Hình ảnh một tảng băng trôi phía sau ngôi làng Innarsuit, trên bờ biển phía tây Greenland, Thứ Năm ngày 12 tháng 7 năm 2018. Ảnh: Ritzu Scanpix

 

 

Thế Giới - Các khoa học gia từ khắp nơi trên thế giới hội tụ tại New Orleans trong tuần này để tham dự hội nghị khoa học đại dương lớn nhất thế giới. Đây là lần đầu tiên sự kiện này được diễn ra trực tiếp sau 4 năm do đại dịch.

 

Trọng tâm chính của năm nay - biến đổi khí hậu đang tác động như thế nào đến sự lưu thông của đại dương.

 

Nó trùng hợp với nghiên cứu mới cho thấy vòng tuần hoàn Đại Tây Dương - nơi giúp điều hòa hệ thống khí hậu toàn cầu - có nguy cơ sụp đổ hoàn toàn.

 

Dòng đối lưu kinh tuyến Đại Tây Dương hay A-MOC là một hệ thống dòng hải lưu, được gọi là 'băng tải của đại dương'.

 

Nước bề mặt ấm áp chảy về phía bắc, mang lại sức nóng cho Châu Âu trong dòng hải lưu được gọi là Dòng hải lưu ấm.

 

Khi đến gần Greenland, nước nguội đi và trở nên mặn hơn, khiến nó chìm sâu hơn khi bị cuốn về phía nam.

 

Nhưng khi hành tinh trở nên ấm hơn, AMOC ngày càng yếu đi.

 

Quá nhiều nước ngọt từ băng tan ở Greenland có thể làm loãng độ mặn của dòng nước, khiến nó không thể chìm xuống.

 

Từ lâu đã có suy đoán rằng hệ thống có thể ngừng hoạt động theo thời gian.

 

Giáo sư Matthew England là chuyên gia nghiên cứu về dòng hải lưu quy mô lớn và ảnh hưởng của nó đến khí hậu khu vực và toàn cầu tại Đại học New South Wales.

"AMOC là vòng tuần hoàn đảo ngược Đại Tây Dương lấy rất nhiều nhiệt từ vùng nhiệt đới ở Đại Tây Dương, di chuyển nhiệt đó đến Bắc Âu và giải phóng lượng nhiệt đó vào khí quyển, giữ cho phần này của thế giới ôn hòa hơn nhiều về mặt khí hậu.”

“Đó là một vòng tuần hoàn đảo ngược đã tồn tại và ổn định trong hàng nghìn năm. Vì vậy nếu nó chậm lại hoặc sụp đổ, sẽ là một sự gián đoạn lớn đối với hệ thống khí hậu của chúng ta.”

 

Giờ đây, chúng ta đã có cái nhìn sâu sắc mới về sự sụp đổ như vậy sẽ trông như thế nào.

 

Sử dụng mô hình máy tính, các khoa học gia ở Hà Lan đã mô phỏng dòng chảy của nước ngọt cho đến khi AMOC đạt đến cái gọi là điểm tới hạn.

 

Rene Van Westen – học giả tại Đại học Utrecht đồng thực hiện nghiên cứu.

“Khi bạn ngày càng thêm nhiều nước ngọt vào Đại Tây Dương, cường độ tuần hoàn giảm dần cho đến điểm tới hạn. Sau đó bạn thấy cường độ nước ngọt giảm dần, đó là cái mà chúng tôi gọi là điểm tới hạn, như bạn đang rơi xuống một vách đá."

 

Mặc dù các chuyên gia nghiên cứu không thể đưa ra mốc thời gian khi nào ngưỡng này sẽ đạt đến, nhưng họ có thể ước tính các tác động sẽ diễn ra nhanh như thế nào.

 

Chuyên gia khoa học Rene Van Westen nói “Với nghiên cứu của chúng tôi, không thể nói khi nào điều này sẽ xảy ra. Nhưng có lẽ nếu chúng ta vượt qua điểm bùng phát này trong tương lai, những thay đổi này sẽ xảy ra trong vòng 100 năm nữa.”
“Đó có thể là trong khoảng thời gian tương đối ngắn, nhưng trong phạm vi thời gian của con người, nó thực sự đột ngột."

 

Vậy những thay đổi đó là gì?

 

Nghiên cứu dự đoán nhiệt độ ở châu Âu có thể giảm 3 độ mỗi thập kỷ và mực nước biển ở đó có thể tăng thêm 1 mét.

 

Nam bán cầu, bao gồm cả Úc, sẽ trở nên ấm hơn và dễ bị lũ lụt hơn.

 

Mùa khô và mùa mưa ở Amazon sẽ phá vỡ nghiêm trọng hệ sinh thái của rừng nhiệt đới.

 

Tuy nhiên, vẫn còn sự không chắc chắn về thời điểm hoặc thậm chí liệu “điểm tới hạn” này có xảy ra hay không.

 

Josh Willis, một khoa học gia về khí hậu tại NASA cho biết trong mô phỏng, một lượng nước ngọt đáng kể đã được thêm vào nhiều hơn lượng nước hiện đang chảy vào đại dương do băng tan.

"Chúng ta cần phải chuẩn bị cho những điều như thế này có thể xảy ra, nhưng có vẻ như nó sẽ không xảy ra trong một hoặc hai thập kỷ tới, khi chúng ta sẽ chứng kiến sự chấm dứt hoàn toàn và sắp xếp lại toàn bộ khí hậu ở bán cầu bắc.”

 

Vấn đề này là trọng tâm chính của cuộc họp Khoa học Đại dương tại thành phố New Orleans của Hoa Kỳ trong tuần này.

 

Giáo sư Matthew England, người có mặt tại hội nghị toàn cầu, cho biết tình trạng đảo lộn lưu thông ở Nam bán cầu cũng là một mối lo ngại.

 

Các khoa học gia cho rằng việc đạt đến điểm bùng phát trong thế kỷ này là rất mong manh, nhưng với những hậu quả tiềm ẩn, con người cần phải hành động.