họ tại APEC ở San Francisco. Ông ấy đã khoe khoang về chiều sâu của các cuộc trò chuyện với họ ở đó. Ông ấy lẽ ra phải biết trước khi ông ấy rời Úc thì sự việc này đã xảy ra."

 

Cũng tại hội nghị thượng đỉnh, các tranh chấp trên Biển Đông tiếp tục làm dấy lên lo ngại xung quanh tình trạng bất ổn gia tăng và có khả năng leo thang.

 

Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Prabowo ((pruh-BOW-woh)) Subianto ((soo-bee-ahn-tow)) nói rằng khu vực nên tìm cách tránh các cuộc cạnh tranh hiếu chiến.

"Biển Đông, bán đảo Triều Tiên, vấn đề Myanmar, vẫn là những điểm nóng có thể gây bất ổn cho khu vực. Vì vậy, tôi khuyến khích các giải pháp hòa bình cho mọi tranh chấp và tìm kiếm sự hợp tác thay vì các cuộc công kích hiếu chiến này.''

 

Một yếu tố quan trọng khác của diễn đàn APEC 2023 là mối quan hệ thắt chặt giữa Hoa Kỳ và Philippines, với việc hai bên ký kết Thỏa thuận 123, còn được gọi là “thỏa thuận hợp tác hạt nhân hòa bình”.

 

Thỏa thuận này cho phép các công ty Mỹ xuất khẩu vật liệu hạt nhân sang Philippines - một động thái có nguy cơ dẫn tới những phản ứng gay gắt của Trung Quốc.

 

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. cho biết thỏa thuận mới báo hiệu một bước tiến tích cực trong việc sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình.

"Chúng tôi thấy năng lượng hạt nhân sẽ trở thành một phần trong cơ cấu năng lượng của Philippines vào năm 2032 và chúng tôi sẽ rất vui khi theo đuổi con đường này với Hoa Kỳ với tư cách là một trong những đối tác của chúng tôi. Việc ký kết Thỏa thuận hợp tác Philippines-Hoa Kỳ liên quan đến việc sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, hay Hiệp định 123, là bước quan trọng đầu tiên trong vấn đề này."

 

Cho đến nay, Trung Quốc vẫn không chấp nhận những nỗ lực của Nhật Bản và Philippines nhằm giảm bớt căng thẳng trên khu vực biển tranh chấp.

 

Và trong khi có những báo cáo về sự chia rẽ giữa các nhà lãnh đạo Thái Bình Dương về lập trường của họ ở Gaza và Ukraine, nhóm này đã đi đến một thỏa thuận khi họ cam kết hỗ trợ cải cách Tổ chức Thương mại Thế giới.