Để phản công ĐCSTQ, Hoa Kỳ đã phát động cuộc chiến thông tin bí mật nhằm dẫn hướng dư luận bất bình với chính quyền ĐCSTQ. Hình ảnh minh họa (Philippe Huguen/AFP qua Getty Images)

 

 

THẾ GIỚI - Trong những năm gần đây, chính quyền Trung Quốc đã phát động một cuộc chiến thông tin quy mô lớn, đe dọa an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. Để đáp trả, Hoa Kỳ đã bí mật tiến hành một cuộc phản công thông tin nhằm hướng dẫn công chúng trở nên bất mãn với chính quyền Trung Quốc. Tin tức này đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế.

 

Các nhà phân tích cho rằng Hoa Kỳ đã phát động một cuộc chiến thông tin bí mật nhằm vạch trần sự thật của chính quyền Trung Quốc, điều này đã đạt được hiệu quả răn đe tốt, những tuyên truyền sai sự thật của Trung Quốc ngày càng không có thị trường.

 

 

 

Trung Quốc gặp bất lợi trong cuộc chiến thông tin Mỹ - Trung

Ngày 15/3, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, một phóng viên đã hỏi về việc cựu Tổng thống Mỹ Trump ủy quyền cho Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) tiến hành cuộc phản công thông tin bí mật trên mạng xã hội Trung Quốc sau hai nhậm chức. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, như thường lệ, đã chỉ trích Hoa Kỳ, tuyên bố rằng "báo cáo này một lần nữa chứng minh rằng việc lan truyền thông tin sai lệch liên quan đến Trung Quốc đã trở thành một công cụ quan trọng trong cuộc chiến thông tin của Mỹ chống lại Trung Quốc", nhưng lại né tránh việc đề cập đến việc Mỹ đã lan truyền loại "thông tin sai lệch liên quan đến Trung Quốc" nào.

 

Một ngày trước đó, Reuters dẫn lời 3 cựu quan chức Mỹ nói rằng ông Trump đã ủy quyền cho CIA thành lập một nhóm nhỏ để tiến hành một cuộc tấn công bí mật trên mạng xã hội, sử dụng danh tính giả trên mạng để lan truyền các vụ bê bối về chính quyền Trung Quốc, đồng thời tiết lộ các thông tin cho các phương tiện truyền thông nước ngoài. Đây cũng là phản ứng trước các hoạt động bí mật quy mô lớn được chính quyền Trung Quốc thực hiện trong nhiều năm qua nhằm mở rộng ảnh hưởng tới toàn cầu.

 

Mặc dù các quan chức Mỹ không cung cấp thông tin chi tiết cụ thể về các hoạt động này nhưng họ nhấn mạnh rằng những tuyên bố do nhóm CIA đưa ra là dựa trên thực tế.

 

Nhà bình luận thời sự Đường Tĩnh Viễn (Tang Jingyuan) nói với The Epoch Times: “Đây là một phần quan trọng của cuộc chiến thông tin giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ”. “Hoa Kỳ sử dụng thông tin thật để vạch trần chính quyền Trung Quốc, tấn công hình ảnh của Trung Quốc và hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc".

 

"CIA giả mạo danh tính và đưa ra một số sự thật để chống lại Trung Quốc. Điều này rất khó để Trung Quốc phát hiện vì họ không cần ngụy trang về mặt ý thức hệ, họ chỉ cần đưa ra sự thật. Bản thân sự thật đã có tác động lớn đến chính quyền Trung Quốc, nó đủ gây chết người”.

 

“Trong cuộc chiến thông tin, ĐCSTQ thực ra có thể đang ở thế yếu”. Ông Đường Tĩnh Viễn cho biết, các thành viên của đội ngũ tuyên truyền hải ngoại do ĐCSTQ cử đi đều mang tư duy văn hóa của ‘đảng cộng sản Trung Quốc’ rất mạnh mẽ, khác biệt rõ rệt so với người bình thường trong xã hội. Ngay cả khi sử dụng danh tính giả để phát động chiến tranh dư luận kiểu này, họ cũng rất dễ bị phát hiện. Một lý do quan trọng khác là do hầu hết thông tin mà ĐCSTQ tung ra đều là thông tin sai lệch.

 

Cựu luật sư Bắc Kinh, Chủ tịch Mặt trận Dân chủ Canada, Lại Kiến Bình, nói với The Epoch Times: “Gần đây, không chỉ Hoa Kỳ mà nhiều quốc gia khác như Úc, Canada, Anh cũng đồng loạt thực hiện các động thái tương tự, đó là bắt giữ một số điệp viên do chính quyền Trung Quốc phái đến các quốc gia phương Tây, những người này chuyên tung tin giả nhằm thao túng truyền thông, một số (vụ án) thậm chí đã được đưa ra xét xử”.

 

Ông nói: “Có nghĩa là việc ĐCSTQ thao túng dư luận và lừa đảo tuyên truyền ở nước ngoài đang ngày càng ít thị trường và ngày càng khó khăn. Đây là tình hình cơ bản của thế giới này".

