Từ trái qua phải: Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình, Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Nga Putin (ảnh: Shutterstock).

 

 


Đó là lời nhận xét từ cố vấn gốc Hoa của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo sau khi nghe ông Tập Cận Bình phát biểu tại Liên Hợp Quốc (LHQ).

 

 

Theo Nikkei,  trong một lần hiếm hoi xuất hiện trước công chúng, ông Dư Mậu Xuân (Miles Yu), cố vấn chính sách người gốc Hoa cho Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, đã bác bỏ “lập trường đa phương” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và nói rằng Trung Quốc không có bạn bè thực sự.

 

“Chia sẻ các giá trị – đó là nền tảng cho chủ nghĩa đa phương”, ông Dư nói hôm thứ Ba (22/9) trong một cuộc thảo luận trực tuyến về Hồng Kông do Viện nghiên cứu Macdonald-Laurier của Canada tổ chức. Ông lưu ý rằng một “liên minh các nền dân chủ” đang hình thành để chống lại mối đe dọa của Trung Quốc, nhưng điều tương tự không thể xảy ra đối với các quốc gia tập hợp xung quanh Bắc Kinh.

 

 

Ông nói  “Chúng ta có các quốc gia như … Nhật Bản, Australia, Anh, Canada, EU, NATO và các quốc gia thuộc tổ chức ASEAN, tất cả chúng ta đều có chung các giá trị”

 

 

Ông Yu phân tích “Trung Quốc không có nước nào mà họ có thể tin cậy được” như một đồng minh thực sự. “Bắc Triều Tiên phần lớn là vô dụng đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Nga đang chơi trò ‘làm cao’” với Bắc Kinh”,

“Vì vậy, thật là mỉa mai khi ngày hôm qua Tập Cận Bình tại LHQ đã nói về việc Trung Quốc là nhà vô địch của chủ nghĩa đa phương”, ông Dư Mậu Xuân nói. “Đó hoàn toàn phản ánh việc thiếu khả năng tự nhận thức”.

 

 

Ông Dư nói rằng chủ nghĩa đa phương có hiệu quả khi có mục tiêu chung chứ không phải khi hoạt động vì lợi ích riêng của ai đó. Ông trích dẫn sự thật bại của cuộc đàm phán sáu bên về phi hạt nhân hóa Triều Tiên là một ví dụ về các cuộc đàm phán kéo dài không đạt được kết quả nào.

 

 

 

“Tổng thống Trump đã đi đến gốc rễ của vấn đề bằng cách làm việc với Bình Nhưỡng, nói chuyện trực tiếp với Kim Jong Un và hòa giải với ông ấy, để kết quả là 3 năm rưỡi tốt đẹp đến nay”. “Vì vậy, chủ nghĩa đa phương là tuyệt vời” nhưng cần một mục tiêu, ông nói thêm.

 

 

Ông Dư Mậu Xuân vốn là một học giả người Mỹ gốc Hoa, là thành viên của ban hoạch định chính sách của Bộ Ngoại giao Mỹ. Đơn vị tư vấn nội bộ này có văn phòng được cho là chỉ cách văn phòng của ngoại trưởng Mike Pompeo ở Foggy Bottom vài bước chân.

 

 

Ông Dư được coi là nhân vật chủ chốt có ảnh hưởng tới chính quyền Trump trong việc xây dựng chính sách về Trung Quốc, dẫn đầu một đường lối cứng rắn hơn nhiều đối với Bắc Kinh và đã khiến ĐCSTQ tức giận.

 

 

Ông Pompeo miêu tả ông Dư là “một phần trung tâm trong nhóm của tôi”, trong khi David Stilwell, trợ lý ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, gọi ông là “kho báu quốc gia”.

 

 

Trong cuộc thảo luận hôm thứ Ba, ông Dư mô tả tình hình ở Hồng Kông như một “cuộc thử nghiệm lớn đã thất bại thảm hại”.

 

 

“Một quốc gia, hai hệ thống” mà Bắc Kinh hứa sẽ duy trì trong 50 năm khi Vương quốc Anh trả lại lãnh thổ vào năm 1997 là một “ý tưởng phá sản” vì “mâu thuẫn bên trong” của chính họ, ông Dư ​​cho biết. Ông lưu ý rằng sự thống nhất cuối cùng thành “một quốc gia” không thể xảy ra nếu thực thể tồn tại là một chế độ chuyên quyền.

 

 

Ông nói: “Người dân Hồng Kông đã chọn hệ thống tự do và pháp quyền, không phải hệ thống của ĐCSTQ và chế độ chuyên quyền. Và “người Tây Đức sẽ không đoàn kết với người Đông Đức nếu Đông Đức vẫn còn do Đảng Cộng sản Đức nắm quyền”.

 

 

“Nó cũng đã thất bại vì nó đã hoàn toàn mất đi tác dụng làm mẫu đối với Đài Loan”. Hơn nữa, thông qua cuộc thử nghiệm ở Hồng Kông, mức độ đáng tin cậy của ĐCSTQ đã được bộc lộ: “Hồng Kông trước hết là một lời hứa của ĐCSTQ vào năm 1984, liên quan đến quy định các điều khoản bàn giao của Tuyên bố chung Trung-Anh. Đó là một lời hứa về mức độ tự chủ cao trong 50 năm, được hỗ trợ bởi tư pháp độc lập, báo chí tự do, quyền tự do cá nhân và pháp quyền. Lời hứa này đã được đưa ra nhưng lời hứa này đã bị phá vỡ”.

 

 

Ông Dư kết luận, ĐCSTQ cần phải trả một cái giá lớn cho việc đánh mất uy tín, bởi vì một quốc gia không có uy tín thì không thể trở thành lãnh đạo của thế giới.

Theo Nikkei Asian Review
Đại Nghĩa biên dịch

(dkn.tv)