(The New York Times)
Chuyên gia kinh tế Steve Glaveski cho biết để có thể sống sót trong khủng hoảng, các thương nhân, cơ sở kinh doanh nhỏ và startups cần đặt lại câu hỏi về mô hình kinh doanh của mình. Đó sẽ là một mô hình mới có thể tận dụng tốt nhất các nguồn tài nguyên sẵn có bao gồm nhân sự, sở hữu trí tuệ, hệ thống và kỹ thuật, và tài sản. Ông đã tổng kết những người tạm thắng cuộc và thua cuộc trong đại dịch Covid-19.
Nếu thế giới có khả năng giảm số ca nhiễm coronavirus xuống thấp nhất trong vòng vài tháng tới, thì nền kinh tế vẫn phải chịu đựng cuộc khủng hoảng lâu dài và tồi tệ chưa từng thấy.
-Mô hình kinh doanh mới có thể tận dụng tốt nhất các nguồn tài nguyên sẵn có bao gồm nhân lực, sở hữu trí tuệ, hệ thống và kỹ thuật, cũng như tài sản.
-Ông Glaveski nhận định cơ hội mới thuộc về những công ty đang tạm thu cuộc.
-Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để có thể thoả mãn nhu cầu của những khách hàng trước đây của lĩnh vực kinh doanh đang thua cuộc này.
Hàng loạt công ty và cơ sở kinh doanh nay bị đóng cửa, chẳng hạn tới hai phần ba nhân viên Qantas đứng trước nguy cơ nghỉ việc vĩnh viễn, sẽ nâng số ca thất nghiệp tăng vọt chưa từng có trong lịch sử.
Tại Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp dự báo sẽ vượt quá 20% và nền kinh tế sẽ rơi vào thời kỳ khủng hoảng nặng nề. Tại Hoa Kỳ, một cuộc suy thoái kinh tế trung bình trong lịch sử kéo dài 22 tháng.
Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Steve Glaveski cho biết để có thể sống sót trong khủng hoảng, các thương nhân, cơ sở kinh doanh nhỏ và startups cần đặt lại câu hỏi về mô hình kinh doanh của mình. Đó sẽ là một mô hình mới có thể tận dụng tốt nhất các nguồn tài nguyên sẵn có bao gồm nhân sự, sở hữu trí tuệ, hệ thống và kỹ thuật, và tài sản.
Chẳng hạn, Zoom là một trong những nền tảng đang dẫn đầu thế giới về video-conference. Trong những tháng phong toả, hầu như những ai làm việc văn phòng điều biết đến cái tên này, khiến cổ phần của Zoom tăng vọt lên 50% chỉ trong vòng 30 ngày.
Ông Glaveski đã tổng kết những người thắng cuộc và thua cuộc trong tầm nhìn ngắn hạn:
Bên thắng cuộc |
Bên thua cuộc |
Dịch vụ giao thực phẩm và thức ăn tại nhà |
Hàng không |
Nhà sản xuất thực phẩm dinh dưỡng bổ sung |
Khách sạn và nhà nghỉ |
Các nền tảng phục vụ học tập online |
Nhà hàng, quầy bar và câu lạc bộ |
Các nền tảng phục vụ họp online |
Hội thảo |
Các nền tảng cộng tác giữa các team, hoặc những đồng nghiệp trong công ty |
Nhà tổ chức các buổi hoà nhạc |
Truyền thông và giải trí trên mạng |
Trung tâm vui chơi và giải trí |
Chương trình game và nền tảng chơi game |
Bất động sản kinh doanh |
Đại lý bán lẻ trang thiết bị tập thể dục, fitness |
Phương tiện giao thông chuyên chở hành khách |
Cửa hàng thực phẩm |
Phòng tập gym và fitness |
Nhà cung cấp dịch vụ chuyển vận hàng hoá |
Bất động sản nhà ở |
Nhà bán lẻ đồ dùng gia đình (đặc biệt là tủ lạnh) |
Nhà bán lẻ những mặt hàng không cần thiết (chẳng hạn quần áo thời trang) |
Các công ty bảo mật, an ninh mạng |
Trận đấu thể thao trực tiếp và các hoạt động liên quan |
Công ty sản xuất thiết bị và đồ dùng y tế |
Diễn giả chuyên nói chuyện trước công chúng |
Dịch vụ tang lễ |
Trung tâm mua sắm |
Dịch vụ Internet |
Đại lý xe hơi và hãng xe |
Nhà bán lẻ đồ đạc và nội thất văn phòng |
Công ty du lịch |
App hẹn hò |
Xây dựng |
Mạng lưới truyền thông xã hội |
Các trận đua và cá cược |
Nhà cung cấp điện, nước và các nguồn thiết yếu |
|
Cửa hàng bán rượu |
|
Lời khuyên của tác giả dành cho các doanh nghiệp muốn thay đổi mô hình kinh doanh của mình, là nên nhìn vào bên thua cuộc thay vì bên thắng cuộc.
Ông Glaveski nói bên thắng cuộc đã tràn ngập những công ty vốn hoạt động trên những lĩnh vực này từ lâu. Họ đã có sẵn các mô hình kinh doanh và tài nguyên để có thể liên tục làm mới và đa dạng hoá hoạt động.
Trong khi đó, những lĩnh vực tạm thua cuộc nay đang thôi thúc nhu cầu cần phải thật sự thay đổi, nhằm giúp mang lại hàng ngàn tỷ đô la lợi nhuận nếu thật sự thành công.
Khi xác định cơ hội từ bên thua cuộc, ông Glaveski khuyên các doanh nghiệp cần tự hỏi:
Làm thế nào chúng ta có thể thoả mãn nhu cầu của những khách hàng trước đây của lĩnh vực kinh doanh này, mà mô hình kinh doanh cũ bị thua cuộc đã không thể mang đến cho họ trong đại dịch?
Ông nêu các ví dụ chẳng hạn câu lạc bộ hài kịch – mọi người vẫn thích xem các diễn viên hài biểu diễn live trên sân khấu. Các buổi biểu diễn ca nhạc live cũng vậy.
Với các hội thảo – mọi người vẫn mong muốn xây dựng mạng lưới và kết nối với người khác, để họ có thể học hỏi và tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp.
Với du lịch – mọi người vẫn muốn hưởng thụ kinh nghiệm khám phá những miền đất và cộng đồng mới.
Ông khuyên các cơ sở kinh doanh, startups và doanh nhân hãy tái lập cơ hội kinh doanh mới, bằng cách quan sát mô hình kinh doanh cũ của những lĩnh vực mà mình nhắm đến, đồng thời xác định những gì có thể giữ lại và những gì có thể được thay thế trong tình hình mới.