Số liệu lịch sử thống kê tài khóa qua các đời tổng thống Mỹ chứng minh rằng, không phải Donald Trump, Barack Obama mới là tổng thống soán ngôi đầu bảng làm gia tăng nợ công về quy mô. (Ảnh của MARK RALSTON/AFP qua Getty Images)

 

 

 

 

 

 

Số liệu lịch sử thống kê tài khóa qua các đời tổng thống Mỹ chứng minh rằng, không phải Donald Trump, mà Barack Obama mới là tổng thống "soán ngôi đầu bảng" làm gia tăng nợ công về quy mô. Có rất nhiều báo cáo chi tiết về các thông kê này, chỉ là nó không xuất hiện trên truyền thông dòng chính của Mỹ mà thôi.

 

 

 

Có hai “khuyết điểm” của Tổng thống Donald Trump mà truyền thông thiên tả hết lòng khai thác, đó là việc dịch viêm phổi Vũ Hán lây nhiễm trầm trọng ở Mỹ và nợ công Mỹ tăng mạnh trong nhiệm kỳ của ông. Tuy nhiên, số liệu lịch sử thống kê về tài khoá của Mỹ qua các đời tổng thống chứng minh rằng, Brack Obama mới là tổng thống "soán ngôi đầu bảng" làm gia tăng nợ công về quy mô.

 

 

Xét về tốc độ tăng nợ công, Tổng thống Obama cũng “vinh dự” đứng ở vị trí thứ 5 trong các đời tổng thống. Mức nợ công mà Obama "tạo ra" cho người Mỹ - nhưng không bao gồm chi ngân sách khôi phục tăng trưởng sau khủng hoảng 2007-2008 (kế hoạch ngân sách chi phục hồi kinh tế sau khủng hoảng tài chính 2009 được tính cho nhiệm kỳ của Tổng thống George W. Bush); cũng như chi cho một đại dịch lớn và bất thường với tổn thất kinh tế sâu rộng như đại dịch viêm phổi Vũ Hán (như nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump đang phải gánh).

 

 

Không tổng thống nào của Mỹ vượt Barack Obama về ‘khả năng’ làm tăng quy mô nợ công.

Số liệu thống kê về nợ công gia tăng theo các nhiệm kỳ tổng thống Mỹ, cung cấp bởi Cục quản lý ngân sách Mỹ cho thấy Tổng thống Barack Obama đã làm tăng thêm tới 8,59 nghìn tỷ USD cho nợ công. Với con số này, Obama trở thành tổng thống có “thành tích” mở rộng quy mô nợ công lớn nhất trong lịch sử các tổng thống Mỹ.

 

 

 

 

Không tổng thống nào của Mỹ vượt Barack Obama về ‘khả năng’ làm tăng quy mô nợ công (Nguồn: The Balance)

 

 

 

 

 

Xét về tốc độ tăng nợ công , Obama cũng không kém cạnh khi xếp hạng thứ 5 trong số các vị tổng thống làm nợ công tăng mạnh nhất. “Thành tích” thực tế này hiện vẫn đang bỏ xa “thành tích” của tổng thống đương nhiệm Donald Trump (hiện đang đứng thứ 10 trong bảng xếp hạng).

 

 

Các số liệu không nói dối. Vì vậy, việc các nhà phân tích cần làm không phải tin hay không tin số liệu thống kê này, mà cần hiểu rằng Obama đã chi tiêu tiền thuế của người Mỹ vào việc gì và làm thế nào có thể chi quá tay đến mức tạo ra mức nợ công "khủng" như vậy. Nên nhớ, dù vay nợ khủng nhất lịch sử, thời Obama chứng kiến tỷ lệ thất nghiệp rất cao, tăng trưởng kinh tế trì trệ.

 

 

 

 

 

Nguồn: FED St. Louis, FRED data

 

 

 

 

 

Nợ tăng thêm kể từ ngày Obama bước vào toà Bạch Ốc.

Quy mô nợ công đã tăng thêm ở mức kỷ lục sau hai nhiệm kỳ tổng thống Barack Obama tại nhiệm. Tính từ thời điểm Obama tuyên thệ nhậm chức ngày 20/1/2009, nợ công của Mỹ là 10,626 nghìn tỷ USD. Khi rời Nhà trắng ngày 20/1/2017, con số này đã là 19,947 nghìn tỷ USD [1]. Số liệu này giải thích tại sao Obama lại là tổng thống đứng đầu về “thành tích” làm gia tăng quy mô nợ công Mỹ.

