- Hơn 100.000 ca Covid-19 mới toàn cầu, Ấn Độ trải qua ngày 'kỷ lục kép', Brazil vượt Mỹ về số người mắc mới

 

Tính đến 7h ngày 28/5, theo trang thống kê Worldometers, lần thứ 4 thế giới chứng kiến số ca nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 do virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây ra vượt mốc 100.000 một ngày kể từ khi dịch bùng phát.

 

 

 

 

Một bức tranh tường tuyên truyền về việc đeo khẩu trang để phòng chống đại dịch Covid-19 trên đường phố Ấn Độ. (Nguồn: PTI)

 

 

Cụ thể, trong ngày 27/5, toàn thế giới ghi nhận thêm 101.199 người mắc Covid-19, nâng tổng số ca bệnh toàn cầu lên 5.779.327, trong đó có 356.732 ca tử vong và 2.490.659 người đã bình phục.

 

* Ấn Độ những ngày qua gia tăng mạnh số ca nhiễm cũng như tử vong vì Covid-19. Ngày 27/5 ghi nhận ngày gia tăng kỷ lục cả số người mắc bệnh và số trường hợp thiệt mạng do Covid-19 với mức tăng lần lượt là 7.293 và 190.

 

Tính đến nay, Ấn Độ đã xác định được 158.086 người mắc Covid-19, trong đó có 4.534 trường hợp tử vong và 67.749 người bình phục hoàn toàn.

 

Tại Brazil, ngày 27/5 ghi nhận số người mắc mới Covid-19 vượt Mỹ, với 19.461 ca. Đây là lần thứ 3 kể từ khi phát hiện trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên tại Brazil, số ca nhiễm mới trong ngày vượt 19.000, nâng tổng số người nhiễm bệnh lên 411.821, cao thứ 2 thế giới.

 

Ngày 27/5, Brazil cũng ghi nhận thêm 1.049 người tử vong do Covid-19, nâng tổng số người thiệt mạng lên 25.598. Đây là lần thứ 4 kể từ khi phát hiện trường hợp tử vong đầu tiên ở Brazil, số người thiệt mạng trong ngày do Covid-19 được ghi nhận vượt mốc 1.000

 

Mỹ tiếp tục là quốc gia có số ca nhiễm và tử vong cao nhất thế giới, lần lượt là 1.744.276 và 102.009, trong khi đó, thủ đô Washington D.C ghi nhận 8.406 ca bệnh với 445 người thiệt mạng.

 

Ngày 27/5, Thị trưởng Washington D.C Muriel Bowser đã ký ban hành quyết định dỡ bỏ “lệnh ở nhà” được áp đặt nhằm ngăn chặn dịch Covid-19 và dự kiến bắt đầu giai đoạn 1 của việc mở cửa trở lại, bắt đầu từ ngày 29/5 và kéo dài đến hết ngày 24/7.

 

Bà Bowser cho biết, Washington D.C đã trải qua hơn 14 ngày ghi nhận số ca nhiễm SARS-CoV-2 "giảm liên tục", điều này cho phép thủ đô bắt đầu quá trình mở cửa trở lại.

 

Theo quyết định trên, cư dân thủ đô của Mỹ không còn bị giới hạn phải ở trong nhà, nhưng khi đi ra ngoài vẫn phải giữ giãn cách tối thiểu 2m với người ngoài gia đình và không được tập trung theo nhóm quá 10 người. Việc đeo khẩu trang đi ra ngoài tiếp tục được khuyến khích.

 

Bên cạnh đó, các cơ sở kinh doanh bán lẻ không thiết yếu được phép hoạt động với các dịch vụ giao nhận hàng, không cho phép phục vụ khách hàng bên trong. Các cửa hàng cắt tóc, tiệm làm tóc phục vụ khách đặt hẹn trước, khách hàng đến sau chờ bên ngoài cửa hàng, mỗi thợ phục vụ 1 khách, cách với khách bên cạnh 2 mét.

 

Các nhà hàng được phục vụ khách ăn tại chỗ ở ngoài trời, mỗi bàn không quá 6 người, các bàn cách nhau tối thiểu 2m. Công viên và sân tennis được mở cửa, nhưng sân chơi, bể bơi, trung tâm văn hoá vẫn tiếp tục đóng cửa. Các hoạt động thể thao tiếp xúc trực tiếp như bóng đá, bóng rổ, bóng bầu dục… vẫn tiếp tục bị cấm. Ngoài ra, thành phố sẽ đưa ra hướng dẫn cho hoạt động của các trường đại học vào ngày 1/7 tới.

