Hình ảnh được cung cấp thu được vào Thứ Sáu, ngày 18 tháng 8 năm 2023, về một tàu lượn được triển khai như một phần của hoạt động giám sát ở Nam Đại Dương, Nam Cực. (Hình ảnh AAP/Được cung cấp, Louise Biddle) KHÔNG LƯU TRỮ, CHỈ SỬ DỤNG BIÊN TẬP. Nguồn: được cung cấp / LOUISE BIDDLE/PR HÌNH ẢNH

 

QUỐC TẾ - Các khoa học gia từ khắp nơi trên thế giới đang đưa ra lời kêu gọi rõ ràng tới các chính phủ trên toàn cầu về sự cần thiết phải khẩn cấp mở rộng công tác khoa học ở Nam Đại Dương. Lời kêu gọi này được đưa ra tại hội nghị quốc tế đầu tiên của Hệ thống Quan sát Đại dương phía Nam được tổ chức tại Hobart, và họ cũng đã ghi nhận lượng băng đóng ở đây xuống ở mức thấp kỷ lục, điều mà các khoa học gia vẫn đang cố gắng giải thích.

 

Tầm quan trọng của các các tảng băng ở vùng biển lạnh Nam Đại Dương xung quanh Nam Cực thường được mô tả như là trái tim đang đập của trái đất - nó đóng đá vào mùa đông và tan chảy vào mùa hè.

 

Nhưng năm nay, với mức độ băng thấp kỷ lục được ghi nhận, các khoa học gia trên toàn cầu đang đưa ra lời kêu gọi rõ ràng tới các chính phủ trên thế giới về sự cần thiết phải mở rộng khẩn cấp công tác khoa học ở khu vực này.

 

Lời kêu gọi được đưa ra tại hội nghị quốc tế đầu tiên của Hệ thống Quan sát Đại dương phía Nam, Southern Ocean Observing System gọi tắt là SOOS, tổ chức tại Hobart.

Tiến sĩ Andrew Meijers là Phó Trưởng nhóm Khoa học tại Chương trình Polar Oceans Đại dương địa cực thuộc Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Anh.

 

Ông nói rằng các khoa học gia không thể giải thích đầy đủ vì sao các khối băng ở vùng biển Nam cực lại thấp ở mức kỷ lục và họ cũng dự đoán mực nước biển sẽ dâng cao ở Nam Cực.

"Sự thay đổi rất nhanh hiện nay của băng biển, chúng tôi đã không thấy khi nó đang xảy ra. Và tất nhiên là chúng tôi cố gắng tìm hiểu nguyên nhân của nó. Biển Nam Cực cũng thực sự gây ra sự tan chảy của dải băng ở Nam Cực, và hiện tại có một sự không chắc chắn lớn. Vào cuối thế kỷ này, sự tan chảy có thể là 30 cm, có thể là một mét rưỡi. Và vào cuối thế kỷ tiếp theo, nó có thể lên tới 10 mét, và điều đó thực sự là do chúng ta thiếu hiểu biết về dải băng ở Nam Cực và cách nó tan chảy."

 

Sự không chắc chắn này đã thúc đẩy một nhóm gồm 300 khoa học gia từ 25 quốc gia kêu gọi xây dựng một hệ thống quan sát Nam Đại Dương được phối hợp và duy trì.

 

Họ nói rằng do thiếu sự quan sát thường xuyên trong thời gian dài khiến cho dữ liệu không đầy đủ, việc phát hiện trở nên bất ngờ và tạo thách thức cho việc đánh giá hậu quả của sự thay đổi.

 

Tiến sĩ Sian Henley, Đồng Chủ tịch của SOOS, nói rằng các khoa học gia và các chuyên gia hoạch định chính sách cần hợp tác với nhau trước khi quá muộn.

"Đó là một cuộc chạy đua giữa khoa học và những thay đổi đang xảy ra mà khoa học đang tìm cách đo lường. Vì vậy, chúng ta cần hành động khẩn cấp trong khoa học cũng như trong việc truyền đạt khoa học đến chính sách, để những người ra quyết định hiểu được điều gì đang xảy ra, có thể xảy ra trong tương lai và cách chúng ta có thể quản lý những thay đổi đó một cách tốt nhất."

 

Tiến sĩ Meijers giải thích, trong khi Nam Đại Dương vẫn là một trong những khu vực ít được quan sát nhất trên hành tinh, các khoa học gia biết nhiều hơn về vai trò của nó trong việc hấp thụ nhiệt và carbon.

"Bởi vì Nam Đại Dương chiếm giữ những nguồn nhiệt và carbon khổng lồ này, nếu nó thay đổi thì những thay đổi đó sẽ đi vào khí quyển, tồn tại trong khí quyển và sẽ có tiềm n ăng tăng tốc đối với khí hậu toàn cầu."

 

Tiến sĩ Meijers nói rằng một cách để cải thiện dữ liệu là mở rộng chương trình robot giám sát vốn hiệu quả về mặt chi phí hiện đang được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu.

"Hiện tại, chúng tôi quan sát đại dương thông qua một loạt phao nhỏ được khai triển để đo 2km phía trên của đại dương. Và chúng quan sát 75% toàn bộ bề mặt Trái đất. Việc đó tiêu tốn khoảng 40 triệu Úc mỗi năm, tính ra rất là kinh tế, một chi phí rất nhỏ để đo lường phần lớn thế giới, nhưng các phao này không đo xung quanh Nam Cực, đặc biệt là trong băng biển, dưới thềm băng hoặc dưới đại dương sâu. Vì vậy, chúng tôi thực sự yêu cầu chương trình này được mở rộng và thúc đẩy, các công nghệ mà chúng tôi cần để thực hiện loại công việc này hiện đang có sẳn."

 

Hậu quả của những thay đổi mạnh mẽ này có khả năng tàn phá động vật hoang dã ở Nam Cực.

 

Môi trường sống của biển băng và các loài sống dựa vào nó từ loài chim cánh cụt hoàng đế mang tính biểu tượng cho đến loài nhuyễn thể nhỏ đang bị đẩy đến giới hạn của chúng.

 

Tiến sĩ Henley nói rằng cũng có những lo ngại đáng kể về tác động của nó đối với con người.

"Các loài động vật ở Nam Đại Dương đóng góp trực tiếp vào nguồn cá đánh bắt nuôi sống dân số thế giới, do đó hỗ trợ nghề cá ở Bờ Tây châu Phi chẳng hạn, có giá trị kinh tế to lớn nhưng cũng cực kỳ quan trọng trong việc củng cố an ninh lương thực cho một phần đáng kể của dân số thế giới."

 

Đối với cuộc họp của các khoa học gia tại Hệ thống quan sát đại dương phía Nam ở Hobart, việc hiểu được những thay đổi xảy ra ở Nam Đại Dương là rất quan trọng để chuẩn bị cho tương lai.