Vào ngày 1/4/2024, tại Damascus, thủ đô của Syria, tòa nhà phụ của lãnh sự quán Iran bị tấn công, các nhân viên cứu hộ khẩn cấp và nhân viên an ninh đang tìm kiếm những người sống sót tại hiện trường. (LOUAI BESHARA/AFP qua Getty Images)
TRUNG ĐÔNG - Vào rạng sáng ngày 14/4, Iran đã sử dụng hơn 300 phi đạn (missile) và máy bay không người lái (UAV/drone) tấn công Israel, các chuyên gia đã đưa ra nghi ngờ về sự hỗ trợ của chuỗi cung ứng từ Trung Quốc đằng sau các drone do Iran chế tạo. Sự kiện này cũng được so sánh với trường hợp Trung Quốc có thể tấn công Đài Loan từ xa bằng phi đội UAV/drone.
Chuyên gia nghi ngờ chuỗi cung ứng từ Trung Quốc cho Iran
Theo thông tin toàn diện từ các phương tiện truyền thông nước ngoài, Iran đã phóng 170 UAV, hơn 30 hỏa tiễn hành trình (cruise missile) và hơn 120 hỏa tiễn đạn đạo (balllistic missile) vào sáng sớm ngày 14, có 99% đạn dược và UAV đã bay từ Iran, Iraq, Syria và Yemen, và hệ thống phòng không của Israel đã đánh chặn được hầu hết tất cả trong số đó.
Mỹ, Anh, Pháp, Jordan và các nước khác đã hỗ trợ Israel đánh chặn vụ tấn công của Iran.
Mặc dù mẫu UAV cụ thể bị bắn hạ ở Iran chưa được công khai nhưng gần đây, đã có rất nhiều bằng chứng cho thấy đằng sau việc Iran phát triển UAV quy mô lớn là có sự hỗ trợ từ chuỗi cung ứng Trung Quốc, và các chuyên gia cho rằng rất có thể nó đến từ Trung Quốc.
Ông Âu Tích Phú, Giám đốc Viện Chính trị Quân sự Trung Quốc thuộc Học viện Quốc phòng Đài Loan, nói với The Epoch Times vào ngày 15/4, rằng Iran phải chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ và việc sản xuất máy bay chiến đấu hiệu suất cao đã bị đình trệ, do đó nước này đã phát triển một số lượng lớn UAV. Mặc dù chất lượng không tốt, nhưng số lượng rất lớn, dòng máy bay Shahed của họ đã được sử dụng nhiều trong cuộc tấn công của Nga vào Ukraine.
Ông Âu Tích Phú chỉ ra rằng Iran rất có thể sử dụng các linh kiện UAV của Trung Quốc vì Iran không bị Trung Quốc trừng phạt và các linh kiện UAV của Trung Quốc dễ dàng có sẵn trên thị trường quốc tế và hoàn toàn không cần phải buôn lậu.
"Shahed-136 của Iran là bản sao của UAV của Israel và Trung Quốc cũng đã sao chép nó. Vì vậy, rất có thể nước này (Iran) sử dụng linh kiện Trung Quốc nhưng cũng có thể được mua trên thị trường quốc tế, chẳng hạn như linh kiện của Đức, có thể nhập lậu rồi tự sao chép".
Ông Tô Tử Vân, nhà nghiên cứu và Giám đốc Viện Tài nguyên và Chiến lược Quốc phòng thuộc Viện Quốc phòng và An ninh Đài Loan, nói với The Epoch Times vào ngày 15/4 rằng chính quyền Trung Quốc không liên quan đến các lệnh trừng phạt chống lại Iran, do đó các kênh thương mại đã trở thành kẻ giết người gián tiếp.
Những xác máy bay được tìm thấy từ chiến trường ở Ukraine và Dải Gaza đã xác nhận rằng nhiều UAV do Iran sản xuất, từ cánh quạt đến sợi carbon, thân cao su phóng và các máy công cụ, đều đến trực tiếp hoặc gián tiếp từ Trung Quốc.
Vào ngày 16/10/2023, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov lần đầu tiên tiết lộ tại cuộc họp của Ủy ban Thuế và Ngân sách Quốc gia rằng “gần như tất cả” UAV mà Nga hiện đang sử dụng đều đến từ Trung Quốc.
Trước cuộc tấn công của Iran, vào đầu tháng 4 năm nay, chính phủ Mỹ đã công bố các hạn chế về thương mại giữa các công ty trong nước và 5 công ty, trong số đó, Công ty Công nghệ Jiasibo Thâm Quyến bị cáo buộc hỗ trợ các công ty máy bay Iran mua UAV và linh kiện hàng không vũ trụ. Thông báo Liên bang Hoa Kỳ tuyên bố rằng những thành phần này được sử dụng để sản xuất UAV Shahed.