 

Mặc dù mức độ lây lan của dịch Covid-19 tại thủ đô Washington D.C chậm hơn so với các bang khác của Mỹ, nhưng đây cũng là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh.

 

Tuần trước, Tiến sĩ Deborah Birx, điều phối viên nhóm chuyên trách chống Covid-19 của Nhà Trắng, cảnh báo, khu vực thủ đô Washington D.C có tỷ lệ xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 cao hơn bất cứ khu vực nào trên cả nước, dấu hiệu cảnh báo về mức độ lây nhiễm cao.

 

Trong phát biểu của mình, bà Bowser cũng thừa nhận sẽ có những rủi ro về sự gia tăng các ca nhiễm dịch Covid-19 mới khi mở cửa trở lại.

 

* Theo Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy, trong ngày 27/5, ghi nhận thêm 584 ca nhiễm SARS-CoV-2, nâng tổng số ca mắc Covid-19 lên 231.139 trường hợp.

 

Trong vòng 24 giờ qua, số ca tử vong do Covid-19 tại Italy đã tăng 117 ca lên 33.072 trường hợp, trong khi có thêm 2.443 ca hồi phục, nâng tổng số bệnh nhân xuất viện lên 147.101. Số ca phải điều trị tích cực tiếp tục giảm 16 ca xuống còn 505. Tổng số ca phải nhập viện tại Italy hiện còn 7.729 trong tổng số ca bệnh hiện tại 50.966 người.

 

Trong một diễn biến liên quan, hãng thông tấn ANSA đưa tin, Ủy ban châu Âu cùng ngày đã đề xuất dành cho nước này 172,7 tỷ Euro trong số 750 tỷ Euro của Quỹ Phục hồi (Recovery Fund), trong đó bao gồm 81,8 tỷ Euro dưới dạng hỗ trợ và 90,9 tỷ Euro dưới dạng cho vay.

 

* Chính phủ Anh đã bắt đầu cho triển khai hệ thống "xét nghiệm và truy vết” nhằm xác định và cách ly những người nhiễm SARS-CoV-2, đồng thời chuẩn bị cho việc nới lỏng các biện pháp phong tỏa trên toàn quốc.

 

Theo đó, từ ngày 28/5, bất cứ ai nghi mắc Covid-19 đều được chuyển sang chương trình "xét nghiệm và truy vết". Họ sẽ phải chia sẻ thông tin về những người đã tiếp xúc, kể cả những người đứng cách xa 2m trong vòng trên 15’ trong hai ngày trước khi phát hiện các triệu chứng bệnh hoặc 7 ngày sau khi có triệu chứng. Những người trong diện tiếp xúc với người bệnh đều phải tự cách ly 14 ngày.

 

Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock cho biết, nước này đang chuyển sang giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến chống Covid-19 và lệnh phong tỏa toàn quốc sẽ được thay thế bằng việc cá nhân tự cách ly. Trong trường hợp cần, cơ quan chức năng sẽ tiến hành khoanh vùng cách ly tại những nơi có ổ dịch bùng phát.

 

Tuy nhiên, hiện Chính phủ Anh đang chịu sức ép phải chứng minh được rằng, chương trình “xét nghiệm và truy vết” đủ nhanh, rộng và hiệu quả để có thể ngăn được làn sóng thứ hai khi mà thời gian cho kết quả xét nghiệm thường khá lâu và nhiều người dân chưa sẵn sàng tuân theo những biện pháp mới.

 

Tính đến sáng nay, Anh đã ghi nhận 267.240 ca mắc Covid-19, trong đó có gần 37.460 người đã tử vong, cao hơn so với 1 ngày trước đó lần lượt là 2.013 ca và 412 ca. Số ca tử vong này cao gấp 3 lần so với một ngày trước đó.

 

Chính phủ Anh dự kiến sẽ công bố các kế hoạch cho phép tụ tập trong không gian vườn riêng của các gia đình với số lượng người nhất định, đồng thời bắt buộc giữ đúng quy định về giãn cách xã hội từ tuần tới.

Pháp phát 27 triệu khẩu trang/tuần cho người dân

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Pháp Agnes-Pannier Runacher, tình trạng thiếu hụt khẩu trang tại nước này về cơ bản đã được giải quyết nhờ vào việc tăng cường nhập khẩu và đẩy mạnh sản xuất.

 

Bà Runacher đặt mục tiêu sẽ phát được ít nhất 27 triệu khẩu trang mỗi tuần cho người dân. Những chiếc khẩu trang này sẽ ghi rõ số lần có thể giặt và tái sử dụng. Hiện Pháp đang đặt mục tiêu sản xuất 20 triệu khẩu trang mỗi tuần trước cuối tháng 5, trong đó tập trung vào những loại cần cho nhân viên y tế như N95.

