Ngoại trưởng Mỹ, Antony Blinken, gặp Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, vào ngày 26/4/2024. Ảnh chụp từ một đoạn phim của hãng tin AP trên Youtube.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã kết thúc chuyến thăm Trung Quốc vào tối ngày 26/4, sau đó ông trở về Mỹ. Sau cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình vào ngày 26/4, Ngoại trưởng Mỹ đã có một cuộc họp báo, trong đó có những điểm rất đáng quan sát, đó là ông Blinken đã đại diện cho Mỹ đưa ra lời cảnh báo nghiêm khắc nhất trong lịch sử đối với Trung Quốc, đặc biệt là vấn đề viện trợ quân sự gián tiếp của Trung Quốc cho Nga.
Ông Blinken nói rằng, nếu Trung Quốc không giải quyết vấn đề này thì Mỹ sẽ giải quyết. Đây là lời cảnh báo cuối cùng đối với Trung Quốc. Tôi tin rằng, Mỹ đã sẵn sàng với một loạt danh sách trừng phạt, và nếu Trung Quốc không thay đổi, Mỹ sẽ lần lượt áp dụng có biện pháp trừng phạt. Nhưng điều quan trọng hơn, đó là danh sách này không chỉ giới hạn trong việc trừng phạt kinh tế đối với Trung Quốc, mà còn là cam kết của Mỹ trong việc hỗ trợ cho Ukraine.
Hiện nay, tôi cho rằng Mỹ có thể tấn công Putin trên chiến trường Ukraine, từ đó đạt được mục tiêu tấn công trực tiếp vào Trung Quốc.
Ngoài việc thảo luận về việc Trung Quốc hỗ trợ Nga một cách gián tiếp, ông Blinken còn đề cập đến một loạt các vấn đề khác bao gồm cả vấn đề sản xuất dư thừa, ma túy, eo biển Đài Loan, Biển Đông, Hồng Kông, Tân Cương và Tây Tạng. Cuộc đàm phán quan trọng nhất và cũng là khó khăn nhất của ông Blinken là cuộc đàm phán giữa ông Blinken và người đồng cấp Vương Nghị, kéo dài gần 6 tiếng. Còn cuộc gặp giữa ông Blinken và ông Tập Cận Bình chỉ là một cuộc gặp mang tính lễ nghi.
Tiếp theo, Ngoại trưởng Mỹ Blinken đã gặp Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc là ông Vương Tiểu Hồng để thảo luận về vấn đề ma túy. Đây là một điểm rất kỳ lạ, giống như Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đến thăm Mỹ và người tiếp là Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ. Tôi nghĩ rằng, điều này không chỉ làm nổi bật sự tin tưởng của Tập Cận Bình đối với Vương Tiểu Hồng mà còn là sự thiếu tin tưởng đối với Vương Nghị.
Ông Tập Cận Bình đã cho Vương Tiểu Hồng nói chuyện với ông Blinken, làm cho người ta có cảm giác ‘Vương công công’ (ý chỉ Vương Nghị, bởi vì có một tấm hình ông Vương Nghị cúi người khúm núm trước ông Tập, giống với thái giám cúi người trước Hoàng đế trong phim cổ trang).
Trước khi gặp ông Blinken, ông Tập Cận Bình đã phải chờ đợi trong phòng họp, và có một đoạn video hiếm hoi được C-SPAN của Mỹ công bố, cho thấy ông Tập đang bứt rứt chờ ông Blinken đến. Có cảm giác ông Tập như đang bị giam cầm, sau đó nó lại đi đi lại rất lo lắng. Ông Tập Cận Bình không chỉ thể hiện sự lo lắng mà còn thể hiện sự mệt mỏi.
Về việc sắp xếp chỗ ngồi giữa ông Tập Cận Bình và ông Blinken, thì ông Tập ngồi ở giữa, bên trái là đại diện phía Mỹ, và bên phải là đại diện phía Trung Quốc, ở giữa có đặt cây biến diệp (變葉木, biến diệp mộc), còn gọi là cây cô tòng lá mít. Trung Quốc đặt cây biến diệp để tượng trưng cho sự biến động trong quan hệ Mỹ - Trung.
Trước đây, khi tiếp ông Blinken, ông Tập Cận Bình có đặt hoa sen. Hoa sen trong tiếng Trung là ‘hà hoa’ (荷花), mà chữ ‘hà’ (荷, hoa sen) đồng âm với chữ ‘hòa’ (和, hòa hợp), ý tứ là quan hệ Mỹ - Trung hãy ‘dĩ hòa vi quý’. Người Trung Quốc thì quan tâm đến điều này, những người Mỹ thì hoàn toàn không quan tâm. Người Mỹ lấy dựa vào thực lực để nói chuyện.
Chuyến đi của ông Blinken tới Trung Quốc lần này, trên cơ bản là chỉ để gặp gỡ. Ông Vương Nghị chỉ là đọc bản thảo, còn Mỹ thì đang chuẩn bị các biện pháp trừng phạt tiếp theo.