 

 

Thâm hụt ngân sách thời Obama.

Khái niệm về nợ tăng thêm khác với khái niệm về thâm hụt ngân sách; đương nhiên, thâm hụt ngân sách lớn làm tăng nợ công nhanh, chúng có mối quan hệ thuận chiều hết sức khăng khít. Do có mối quan hệ như vậy, việc tìm hiểu số liệu thực về thâm hụt ngân sách dưới thời tổng thống Obama trong mối tương quan với các lịch sử khác - sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn cảnh hơn, tránh nhận định thiên kiến về vị Tổng thống gây ra nhiều thảm họa kinh tế này.

 

 

Với thâm hụt ngân sách, chúng ta sẽ không tính thâm hụt ngân sách năm đầu tiên tại nhiệm vào nhiệm kỳ của tổng thống đó, bởi vì hầu hết thâm hụt ngân sách liên bang trong năm đầu tiên là thuộc về trách nhiệm của tổng thống tiền nhiệm

Năm tài khoá (bắt đầu từ 01/10 và kết thúc vào 30/9 năm sau) cuối trong nhiệm kỳ của Tổng thống George W. Bush là năm tài khoá 2009, thâm hụt ngân sách năm này là 1,4 nghìn tỷ USD. Với cách hiểu này, tổng mức thâm hụt ngân sách mà Obam phải chịu trách nhiệm trong 8 năm tại vị của ông ta là 6,79 nghìn tỷ USD [2]

 

 

 

-Năm 2009: Quốc hội Mỹ đã phê duyệt chi thêm 253 tỷ USD từ Đạo luật kích thích kinh tế của Obama vào kế hoạch tài khoá của Bush sau khi ông Obama bước chân vào Nhà trắng. Khoản chi tiêu ngân sách khẩn cấp này nhằm để ngăn chặn đà suy thoái sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008. Như vậy, 253 tỷ USD này phát sinh bởi Obama, không phải Bush. Do vây, loại bỏ 253 tỷ USD này ra khỏi trách nhiệm của Bush, năm 2009 ông Bush làm thâm hụt ngân sách Mỹ là 1,16 nghìn tỷ USD.

-Năm 2010: Trong năm đầu tiên, Obama tạo ra mức thâm hụt ngân sách 1,29 nghìn tỷ USD.

-Năm 2011: Mức thâm hụt ngân sách là 1,3 nghìn tỷ USD (riêng chi cho quốc phòng là 854,5 tỷ USD)

-Năm 2012: Thâm hụt ngân sách 1.087 nghìn tỷ USD.

-Năm 2013. Năm đầu tiên thâm hụt ngân sách thời Obama dưới 1 nghìn tỷ USD, ở mức 679 tỷ USD. Đây là kết quả do Quốc hội Mỹ bắt buộc chính quyền Obama phải cắt giảm chi tiêu lên tới 10% do các đe doạ thâm hụt tài khoá ở mức quá cao.

-Năm 2014: Mức thâm hụt chỉ còn 485 tỷ USD. Nhưng thâm hụt này giảm nhờ tăng thu, thu thuế tăng năm 2014 ở mức 3,02 nghìn tỷ USD.

-Năm 2015: Thâm hụt ngân sách giảm xuống còn 438 tỷ USD.

-Năm 2016: Thâm hụt tăng trở lại tới 585 tỷ USD. Quốc hội bổ sung 58,6 tỷ USD ngân sách chi trả cho chiến tranh Afghanistan.

-Năm 2017: Thâm hụt ngân sách năm cuối của nhiệm kỳ Obama leo thang 665 tỷ USD, tăng vượt dự toán tới 162 tỷ USD [3][4]

 

 

 

Giống hầu hết các tổng thống khác, quy mô nợ công gia tăng luôn cao hơn tổng quy mô thâm hụt ngân sách. Tất cả các tổng thống đều cố gắng làm giảm số thâm hụt ngân sách (một kiểu làm đẹp sổ sách) bằng cách vay nợ từ các quỹ hưu trí liên bang. Đó là lý do tại sao Obama đã làm gia tăng nợ công lên tới 8.588 nghìn tỷ USD trong 8 năm tại nhiệm.

 

 

Chính sách của Obama làm tăng nợ như thế nào?