 

 

Các nước thận trọng khi tham gia ‘Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường’

Mỹ đã bí mật tiến hành phản công thông tin từ năm 2019. Các cựu quan chức Mỹ am hiểu về chiến tranh thông tin nói với Reuters rằng, nhóm CIA đã nhắm vào các vấn đề như tham nhũng trong việc thực hiện ‘Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường’ của Trung Quốc.

 

‘Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường’ được ông Tập Cận Bình, đề xuất vào năm 2013 và được xác định là “chiến lược quốc gia”. ĐCSTQ cố gắng sử dụng ‘Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường’ để thâm nhập vào các nước tham gia về mặt chính trị và tư tưởng, từ đó mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình.

 

Ông Đường Tĩnh Viễn cho rằng, Mỹ đã sử dụng chiến tranh thông tin để vạch trần nguyên nhân thất bại và nội tình những thất bại của ‘Sáng kiến Vành đai và Con đường”, sử dụng phương pháp này để chống chính quyền Trung Quốc có tác dụng rất hiệu quả.

 

Ông nói: “Hoa Kỳ đã rất thành công trong việc khiến tất cả các nước trên thế giới cảnh giác với ‘Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường’ của ĐCSTQ bằng cách tung tin sự thật đen tối của Trung Quốc, khiến các nước thận trọng khi tham gia ‘Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường’ .

 

Các báo cáo công khai cho thấy bắt đầu từ năm 2019, truyền thông nước ngoài bắt đầu đưa tin rộng rãi về tình trạng tham nhũng của ĐCSTQ trong việc thực hiện ‘Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường’. Vào tháng 1/2019, tờ Wall Street Journal tiết lộ ĐCSTQ đã đề nghị giúp đỡ cựu Thủ tướng Malaysia, Najib Razak, giải quyết vụ bê bối tham nhũng 1MDB để đổi lấy sự hỗ trợ của chính quyền Malaysia đối với ‘Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường’.

 

Ngoài ra, tờ New York Times còn tiết lộ bê bối tham nhũng xung quanh dự án đập ‘Vành đai và Con đường’ của Ecuador. Tờ Nikkei Asian Review đưa tin cựu Tổng thống Maldives, Abdulla Yameen, đã dựa vào các khoản vay và hỗ trợ tài chính của Trung Quốc theo ‘Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường’ để củng cố quyền lực của mình. Phương tiện truyền thông Pháp ‘Trang web các vấn đề Trung Quốc’ đã bình luận về sự thật đằng sau ‘Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường’ của Trung Quốc.

 

Kể từ đó, ‘Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc đã gặp những thất bại rõ rệt ở châu Á, châu Phi và châu Âu. Malaysia tuyên bố hủy dự án đường sắt cao tốc đang xây dựng; Tanzania đình chỉ dự án xây dựng cảng trị giá hàng chục tỷ USD do Trung Quốc tài trợ; Tây Ban Nha tuyên bố sẽ không ký Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường. Ý, là nước G7 duy nhất tham gia Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường cũng đã chính thức rút khỏi Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường. Đồng thời, Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường đã bị nhiều quốc gia chỉ trích vì tham nhũng, "bẫy nợ" và "chủ nghĩa thực dân mới".

 

Ông Đường Tĩnh Viễn cho rằng “Hoa Kỳ đã đạt được kết quả rõ ràng khi công bố thông tin xác thực về chính quyền Trung Quốc để tấn công hình ảnh của ĐCSTQ và kiềm chế sự bành trướng địa chính trị của ĐCSTQ”.

 

 

 

Vạch trần bê bối chức cấp cao giấu tiền ở nước ngoài

Cuộc phản công bí mật của Mỹ cũng đăng tải nhiều vụ bê bối, chẳng như quan chức cấp cao của ĐCSTQ giấu tiền ở nước ngoài trên mạng xã hội Trung Quốc, sử dụng Internet và thông tin tình báo để khiến dư luận Trung Quốc bất mãn với chính quyền của họ.

 

Vào ngày 3/8/2019, Giả Khang, nguyên Viện trưởng Viện Tài chính thuộc Bộ Tài chính Trung Quốc, Ủy viên Ủy ban Chính hiệp khóa XI và XII, Viện trưởng Viện Kinh tế Cung cấp Mới Hoa Hạ, đã chuyển tiếp một tin nhắn có tựa đề: Ngân hàng Thụy Sĩ công bố thông tin, 100 người Trung Quốc có tổng số tiền gửi tiết kiệm lên tới 780.000 tỷ nhân dân tệ. (Bấm vào đây để xem)

 

Tin tức này nhanh chóng được lan truyền trên mạng ở Trung Quốc và trở thành chủ đề nóng trong dư luận mạng. Số tiền gửi trung bình mỗi người của 100 người giàu là: 7,8 nghìn tỷ nhân dân tệ/100 người = 78 tỷ nhân dân tệ/người. Nhiều cư dân mạng đặt câu hỏi: Những người cực kỳ giàu có này là ai? Nếu đó là sự thật thì nó sẽ đáng sợ và ớn lạnh đến mức nào?