Hiện nay Mỹ đang phải đối mặt với nhiều vấn đề cấp bách, bao gồm vấn đề eo biển Đài Loan, Biển Đông, fentanyl, sản xuất dư thừa của Trung Quốc và các vấn đề về nhân quyền ở Trung Quốc như tình hình ở Tân Cương, Tây Tạng, Hồng Kông, bao gồm cả vấn đề trí tuệ nhân tạo… Nhưng vấn đề cấp bách nhất là cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.
Âu - Mỹ đều muốn kết thúc cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine sớm nhất có thể. Nhưng cuộc xung đột này mãi không thể kết thúc, bởi vì Trung Quốc đang hậu thuẫn cho Nga. Mức độ hỗ trợ của Trung Quốc đối với Nga như thế nào? Chính là nếu không có sự hỗ trợ của Trung Quốc, thì Nga sẽ không thể trụ được trong vòng một vài tháng. Cho nên, điều mà Nga đang lo lắng nhất bây giờ đó là việc Trung Quốc ngừng hỗ trợ cho Nga. Do đó, chúng ta thấy rằng, khi bà Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen còn chưa rời Trung Quốc thì Ngoại trưởng Nga Lavrov đã đến. Hơn nữa, trước đó hoàn toàn không có thông báo ngoại giao rằng Ngoại trưởng Nga sẽ đến thăm Trung Quốc.
Khi ông Blinken còn chưa rời Bắc Kinh, tổng thống Nga Putin đã tuyên bố rằng sẽ thăm Trung Quốc vào tháng 5, và tặng một món quà đặc biệt cho ông Tập Cận Bình, đó là cuốn sách của Chernyshevsky tên là ‘Phải làm gì’ (What is to be done?). Putin muốn bám chặt lấy Trung Quốc.
Ông Blinken thì rõ ràng không nhận được bất kỳ cam kết nào từ ông Tập Cận Bình là sẽ không hỗ trợ Nga. Do đó, tại cuộc họp báo trước khi rời Trung Quốc, ông Blinken đã nói rất mạnh mẽ rằng: ‘Tôi tái khẳng định mối quan ngại nghiêm trọng của chúng tôi đối với việc Trung Quốc hỗ trợ Nga xâm lược Ukraine. Trung Quốc là nhà cung cấp lớn nhất cho Nga về các thiết bị máy móc, vi điện tử và sợi nitrat. Điều này rất quan trọng đối với việc sản xuất đạn dược, động cơ hỏa tiễn của Nga, và là cách mà Moscow tăng cường ngành công nghiệp quốc phòng của mình'. Tiếp theo, ông Blinken nói rằng, nếu không có sự hỗ trợ từ Trung Quốc, Nga sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp tục cuộc tấn công vào Ukraine.
Blinken không phải là người nói những lời nặng nề như vậy mà không có thông tin tình báo. Câu nói của ông Blinken chứa đựng rất nhiều thông tin. Nếu không có sự hỗ trợ từ Trung Quốc, Nga sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp tục tấn công vào Ukraine. Nói cách khác, lý do Nga vẫn tiếp tục chiến đấu trên chiến trường là do có sự hỗ trợ từ Trung Quốc.
Ông Blinken nhấn mạnh rằng: Trong cuộc thảo luận ngày hôm nay, tôi đã nói rõ ràng rằng, nếu Trung Quốc không giải quyết vấn đề này thì chúng tôi sẽ làm (In our discussions today, I made clear that if China does not address this problem, we will).
Đến đây nhiều người sẽ thắc mắc rằng: Liệu Trung Quốc có thể giải quyết vấn đề xung đột ở Ukraine, và liệu ông Putin có nghe lời Trung Quốc hay không?
Ngoại trưởng Blinken nói rằng, Trung Quốc có thể đóng một vai trò tích cực trong cuộc chiến giữa Nga và Ukraine. Ông Blinken đưa ví dụ về việc cách đây hơn một năm, khi nhiều người lo ngại rằng Nga có thể đang xem xét việc sử dụng vũ khí hạt nhân, thì Trung Quốc có tiếng nói rất quan trọng trong việc ngăn chặn Nga từ bỏ việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Ông Tập Cận Bình nói rằng, chiến tranh hạt nhân không thể xảy ra, thế là ông Putin đã không tiến hành cuộc tấn công hạt nhân. Điều này chứng tỏ điều gì? Chính là khi Trung Quốc nói không ủng hộ việc Nga tiến hành chiến tranh hạt nhân, thì ông Putin đã không thực hiện. Tất nhiên, điều này không hoàn toàn là nhờ vào Trung Quốc, bởi vì ông Putin cũng không muốn tất cả cùng chết. Ông Putin chỉ đang sử dụng vũ khí hạt nhân như một quân bài để uy hiếp thế giới. Nhưng từ những gì điều Trung Quốc nói, ít nhất đã đóng vai trò kiềm chế ông Putin. Nói cách khác, vào thời điểm đó, khi Trung Quốc nói thì Putin phải nghe theo.