Ông Tô Tử Vân cho biết, Trung Quốc là nước xuất khẩu UAV thương mại cỡ nhỏ lớn nhất và cũng là nước xuất khẩu UAV quân sự cỡ lớn lớn nhất. Ả Rập Saudi và Iraq đều sử dụng UAV cỡ lớn do Trung Quốc bán, chẳng hạn như dòng Pterosaur, một phiên bản nhái của UAV MQ-9 của Mỹ nhưng giá chỉ khoảng 1/60. “Đối với người mua ở Trung Đông, việc mua những chiếc máy bay này từ Trung Quốc sẽ tiết kiệm chi phí hơn, vì vậy UAV của Trung Quốc đã đi qua các nước thuộc thế giới thứ ba”.
Ông Tô Tử Vân cho biết, một khi được xác nhận rằng phần lớn linh kiện chính của UAV bị bắn rơi của Iran có nguồn gốc từ Trung Quốc, các công ty có liên quan sẽ ngay lập tức bị đưa vào danh sách trừng phạt, điều này sẽ gây thêm áp lực quốc tế cho Trung Quốc.
Chiến thuật mới chống lại UAV trong tương lai
Máy bay không người lái đã lật đổ chiến tranh truyền thống. Thế giới bên ngoài đã chú ý đến thực tế là sự hợp tác giữa Trung Quốc, Iran và Nga trong lĩnh vực UAV và thậm chí cả ngành công nghiệp quân sự rộng lớn hơn đã mang đến những rủi ro lớn cho địa chính trị quốc tế và hòa bình thế giới.
Ông Âu Tích Phú cho rằng mối đe dọa đối với an ninh quốc gia từ UAV sẽ ngày càng trở nên rõ ràng trong tương lai. Ví dụ, UAV của Trung Quốc có tầm ngắn, tầm trung và tầm xa thì đắt hơn, trong khi UAV tự sát hoặc UAV trinh sát tầm ngắn thì rất rẻ và tương đương với một mặt hàng tiêu hao. Chất lượng không bằng ở Mỹ nhưng số lượng lớn, chỉ cần một vài cái không bị chặn thì sẽ gây ra một số thiệt hại.
Ông Âu nói: "Bom, hỏa tiễn (rocket) hoặc phi đạn (missile) do UAV mang theo tương đối nhỏ và sức sát thương mà chúng gây ra không mạnh bằng bom hay phi đạn truyền thống. Chúng thắng về số lượng, gây ra vấn đề về phòng thủ".
Ông Tô Tử Vân cho biết, để đối phó với mối đe dọa từ UAV ở các nước độc tài, các nước dân chủ có nhiều kế hoạch ứng phó với chi phí tương đối thấp, bao gồm cả phòng không bằng laser, v.v., đang được phát triển và triển khai nhanh chóng.
Ông cho rằng lần này Hoa Kỳ và các đồng minh đã phản công cuộc tấn công của Iran vào Israel, cung cấp một mô hình phòng thủ thành công cho các chiến thuật tổng hợp chống lại UAV và phi đạn (missile) trong tương lai. "Hệ thống phòng không của Israel đủ mạnh và Mỹ cùng các đồng minh đã hỗ trợ gián tiếp bổ sung cùng Israel đánh chặn 99% trong số đó".
Mối đe dọa UAV Trung Quốc ở eo biển Đài Loan
Từ cuộc tấn công của Iran vào Israel, cả hai chuyên gia Đài Loan đều nghĩ đến cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan.
Ông Âu Tích Phú cho biết, mối đe dọa từ UAV cũng có thể được nhìn thấy ở eo biển Đài Loan. “Ngoài việc Đài Loan phải đối phó với cái gọi là tổ hợp các phi đạn Dongfeng của Trung Quốc, mối đe dọa từ UAV còn rõ ràng hơn. Trung Quốc có thể áp dụng chiến thuật này và phóng hàng trăm phi đạn/hay UAV cùng lúc, điều này sẽ áp đảo hệ thống phòng không của Đài Loan".
Tuy nhiên, ông cũng cho rằng vì UAV rẻ và không phức tạp, nên Đài Loan và các đồng minh của nước này có thể đặt mối đe dọa từ UAV của Trung Quốc trong phạm vi kiểm soát hiệu quả.
Ông Tô Tử Vân cho rằng, cuộc đối đầu thành công của Hoa Kỳ và Israel với UAV của Iran cũng là hình mẫu tham khảo cho việc bảo vệ eo biển Đài Loan.
Vì Iraq và Jordan bị kẹp giữa Iran và Israel, ông Tô nói: “Quân đội Iran không thể tấn công trực tiếp vào Israel và chỉ có thể tấn công bằng phi đạn (missile) và UAV, hơi giống eo biển Đài Loan. Nếu Trung Quốc muốn tấn công Đài Loan (bên kia biển) bằng cách sử dụng UAV và phi đạn (missile) trước tiên, Israel có thể đánh chặn thành công hầu hết các mối đe dọa và Đài Loan cũng có thể học hỏi từ Israel”.
(Theo The Epoch Times)
(ntdvn.net; Lý Ngọc biên dịch)