 

 

* Ngày 27/5, Bộ Y tế Ai Cập cho biết, phát hiện thêm 910 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19, nâng tổng số ca nhiễm ở quốc gia này lên 19.666 người. Đây là con số cao nhất được ghi nhận trong một ngày kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát ở Ai Cập cho đến nay.

 

Theo bộ trên, tổng số bệnh nhân tử vong do Covid-19 ở Ai Cập hiện đã lên đến 816 người, sau khi có 19 trường hợp tử vong mới được ghi nhận trong ngày 27/5. Theo người phát ngôn Bộ trên Khaled Megahed, có thêm 178 bệnh nhân đã bình phục hoàn toàn và được ra viện, nâng tổng số người khỏi bệnh lên 5.205.

 

Trong một nỗ lực nhằm kiềm chế sự lây lan của dịch Covid-19, Chính phủ Ai Cập đã áp dụng thêm nhiều biện pháp phòng ngừa trong dịp lễ Eid El-Fitr của người Hồi giáo, kéo dài từ ngày 24-29/5. Lệnh giới nghiêm triển khai trên toàn quốc từ hôm 25/3, được áp dụng từ 5 giờ chiều hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau trong dịp lễ Eid El-Fitr.

 

Kể từ ngày 30/5 tới, khung giờ giới nghiêm sẽ được điều chỉnh từ 8 giờ tối đến 6 giờ sáng và kéo dài trong 2 tuần. Đây là một trong những biện pháp nhằm từng bước khôi phục cuộc sống bình thường ở quốc gia Bắc Phi này.

 

 

Thái Lan: Số ca nhiễm mới giảm

Thái Lan ngày 28-4 ghi nhận thêm 7 ca COVID-19 và 2 trường hợp tử vong mới, nâng tổng số ca nhiễm tại đây lên 2.938 cùng 54 ca tử vong. Các số liệu cập nhật gần đây được đánh giá là giảm so với hơn 100 ca/ngày trong những tuần trước tại Thái Lan. 

 

Kể từ khi COVID-19 bùng phát, 2.652 bệnh nhân tại Thái đã hồi phục và được xuất viện.

 

- Nhà chức trách Nga xác nhận số ca nhiễm COVID-19 tại nước này đã lên tới 87.147 người, cao hơn con số 82.830 do Trung Quốc công bố chính thức. Mặc dù vậy số ca tử vong tại Nga lại ít hơn với 794 người tính đến ngày 27-4 so với 4.633 người ở Trung Quốc.

 

Để hạn chế nguy cơ lây nhiễm tại hơn 1.000 nhà máy điện ở Nga, bao gồm cả các nhà máy hạt nhân, hơn 200.000 nhân viên đã được xét nghiệm virus corona, theo Bộ Năng lượng Nga.

 

Theo số liệu cập nhật hằng ngày được Bộ Y tế Tây Ban Nha công bố ngày 27-4, nước này đã có 100.875 bệnh nhân bình phục, tăng 2.144 người. Trong khi đó, số ca tử vong cũng tăng 331 ca, lên 23.521 ca. Ngoài ra, Tây Ban Nha cũng phát hiện 1.831 ca mắc COVID-19 mới, nâng tổng số trường hợp nhiễm bệnh lên 209.465. 

 

-Tây Ban Nha đang dần nới lỏng dần các biện pháp phong tỏa được áp đặt nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Theo đó, các nhà máy và công ty bắt đầu mở cửa trở lại. Ngoài ra, ngày 26-4, lần đầu tiên sau 6 tuần, trẻ em Tây Ban Nha được phép ra khỏi nhà đi dạo phố. 

 

-Trong khi đó, Iran - một "điểm nóng" dịch COVID-19 tại Trung Đông, Bộ Y tế thông báo nước này đã ghi nhận 5.806 ca tử vong, tăng 96 ca so ngày trước đó. Trong khi đó, số ca nhiễm mới được ghi nhận là 991 trường hợp, lần đầu tiên tăng dưới 1.000 ca trong hơn 1 tháng qua. Hiện tổng số ca được chẩn đoán mắc COVID-19 ở Iran là 91.472 người.

 

 

Hiện Iran đã bắt đầu nới lỏng các biện pháp hạn chế, như cho phép việc từng bước mở cửa các cửa hàng và dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đi lại trong đất nước từ ngày 11-4. Tuy nhiên, các trường học, đền thờ, rạp chiếu phim cũng như các địa điểm công cộng khác vẫn đóng cửa.