Humza Yousaf đã được bầu làm lãnh đạo đảng SNP mới và Bộ trưởng thứ nhất của Scotland, trở thành người Scotland trẻ nhất giữ chức vụ này. Ảnh: Hình ảnh Jeff J Mitchell / Getty

 

Scotland sẽ có nhà lãnh đạo Hồi giáo đầu tiên và trẻ nhất từ trước đến nay. Ông Humza Yousaf 37 tuổi đã giành được phiếu bầu, để trở thành lãnh đạo mới của Đảng Quốc gia Scotland cầm quyền, sau một cuộc tranh đấu cam go để kế nhiệm người đứng đầu Scotland sắp mãn nhiệm, là bà Nicola Sturgeon. Ông phải đối mặt với những thách thức lớn, bao gồm cả việc khởi động lại các nỗ lực giành độc lập đang bị đình trệ.

 

Một xướng ngôn viên tại Nghị Viện tuyên bố “Do đó tôi tuyên bố, ông Humza Yousaf được bầu làm Lãnh đạo Đảng Quốc gia Scotland một cách hợp lệ”.

 

Đó là một sự gia tăng quyền lực đáng chú ý đối với ông Humza Yousaf.

 

Người đàn ông 37 tuổi này đã trở thành nhà lãnh đạo Hồi giáo đầu tiên trong Vương quốc Anh.

 

Sinh ra và lớn lên ở Glasgow, cha ông sinh ra ở Pakistan và mẹ ở Kenya.

Ông Humza Yousaf nói “Tất cả chúng ta nên tự hào, vì hôm nay chúng ta đã gửi đi một thông điệp rõ ràng rằng, màu da hay đức tin thực sự của các bạn, không phải là rào cản đối với việc lãnh đạo đất nước, mà tất cả chúng ta gọi là quê hương".

"Từ Punjab đến Quốc hội của chúng ta, đây là một hành trình qua nhiều thế hệ và nhắc nhở chúng ta rằng, chúng ta nên và luôn tôn vinh những người di cư đã đóng góp rất nhiều cho đất nước của chúng ta”.

 

Ông Yousaf cho biết, mục tiêu trước mắt là giải quyết cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt và chấm dứt sự chia rẽ trong Đảng Quốc gia Scotland.

 

Chiến thắng của ông ấy rất khít khao, chỉ giành được 52% phiếu bầu ở vòng thứ hai.

 

Nền độc lập của Scotland, cũng là lý do tồn tại của đảng của ông, vẫn nằm trong chương trình nghị sự.

Ông nói “Lời hứa và cam kết long trọng của tôi với các bạn là, tôi sẽ bắt đầu một phong trào do công dân lãnh đạo ở cấp căn bản và bảo đảm động lực giành độc lập đang ở mức độ mạnh mẽ".

"Người dân Scotland cần độc lập hơn bao giờ hết và chúng ta sẽ là thế hệ mang lại độc lập cho đất nước nầy”.

 

Thế nhưng nếu một cuộc bỏ phiếu đòi độc lập được tổ chức ngày hôm nay, các cuộc khảo sát cho thấy nó sẽ thất bại.

 

Một cuộc thăm dò gần đây cho thấy, có 46% cử tri ủng hộ nó, trong khi 54% thì không.

 

Được biết sự ra đi của Bộ trưởng Thứ nhất hay Người đứng đầu Chính phủ Scotland là bà Nicola Sturgeon, vốn được nhiều ủng hộ có vẻ khó có thể giải thích cho nguyên nhân ra đi của bà, trong khi các đảng đối lập cảm thấy có được một cơ hội.

 

Lãnh đạo Công đảng Scotland, ông Anas Sarwar, là người học cùng trường với ông Yousaf.

 

Ông này cũng là người Hồi giáo và người da màu đầu tiên, lãnh đạo một đảng chính trị lớn ở Anh.

 

Ông Anas Sarwar nói “Để chứng minh ai đó có thể được bầu vào vị trí bất kể đức tin hay nền tảng của họ, tất nhiên là một thời điểm quan trọng".

"Rõ ràng là việc có người đứng đầu chính phủ hay Bộ trưởng thứ nhất, vốn là người dân tộc thiểu số đầu tiên, là một thời điểm quan trọng".

"Nhưng như bạn đã biết cũng như vấn đề chính trị, chúng ta sẽ đi sâu vào những vấn đề cốt lõi và những cuộc tranh luận thực sự, cũng như những lập luận thực sự về tương lai của Scotland".

"Tất nhiên tôi thích thú với điều đó và tôi chắc rằng ông ấy cũng vậy”.

 

Ông Yousaf là người ưa thích chiến thắng, nhưng thời gian ông làm Bộ trưởng y tế trong đại dịch đồng nghĩa với việc, công chúng Scotland có nhiều quan điểm trái chiều về tiềm năng lãnh đạo của ông.

 

Một người dân Scotland nói “Tôi vui mừng vì ông vì Hamza đã được chọn, tôi đã theo dõi ông ấy trong suốt chiến dịch vận động và tôi nghĩ ông ấy rất có cảm tình”.

 

Một người khác nói "Suy nghĩ ban đầu của tôi là ông ấy không khác nhiều so với thủ lãnh cuối cùng của đảng SNP và thành thật mà nói với bạn, tôi nghĩ ông ấy sẽ khá nguy hiểm cho Scotland, do sẽ đưa chúng ta vào bước đường cùng”.

 

Được biết người đứng đầu chính phủ Scotland, thường có mối quan hệ khó khăn với Thủ tướng Anh.

 

Trong khi đó ông Rishi Sunak đã chúc mừng ông Yousaf được bổ nhiệm, nhưng Dinh Thủ Tướng Anh Quốc đã bác bỏ việc cho phép, một cuộc trưng cầu dân ý về độc lập khác.

 

Scotland có thể có một nhà lãnh đạo mới, nhưng những tranh cãi cũ giữa Edinburgh và London vẫn tồn tại.