(Ảnh: Bộ Nông nghiệp bang Washington)
Cảnh báo khẩn xoay quanh hạt giống bí ẩn của Trung Quốc
Các nhà điều tra Mỹ đang nghiên cứu liệu các hạt giống bí ẩn được gửi từ Trung Quốc đến các hộp thư của Mỹ liệu có khả năng là sản phẩm biến đổi gen và có thể gây thiệt hại sinh thái cho môi trường hay không, theo The Express.
Các gói chứa hạt không xác định được đóng dấu bưu điện từ Trung Quốc và được gửi đến hàng ngàn hộp thư trên khắp nước Mỹ vào tháng Bảy. Giới chức nông nghiệp Mỹ đang kêu gọi người dân không trồng hạt giống phòng trường hợp chúng đã bị biến đổi gen và do đó có thể gây ô nhiễm hệ sinh thái địa phương. Sid Miller, ủy viên nông nghiệp Texas nói: “Hãy coi nó là chất phóng xạ.
“Đừng vứt chúng vào thùng rác.
“Chúng ta không nên vứt chúng ở bãi rác. Chúng có thể mọc mầm và hòa vào nguồn nước cống”.
Ấn Độ điều tra Viện Khổng Tử
Bộ giáo dục Ấn Độ đã ra quyết định đánh giá việc thiết lập các chi nhánh địa phương của Viện Khổng Tử có liên kết với 7 trường cao đẳng và đại học địa phương sau khi các cơ quan an ninh cảnh báo về chính sách gây ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc đối với ngành giáo dục bậc cao ở Ấn Độ, theo Hindustan Times.
Bộ giáo dục Ấn Độ cũng đang có kế hoạch xem xét 54 Bản ghi nhớ (MoU) được ký kết giữa các tổ chức giáo dục uy tín của nước này bao gồm IIT, BHU, JNU và NIT với các tổ chức Trung Quốc.
Viện Khổng Tử được cấp vốn trực tiếp bởi Bộ Giáo dục Trung Quốc với mục đích bề mặt là quảng bá ngôn ngữ và văn hóa Trung Hoa. Nhưng tổ chức này đã hứng chịu chỉ trích trên toàn cầu, bao gồm ở Mỹ và Anh khi giúp lan rộng các tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Gần đây nhất, theo báo cáo của BBC hồi tháng 9/2019, Úc đã mở một cuộc điều tra xem xét việc “liệu các thỏa thuận giữa các trường đại học và viện Khổng Tử có vi phạm luật chống can thiệp nước ngoài hay không”.
Cùng thời điểm, một số trường đại học trên thế giới đã đóng cửa các chương trình do viện vận hành, báo cáo cho biết thêm.
WHO dự kiến đại dịch sẽ ‘kéo dài’
Tổ chức Y tế Thế giới hôm thứ Bảy (1/8) đã cảnh báo đại dịch Covid-19 có khả năng sẽ “kéo dài” sau khi ủy ban triệu tập một cuộc họp khẩn để đánh giá tình hình cuộc khủng hoảng sức khỏe 6 tháng sau khi phát cảnh báo quốc tế cao nhất, theo Arab News.
Tổ chức này “nhấn mạnh sự kéo dài dự kiến của đại dịch COVID-19”, WHO cho biết trong một tuyên bố.
“WHO tiếp tục đánh giá mức độ rủi ro toàn cầu của COVID-19 là rất cao”, theo tuyên bố mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới này.
“Ủy ban nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì các nỗ lực ứng phó của cộng đồng, quốc gia, khu vực và toàn cầu.”
Theo thống kê của AFP, Covid-19 mới đã khiến ít nhất 680.000 người tử vong và 17,6 triệu người nhiễm bệnh kể từ khi dịch bệnh xuất hiện tại Trung Quốc vào cuối năm ngoái.
Chuyên gia: Nhà lãnh đạo Triều Tiên ‘trông không ổn’ sau cáo buộc che đậy dịch Covid-19
Những lo ngại xung quanh sức khỏe của Kim Jong-un một lần nữa được đưa ra sau khi những bức ảnh mới về nhà lãnh đạo Triều Tiên xuất hiện. Joseph Siracusa, một nhà phân tích chính trị và giáo sư tại Trường Nghiên cứu Toàn cầu tại Đại học RMIT, cho biết nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un “trông không ổn trong những bức ảnh mà chúng ta thấy”. Điều này được đưa ra sau một loạt các tin đồn sai lệch và suy đoán vào đầu năm rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên đã bị ốm nặng hoặc thậm chí đã chết, theo The Express.
Những bức ảnh mới xuất hiện trong một cuộc họp khẩn được triệu tập gần đây ở Bình Nhưỡng nhằm xử lý cuộc khủng hoảng dịch bệnh.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên đã triệu tập cuộc họp sau khi nước này báo cáo trường hợp nhiễm Covid-19 đầu tiên, theo sau bởi lệnh phong tỏa khẩn một thành phố tại đất nước bí ẩn nhất thế giới này.
Trao đổi với Sky News Australia, ông nói: “Tôi nghĩ rằng dịch COVID ở Triều Tiên nghiêm trọng hơn rất so với những gì chúng ta biết.”
Chuyên gia người Úc cho rằng nhà độc tài Triều Tiên đã “che đậy” quy mô thật sự của dịch bệnh tại nước này.
Nga sắp tiêm đại trà vắc xin ngừa Covid-19 vào tháng 10
Giới chức y tế Nga đang chuẩn bị một chiến dịch tiêm chủng hàng loạt Covid-19 trong tháng 10 tới, các hãng tin địa phương đưa tin hôm thứ Bảy (1/8).
Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko tuyên bố Viện Gamaleya, một cơ sở nghiên cứu của nhà nước ở Moscow, đã hoàn thành các thử nghiệm lâm sàng đối với một loại vắc-xin dựa trên adenovirus – một loại virus gây viêm đường hô hấp. Ông Murashko nói rằng quy trình đăng ký thuốc đang được xúc tiến, theo hãng tin Interfax của Nga.
“Chúng tôi đã lên kế hoạch tiêm chủng mở rộng đại trà vào tháng 10 tới”, ông Murashko nói và cho biết thêm rằng các bác sĩ và giáo viên sẽ là người đầu tiên được điều trị.
(Theo dkn.tv)