 

Vào ngày 14/8/2020, Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Trung Quốc đã đăng một bài đăng trên Twitter tuyên bố kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Thụy Sĩ và Trung Quốc. Không ngờ khu vực bình luận lại bị đảo lộn, đông đảo cư dân mạng đổ xô vào để lại tin nhắn bên dưới: "Xin công bố danh sách kẻ trộm nước!", "Xin quý quốc hãy cung cấp danh sách tài sản của quan chức (Trung Quốc) tham nhũng càng sớm càng tốt!", "Xin hãy đóng băng những khoản tiền bị đánh cắp, người dân Trung Quốc sẽ biết ơn các bạn”.

 

Năm 2013, bài viết “Bí mật Trung Quốc” của WikiLeaks tiết lộ rằng các quan chức cấp cao của ĐCSTQ có khoảng 5.000 tài khoản tại các ngân hàng Thụy Sĩ, 2/3 trong số đó là các quan chức của Trung ương Trung Quốc. Hầu như tất cả mọi người trên cấp bộ trưởng và các ủy viên Trung ương đều có phần. Hồng Kông là kênh rửa tiền quốc tế chính của các quan chức cấp cao Trung Quốc.

 

Cựu luật sư Bắc Kinh, Chủ tịch Mặt trận Dân chủ Canada, Lại Kiến Bình, nói với The Epoch Times: “Rốt cuộc, khi Hoa Kỳ hành động, một số thông tin và những kẻ chủ mưu đằng sau sẽ bị ảnh hưởng mạnh mẽ, và sẽ có hiệu quả đáng kể. Nhìn chung, về mặt vĩ mô, nó sẽ làm suy yếu đáng kể khả năng cai trị của ĐCSTQ". "Hoa Kỳ phần nào định hướng dư luận, và cuối cùng sẽ dẫn đến những bất lợi cho chính quyền Trung Quốc về mặt dư luận, thậm chí có thể dẫn đến nghi ngờ và mâu thuẫn nội bộ".

 

 

Cuộc phản công của Mỹ đã cướp đi huyết mạch của Trung Quốc

Nguyên nhân chính khiến Hoa Kỳ tiến hành phản công thông tin là do Trung Quốc xâm nhập quy mô lớn vào các cơ sở dữ liệu quan trọng của Hoa Kỳ trong vài thập kỷ qua. Vào ngày 14/3, James Comer, Chủ tịch Ủy ban Giám sát của Hạ viện Hoa Kỳ và là nghị sĩ đảng Cộng hòa từ Kentucky, đã gửi một lá thư tới 9 cơ quan của chính quyền ông Biden yêu cầu một cuộc điều tra về các nguồn lực được sử dụng để chống lại ảnh hưởng quá mức của Trung Quốc tại Hoa Kỳ.

 

Thật trùng hợp, chỉ vài giờ trước khi thư của ông Comer được gửi đi, Reuters đã công bố một bài viết về thông tin phản công của chính quyền ông Trump nhằm vào Trung Quốc.

 

Vậy, cuộc phản chiến thông tin diễn ra dưới thời ông Trump có còn tiếp tục? Ông Lại Kiến Bình cho rằng: "Ông Biden vẫn nên tiếp tục làm công việc này, chỉ là sự khác biệt về số lượng nhân lực và quy mô đầu tư".

 

Ông nói: “ĐCSTQ là một chế độ bị chỉ trích và vạch trần trên toàn thế giới. Dù là chính phủ hay phi chính phủ, người dân thuộc mọi tầng lớp xã hội đều đang vạch trần nhiều hành vi xấu xa khác nhau của chính quyền Trung Quốc. Ngay cả khi không có sự can thiệp của chính phủ Hoa Kỳ, ĐCSTQ vẫn có thể bị vạch trần toàn diện".

 

Ông Đưỡng Tĩnh Viễn cho biết, "Hoa Kỳ và Trung Quốc đã có quan hệ hợp tác chặt chẽ trong nhiều thập kỷ. Về mặt khách quan, Hoa Kỳ hiểu rất rõ về các chi tiết của Trung Quốc và nhiều tình huống thực tế của Trung Quốc. Vì vậy, Mỹ hiện nay có lợi thế như vậy, đó là dùng thông tin thật để vạch trần con át chủ bài của chính quyền Trung Quốc và dùng cách này để tấn công Trung Quốc".

 

Nhà bình luận thời sự Chu Hiểu Huy cho rằng: “Cho dù ĐCSTQ tấn công Hoa Kỳ như thế nào, cho dù các nhà lãnh đạo hàng đầu của Bắc Kinh có lo lắng đến đâu thì giờ đây chiến lược của Hoa Kỳ đã được thiết lập, điều đó chỉ có thể khiến chính quyền Trung Quốc ngày càng khó chịu hơn. Cuộc phản công của Hoa Kỳ đã cướp đi huyết mạch của ĐCSTQ”.

 

(Theo The Epoch Times)
(ntdvn.net; Lý Ngọc biên tập)