Cờ Philippines tung bay bên cạnh các tàu hải quân neo đậu tại đảo Thị Tứ do Philippines chiếm đóng ở Biển Đông đang tranh chấp, vào ngày 21/04/2023. (Ảnh: Ted Aljibe/Getty Images)

 

 

 

BIỂN ĐÔNG - Khi Philippines đang phải đối mặt với xung đột hàng hải leo thang trong vùng biển của mình, vào cuối tuần này, ba nước sẽ tổ chức các cuộc tập trận hải quân chung để thể hiện sự ủng hộ.

 

 

Khi Manila và Bắc Kinh đang leo thang tranh chấp trên Biển Đông, Úc sẽ tham gia cùng Philippines và Nhật Bản trong các cuộc tập trận hải quân chung vào cuối tuần này để thể hiện sự ủng hộ rõ ràng đối với quốc gia Thái Bình Dương này.

 

Bắc Kinh từ lâu đã tuyên bố gần như toàn bộ vùng biển này là lãnh thổ của mình và tuần tra vùng biển này bằng một đội tàu hải cảnh, cách đất liền hơn 1,000 km (620 dặm).

 

 

Điều này đã gây ra xung đột liên tục với các quốc gia lân cận và hai nước đã xảy ra hàng loạt cuộc đối đầu trên biển, bao gồm cả việc sử dụng vòi rồng và những cuộc đối thoại nảy lửa. Gần đây nhất, Bắc Kinh đã cố gắng làm gián đoạn các nhiệm vụ tiếp tế cho binh lính Philippines đóng trên một chiến hạm neo đậu tại vùng lãnh hải mà Philippines tuyên bố chủ quyền.

 

BRP Sierra Madre là tàu đổ bộ thời Đệ nhị Thế chiến mà Philippines đã cố tình cho neo đậu tại Bãi cạn Second Thomas (hay Ren’ai Jiao) đang tranh chấp, một bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa, vào năm 1999. Hôm 23/03, Trung Quốc đã sử dụng vòi rồng để tấn công một tàu Philippines đang thực hiện nhiệm vụ tiếp tế cho Sierra Madre.

 

 

Nằm giữa Philippines, Việt Nam, và Malaysia, Quần đảo Trường Sa là tâm điểm của nhiều yêu sách lãnh thổ chồng chéo, bao gồm cả “đường chín đoạn” mở rộng của Trung Quốc. Mặc dù có giá trị hạn chế nhưng quần đảo này nằm trên tuyến đường cung cấp và thương mại quan trọng.

 

Quần đảo Trường Sa đang tranh chấp, nơi Philippines đóng quân trên một chiến hạm đang neo đậu. (Ảnh chụp màn hình/Google Maps)

 

 

Bắc Kinh đã xây dựng tiền đồn của riêng mình trên Đá Vành Khăn (Mischief Reef) gần đó, thông qua các hoạt động nạo vét cát trên diện rộng ở Biển Đông.

 

Ông Jonathan Malaya, phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Philippines, cảnh báo rằng “bất kỳ nỗ lực nào của Trung Quốc nhằm can thiệp vào các nhiệm vụ tiếp tế sẽ bị đáp trả… theo cách bảo vệ quân đội của chúng tôi.”

 

Ông nhắc lại rằng các biện pháp đáp trả mà Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. công bố vào tuần trước, để chống lại các hành động “hung hăng” của hải cảnh Bắc Kinh, sẽ mang tính chất “đa chiều” chứ không chỉ mang tính chất quân sự.

 

Để đáp lại hành động của Bắc Kinh, Úc cùng với Nhật Bản sẽ tham gia cuộc tập trận hải quân chung ngoài khơi Palawan vào cuối tuần này, đánh dấu cuộc tập trận toàn diện đầu tiên có sự tham gia của cả bốn nước.

 

Úc đang điều khinh hạm Warramunga cùng với một chiếc phi cơ đến. Họ sẽ tham gia cùng một khu trục hạm của Nhật Bản và một số tàu của Hoa Kỳ và Philippines trong cuộc diễn tập.

 

Lực lượng vũ trang Philippines xác nhận tàu Warramunga đã đến cảng Palawan trong tuần này, trong khi Lực lượng Phòng vệ Úc mô tả tàu này đang “bắt đầu hiện diện ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.”

 

 

Ngọc Mai lược dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times