Hiện nay sự hỗ trợ của Trung Quốc cho Nga là điều sống còn đối với ông Putin. Trong tình hình như vậy, khi Trung Quốc nói thì Putin nên nghe. Vấn đề ở đây đó là Trung Quốc không phải là không có khả năng khiến Putin nghe lời, mà là Trung Quốc không muốn giải quyết vấn đề này.
Cho nên, ông Blinken mới nói, nếu Trung Quốc không giải quyết vấn đề này thì Mỹ sẽ giải quyết. Mỹ giải quyết bằng cách nào?
Theo báo của tờ The Wall Street Journal, Mỹ có thể áp đặt trừng phạt lên các ngân hàng của Trung Quốc.
Trong cuộc họp báo, ông Blinken nói: ‘Chúng tôi đã áp đặt biện pháp trừng phạt xuất cảng đối với hơn 100 tổ chức Trung Quốc. Chúng tôi đã sẵn sàng để thực hiện các biện pháp gia tăng’. Câu nói này đã nói rất rõ ràng, chính là Mỹ đã áp đặt trừng phạt trước đó đối với hơn 100 tổ chức cụ thể. Ví dụ như một công ty Trung Quốc nào đó xuất cảng sợi tổng hợp sang Nga, thì họ sẽ bị cấm giao dịch bằng đô-la Mỹ. Tôi nghĩ có khả năng cao là phương pháp này sẽ được sử dụng, Mỹ đơn giản là mở rộng danh sách các tổ chức bị trừng phạt, nhưng sẽ không loại bỏ Trung Quốc ra khỏi hệ thống thanh toán bằng đô-la Mỹ.
Thực tế, ngoài các biện pháp trừng phạt kinh tế, tôi nghĩ Mỹ cũng còn có một cách khác để trừng phạt hoặc kiềm chế Trung Quốc, đó là cung cấp vũ khí tiên tiến cho Ukraine để bảo đảm rằng họ có thể đánh bại Putin. Nếu Trung Quốc hỗ trợ Putin, thì Mỹ sẽ hỗ trợ cho Ukraine nhiều hơn. Trên thực tế, đây cũng là biện pháp chống lại Trung Quốc mạnh mẽ nhất.
Chúng ta biết rằng, kể từ khi cuộc chiến giữa Nga và Ukraine nổ ra, ban đầu Âu - Mỹ muốn bảo đảm Ukraine không thua. Nhưng đến nay chiến lược có thể đã thay đổi, tức là phải để Ukraine thắng. Quốc hội Mỹ đã thông qua một dự luật hỗ trợ Ukraine trị giá 61 tỷ đô-la Mỹ. Sau đó ông Biden đã ký thành luật.
Một nghị sĩ Mỹ vừa thăm Kiev nói rằng, hơn 8 tỷ đô-la vũ khí của Mỹ đã được vận chuyển đến biên giới Ukraine. Tức là khi dự luật vừa được ông Biden ký xong thì vũ khí lập tức rời khỏi kho ở Ba Lan để nhanh chóng đưa đến Ukraine. Tức là Mỹ đã chuẩn bị sẵn từ trước, chỉ cần ông Biden ký là vũ khí sẽ được đưa ngay đến chiến trường.
Trong số vũ khí Mỹ hỗ trợ cho Ukraine, ngoài các hệ thống phòng không Patriot, hỏa tiễn chống tăng Javelin, hỏa lực Himars, pháo tự hành M777 và xe tăng Abram M1, điều đáng chú ý nhất là hỏa tiễn chiến thuật của quân đội Mỹ, ATACMS.
ATACMS (Advanced Tactical Missile System) là một loại hỏa tiễn do Mỹ phát triển, và nó đã được cung cấp cho Ukraine. Trước đó, đã có một số lượng nhỏ ATACMS được gửi đến Ukraine vào năm ngoái, nhưng lúc đó các tên này có tầm bắn 150km, mà tầm bắn 150km chỉ có thể sử dụng cho mục đích phòng thủ.
Nhưng lần này hỏa tiễn ATACMS được cung cấp cho Ukraine có tầm bắn dài gấp đôi, tức là lên đến 300km. Điều này có nghĩa là cả bán đảo Crimea và toàn bộ miền đông Ukraine, bao gồm cả Donetsk, đều nằm trong tầm bắn của loại hỏa tiễn này. Việc hỏa tiễn tấn công chiến thuật của Quân đội Mỹ xuất hiện sẽ thay đổi tình hình trên chiến trường Ukraine.
(Theo Thiên Lượng thời phân)
(ntdvn.net; Thuần Phong biên dịch)