Cách công bằng nhất trong đánh giá và phân tích nguồn gốc nợ công mà các vị tổng thống tạo ra chính là xem mỗi chính sách kinh tế họ đưa ra đã tạo ra chi phí (chi tiêu, đầu tư công) và doanh thu (thu ngân sách) như thế nào. Rất may mà Văn phòng ngân sách quốc hội Mỹ (CBO) đã có nhiều phân tích và số liệu.

 

 

Theo số liệu của CBO, Đạo luật tái đầu tư và phục hồi Mỹ (ARRA) đã làm thâm hụt 830 tỷ USD từ năm 2009-2019 [5]. Hơn 90% ngân sách phát sinh bởi Đạo luật này tác động từ cuối năm 2012. Đạo luật giảm thuế, mở rộng phúc lợi cho người thất nghiệp, các dự án tạo việc làm từ khu vực công.

 

 

 

 

 

Barack Obama đến Bộ Giáo dục ở Washington, DC, vào ngày 24 tháng 7 năm 2009. Obama tuyên bố rằng các tiểu bang dẫn đầu về cải cách trường học sẽ đủ điều kiện để cạnh tranh cho 4,35 tỷ đô la Mỹ. Giữa ngân sách năm 2009 và Đạo luật Tái đầu tư và Phục hồi của Mỹ (ARRA), hơn 10 tỷ đô la Mỹ tiền tài trợ sẽ được dành cho các tiểu bang và quận đang thúc đẩy cải cách. (Ảnh của JEWEL SAMAD / AFP qua Getty Images)

 

 

 

 

Chính sách tạo nợ lớn nhất là chương trình cắt giảm thuế của Obama, một chương trình mở rộng từ chính sách cắt giảm thuế của Bush. Chương trình này làm thâm hụt 858 tỷ nợ công trong năm 2011 và 2012.

 

 

Việc tăng chi tiêu quốc phòng cũng làm tăng nợ công dưới thời Obama. Mức chi tiêu cho quốc phòng tăng cao nhất vào năm 2011, lên tới 854,5 tỷ USD. Trong 8 năm cầm quyền, Obama chi tiêu cho quốc phòng lên tới 6,3 nghìn tỷ USD. Kết quả là, chính sách của Obama tăng chi tiêu cho quốc phòng đã làm cho nợ công tăng vượt ngưỡng dự kiến tới 1,3 nghìn tỷ USD (kế hoạch chi tiêu cho quốc phòng dự toán dưới thời Bush).

 

 

Đạo luật chăm sóc sức khỏe hợp túi tiền của Obama (ObamaCare) cũng làm tăng nợ kể từ năm 2014 cho tới nay. Theo dự báo, ObamaCare làm tăng thâm hụt ngân sách 1,1 nghìn tỷ USD trong 10 năm.

 

 

Tại sao Obama lại chi tiêu quá nhiều tiền thuế của dân? Các khoản chi tiêu đó hiển nhiên không hiệu quả bởi thất nghiệp ở mức cao, sản xuất trống rỗng, thị trường Mỹ rơi vào tay Trung Quốc, trong khi người Mỹ nghèo đi, tăng trưởng GDP "ì ạch", thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của nợ công. Vậy ai là người hưởng lợi và ai mới là kẻ bị hại trong thảm họa chính sách của Obamanomics?  

 

 

Mời các bạn đón đọc Phần cuối của Chuyên đề Thảm họa kinh tế Obamanomics: “Obama là kẻ huỷ diệt tàn nhẫn người da đen và tầng lớp trung lưu , nhưng là 'thiên thần' của các tài phiệt Mỹ”

Trà Nguyễn

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. TreasuryDirect. "The Daily History of the Debt Results," Accessed Oct. 1, 2019.
  2. Congressional Budget Office. "Budget and Economic Data, Historical Budget Data," Download “Jan 2019.” Use Tab “Rev, Outlays, Surplus, Debt,” Column “Deficit or Surplus Total,” Accessed Jan. 1, 2020.
  3. Bureau of the Fiscal Service. "The Government's Financial Position and Condition," Table 1. Accessed Oct. 1, 2019.
  4. Obama White House. "FY 2017 Budget," Table S-1.  Accessed Dec. 26, 2019.
  5. Congressional Budget Office. "Estimated Impact of the American Recovery and Reinvestment Act on Employment and Economic Output from October 2012 Through December 2012," Page  2. Accessed Dec. 26, 2019.

 

(ntdvn.com)