Phi hành gia David Scott chào quốc kỳ của Hoa Kỳ trên mặt trăng (Nguồn ảnh: NASA)

 

 

Ngày 13/10, 8 quốc gia bao gồm: Hoa Kỳ, Úc, Canada, Ý, Nhật Bản, Luxembourg, UAR và Vương quốc Anh đã ký Hiệp ước Artemis.

 

 

Cơ quan hàng không vũ trụ NASA của Hoa Kỳ đã công bố một bộ hướng dẫn, bao gồm các quy tắc về hành vi của các quốc gia tham gia vào nỗ lực đưa người lên mặt trăng vào năm 2024. Bộ quy tắc này được gọi là Hiệp ước Artemis. Các quy tắc được xây dựng dựa trên Hiệp ước Không gian năm 1967 và các thỏa thuận khác, tờ The Indian Express đưa tin hôm 20/10. 

 

 

Ngày 13/10, 8 quốc gia đã ký Hiệp ước Artemis, bao gồm Hoa Kỳ, Úc, Canada, Ý, Nhật Bản, Luxembourg, UAR và Vương quốc Anh.

 

Một quy tắc hàng đầu đó là: Không đánh nhau hay xả rác; và không xâm phạm các địa danh lịch sử trên mặt trăng như Căn cứ tĩnh lặng của Apollo 11.

 

 

Quản trị viên NASA là ông Jim Bridenstine, hy vọng sẽ có nhiều quốc gia tham gia nỗ lực đưa các phi hành gia lên mặt trăng vào năm 2024, theo tờ The Indian Express.

 

 

Ông Jim Bridenstine cho biết, NASA sẽ là một liên minh lớn nhất cho chương trình bay vào vũ trụ của con người trong lịch sử, và ​​sẽ mở đường cho các chuyến thám hiểm sao Hỏa.

 

 

Điều quan trọng không chỉ là du hành lên mặt trăng “cùng với các phi hành gia của chúng tôi, mà chúng tôi mang theo những giá trị của mình”, ông Mike Gold - giám đốc quan hệ quốc tế và liên ngành của NASA, nhấn mạnh.

 

 

Cụ thể, các quy tắc hướng dẫn bao gồm:

  • Mọi người phải đến trong hòa bình. 
  • Cấm các hoạt động bí mật, tất cả các đối tượng tham gia cần phải được xác định và đăng ký;
  • Tất cả các thành viên đồng ý tham gia vào các trường hợp khẩn cấp của phi hành đoàn;
  • Hệ thống vũ trụ phải phổ biến công khai, để thiết bị của các quốc gia đều tương thích và dữ liệu khoa học phải được công bố;
  • Các di tích lịch sử phải được bảo tồn, và bất kỳ rác thải không gian nào tạo ra phải được xử lý đúng cách;
  • Các tàu khác không được tiếp cận quá gần và gây nguy hiểm cho tàu Rovers hay các tàu vũ trụ khác;

Mỹ là quốc gia duy nhất đưa con người lên mặt trăng, tổng cộng có 12 người từ năm 1969 đến năm 1972, tờ The Indian Express đưa tin.

Nga vẫn đang chuẩn bị cho cuộc chinh phục mặt trăng.

Tại một cuộc họp trực tuyến của Đại hội Du hành vũ trụ Quốc tế, Giám đốc cơ quan không gian của Nga là ông Dmitry Rogozin cho biết, chương trình Artemis đặt Hoa Kỳ làm trung tâm, còn ông thì muốn một mô hình hợp tác giống với Trạm Vũ trụ Quốc tế, The Indian Express đưa tin.

 

 

Trung Quốc hoàn toàn nằm ngoài chương trình này.

 

 

Theo luật hiện tại, NASA bị cấm ký bất kỳ thỏa thuận song phương nào với Trung Quốc.

 

Tuy nhiên, Trung Quốc có kế hoạch đưa người của mình lên cực nam của mặt trăng “trong vòng 10 năm tới” (2029–2030).

Nguyễn Minh
Theo Asia Times

(ntdnv.com)