Một nhóm các khoa học gia thiên văn học do người Úc dẫn đầu đã tìm thấy thứ có thể trở thành vật thể sáng nhất trong vũ trụ. Ảnh: AAP

 

 

 

Một nhóm các khoa học gia thiên văn học do người Úc dẫn đầu, đã tìm thấy thứ có thể trở thành vật thể sáng nhất trong vũ trụ. Họ đã phát hiện ra thứ được gọi là quasar hay chuẩn tinh, sáng hơn mặt trời 500 ngàn tỷ lần.

 

Samuel Lai nói "Đã đến lúc chúng tôi, những nhà thiên văn học, trở lại thành những đứa trẻ. Thật phi thường, khi chúng tôi xác định được vật thể này”.

 

Đó là Samuel Lai, một nhà thiên văn học tại Đại học Quốc gia Úc, đồng tác giả một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Astronomy.

 

Nghiên cứu báo cáo một khám phá đáng kinh ngạc, đó là một quasar tỏa sáng mạnh hơn mặt trời 500 ngàn tỷ lần.

Samuel Lai nói "Điều này vượt trội hơn hàng chục ngàn thiên hà, giống như Dải Ngân hà, vì vậy nó sáng hơn gấp 10 ngàn lần so với toàn bộ Dải Ngân hà của chúng ta, trong khi Dải Ngân hà là 100 tỷ ngôi sao".

"Vì vậy, đây là một lỗ đen siêu lớn so với 100 tỷ ngôi sao, rồi cái nào sáng hơn?".

"Tất cả những gì tôi có thể nói là, bạn không thể đặt cược vào lỗ đen siêu lớn mọi lúc”.

 

Tác giả chính là Christian Wolf cho biết đây là một khám phá bất thường và không chỉ vì vật thể này bị nhầm tưởng là một ngôi sao, khi lần đầu tiên được xác định vào những năm 1980.

 

Christian Wolf nói "Chúng ta không còn nhìn thấy các chuẩn tinh lớn nữa, mà chỉ nhìn thấy chúng khi nhìn vào khoảng cách rất xa, vào thời kỳ sơ khai của vũ trụ".

"Ngày nay vẫn còn các lỗ đen chung quanh ,nhưng chúng chỉ là những gã khổng lồ đang ngủ say trong bóng tối của không gian, hầu hết ở trung tâm của các thiên hà lớn và chúng thực sự không còn ăn nhiều nữa”.

 

Tiến sĩ Wolf cho biết chuẩn tinh càng sáng, thì lỗ đen càng phát triển nhanh và đây là một cơn bão vũ trụ đói khát, ngấu nghiến lượng tương đương với một mặt trời mỗi ngày.

 

Tiến sĩ Christian Wolf nói "Nhiều người đã nghe nói về lỗ đen và chuẩn tinh là một dạng của lỗ đen".

"Hiện tại, lỗ đen như chúng ta nghe tên là màu đen, nhưng khi lỗ đen ăn thịt, chúng có thể biến thành thứ mà chúng ta gọi là một chuẩn tinh".

"Đó là do tất cả vật chất chảy về phía lỗ đen và xoáy quanh nó, nóng lên trong quá trình đó và bắt đầu tỏa sáng rực rỡ".

"Chỉ cần đưa vào đủ vật chất để có đủ ánh sáng phát ra, nhiều hơn những gì bạn nhận được từ toàn bộ thiên hà với hàng triệu ngôi sao, rồi bạn có một chuẩn tinh”,.

 

 

Trong khi đó Tiến sĩ Mariya Lyubenova là một nhà thiên văn học tại Đài thiên văn Nam Âu ở Đức.

 

Bà nói rằng lỗ đen có thể cho chúng ta biết nhiều điều, về nguồn gốc của vũ trụ.

"Nó cho phép chúng ta nhìn thấy những giai đoạn đầu của sự hình thành các thiên hà".

"Ngày nay chúng ta biết rằng, hầu hết các thiên hà đều chứa đựng những lỗ đen rất lớn ở trung tâm của chúng".

"Nhưng chúng ta không biết chính xác chúng được hình thành như thế nào, chính xác bồi đắp vấn đề như thế nào trở nên quá lớn v.v.”

 

Còn ông Samuel Lai cho biết, chuẩn tinh này cách chúng ta 12 tỷ năm ánh sáng và đã tồn tại từ những ngày đầu của vũ trụ.

 

Ông nói rằng cần phải nghiên cứu thêm, để hiểu cách thức hoạt động của các lỗ đen này.

 

Samuel Lai nói “Nói một cách đơn giản, điều đó có nghĩa là nếu không có những lỗ đen này, thiên hà của chúng ta như chúng ta biết hiệnnay sẽ không như ngày nay".

"Trên thực tế tất cả các thiên hà sẽ rất khác, nếu không có các lỗ đen lớn lao của chúng".

"Trên thực tế nó có thể thậm chí có khả năng là, tất cả các thiên hà đều hình thành chung quanh những lỗ đen cực lớn này”.

 

Được biết chuẩn tinh này lần đầu tiên được phát hiện bằng kính viễn vọng 2,3 mét tại Đài thiên văn ANU Siding Spring, gần Coonabarabran ở New South Wales.

 

Sau đó, nhóm nghiên cứu chuyển sang một trong những kính thiên văn lớn nhất thế giới, đó là Kính thiên văn cực lớn của Đài thiên văn Nam châu Âu ở sa mạc Atacama của Chile, để xác nhận bản chất đầy đủ của lỗ đen và đo khối lượng của nó.

 

Tiến sĩ Wolf muốn mối quan hệ hợp tác đó tiếp tục, nhưng ông cũng nhìn thấy một tương lai tươi sáng cho hoạt động nghiên cứu ở Úc, với các nhà khoa học được giao nhiệm vụ đặc biệt để nghiên cứu về bầu trời.

Tiến sĩ Christian Wolf nói "Khi chúng ta đang nói về việc quan sát các sự kiện đang thay đổi nhanh chóng, có thể thứ gì đó chỉ tồn tại trong cả một giờ, hoặc thứ gì đó xảy ra trong đêm và nếu đó là ban ngày ở Hawaii hoặc Chile nhưng lại là ban đêm ở Úc, điều quan trọng là ai đó từ Úc sẽ trông chừng khi điều này xảy ra".

"Vì vậy Úc cũng cần cơ sở vật chất tốt, cho mục đích này".